Đặc điểm khả năng nhận thức về STEAM của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi

Một phần của tài liệu Khóa luận Thiết kế hoạt động giáo dục STEAM cho trẻ mẫu giáo (MG) 5-6 tuổi (Trang 31 - 32)

Đối với trẻ mầm non nói chung và trẻ MG 5-6 tuổi nói riêng, TGXQ trẻ rất mới mẻ, kỳ lạ, có rất nhiều thứ trẻchưa biết và muốn khám phá, tìm hiểu. Đối với trẻ, tư duy

trực quan hình tượng phát triển mạnh và chiếm ưu thế. Ở vào cuối độ tuổi, trẻ phát triển

tư duy trực quan sơ đồ và mầm mống của tư duy trực quan logic. Trẻ có thể hiểu được bản chất, mối quan hệ giữa các sự vật hiện tượng. Trẻ MG lớn bắt đầu xuất hiện kiểu tư duy logic. Điều này thể hiện ở chỗ trẻluôn đặt ra nhũng câu hỏi: “Vì sao?”, “Như thế nào?” đối với các sự vật hiện tượng mà trẻ quan tâm và muốn tìm hiểu. Trẻ có khảnăng

tổng hợp và khái quát một cách đơn giản những dấu hiệu bên ngoài của sự vật, biết phân biệt sự giống hay khác nhau để phân nhóm các sự vật hiện tượng. Ngoài ra, trẻ MG 5-6 tuổi còn có khảnăng biết vận dụng những điều mà mình đã biết vào cuộc sống một cách sâu và rộng hơn những lứa tuổi trước.

Chú ý của trẻ 5 – 6 tuổi đã tập trung và bền vững hơn, ghi nhớ có chủ định được hoàn thiện dần. Tuy vậy, cho đến cuối độ tuổi các quá trình tâm lý không chủđịnh vẫn chiếm ưu thế trong hoạt động tâm lý của trẻ. Vì vậy, khi cho trẻ quan sát và thực hiện một thí nghiệm khoa học, hãy chỉ tập trung vào việc đặt câu hỏi để trẻ tự nói ra những

thay đổi, những hiện tượng mà trẻ nhìn thấy và nghe thấy. Cần đặt những câu hỏi ở dạng

“mở” để trẻ có thể trả lời được, tránh những câu hỏi mà trẻ chỉ trả lời “có” hoặc “không”,

nên hỏi những câu hỏi giúp trẻhuy động vốn kinh nghiệm, hiểu biết, như “Con gì đây?”, “Con biết gì về quảcam?” …

Hơn nữa, trẻ học không chỉ để ghi nhớ và trả bài, mà trẻ học nhanh nhất khi điều

đó được ứng dụng vào chính cuộc sống hằng ngày. Vì thế, mỗi kiến thức hay kĩ năng sẽ

trởnên có nghĩa với trẻ khi bài học đó gắn liền với việc tạo ra một sản phẩm cụ thểnhư

chong chóng quay, tòa tháp giấy, … để mỗi nguyên lý khoa học trở nên cụ thể, được trẻ ứng dụng trực tiếp, sáng tạo ra một món đồdùng đồ chơi yêu thích, từ đó sẽ tác động mạnh mẽđến hứng thú và sự say mê tìm tòi của trẻ. Hoạt động đóng vai trong giai đoạn

này đối với trẻ mầm non vô cùng quan trọng, trẻ thích là người lớn, nhưng vốn kinh nghiệm sống chưa đủđể trẻ“làm người lớn” thực sự. Như vậy, người lớn có thể cho trẻ

tham gia vào các hoạt động STEAM dưới dạng các trò chơi đóng vai và thông qua đó

trẻcũng sẽ nhập vào những vai mà bản thân trẻ thích, trẻ muốn bản thân được như vậy

Một phần của tài liệu Khóa luận Thiết kế hoạt động giáo dục STEAM cho trẻ mẫu giáo (MG) 5-6 tuổi (Trang 31 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)