6 tuổi
3.3.2.2. Xây dựng cây cầu
ĐỀ TÀI
Xây dựng cây cầu
ĐỘ TUỔI THỜI GIAN LĨNH VỰC TRỌNG TÂM
5-6 tuổi 50 – 70 phút Khoa học, kỹ thuật và toán MỤC TIÊU
* Khoa học
- Biết được đặc điểm, cấu tạo, công dụng của cây cầu - Biết sự giống nhau và khác nhau giữa các kiểu cây cầu
- Biết phân loại, so sánh đặc điểm, tính chất vật liệu khác nhau và thảo luận về việc sử dụng các nguyên vật liệu đó
- Biết các thành phần cấu trúc nên cây cầu
- Biết cách làm giảm tác động của các vật dụng có trọng lượng lớn, giúp cây cầu được vững chắc
* Kỹ thuật:
- Lựa chọn vật liệu phù hợp để xây dựng thành cây cầu
- Phác thảo được bản vẽ cây cầu phù hợp với vật liệu được cho theo ý tưởng và sự bàn bạc của nhóm
- Biết lắp ráp cây cầu với đầy đủ các bộ phận, cây cầu vững chắc, chịu được trọng
lượng
* Nghệ thuật:
- Đọc thuộc lòng và hiểu được nội dung bài thơ “Chiếc cầu mới” (Thái Hoàng Linh)
- Thiết kế và xây dựng được cây cầu đẹp, hài hòa về màu sắc, hình dáng, tỉ lệ
- Sử dụng các nguyên vật liệu (giấy màu, bút vẽ, …) để trang trí cây cầu một cách hợp lý
- Biết hỏi và đưa ra câu hỏi phù hợp để tìm kiếm sựgiúp đỡ khi cần thiết
* Toán:
- Nhận biết được hình dạng các vật liệu, tính toán được lượng vật liệu cần để thiết kế
sản phẩm qua đo lường kích thước, khối lượng. CHUẨN BỊ
Môi trường và đồ dùng học tập
* Không gian hoạt động: trong hoặc ngoài lớp học
* Đồ dùng:
- Hình ảnh các cây cầu được trình chiếu trên Powerpoint
- Ống hút, xốp Bitis nhiều màu, keo dán, tăm tre (đủ sốlượng cho nhóm trẻ trong lớp) - Giấy vẽ, bút chì, tẩy (đủ cho các nhóm trẻ trong lớp)
Kiến thức trọng tâm Câu hỏi trọng tâm
- Lắp ráp thành mô hình chiếc cầu - Câù dùng để làm gì? (Cho người và xe cộ
qua sông)
- Làm thếnào để cây cầu không bị sập? (Phải
được xây dựng vững chắc)
- Để lắp ráp được cây cầu cần những nguyên vật liệu gì?
Câu hỏi hướng dẫn
Câu hỏi trước bài học Câu hỏi trong bài học Câu hỏi sau bài học
- Các con sẽ xây dựng cây cầu bằng vật liệu gì? (Ống hút, giấy, …)
- Làm thế nào để cây cầu
được vững chắc? (Phải gắn chặt thân cầu với chân cầu…)
- Khi xây dựng cây cầu cần những vật liệu nào? (ống hút,
tăm, giấy xốp, …)
- Cây cầu nào các con yêu thích nhất? Vì sao? - Để biết được cây cầu nào chắc chắn hơn, các
con sẽ làm gì?
DỰ KIẾN DẠY HỌC PHÂN HÓA
Nội dung Quá trình Sản phẩm Môi trường học tập
GV sẽ cung cấp cho trẻ hình ảnh các cây cầu để
giúp trẻ hình dung
và lên ý tưởng cho sản phẩm mà trẻ
muốn thiết kế
Mỗi nhóm sẽ tạo ra các sản phẩm khác nhau tùy theo ý
tưởng của từng nhóm GV chia trẻ thành các nhóm nhỏ từ 5-7 trẻ, có thể hoạt động trong các góc của lớp học hoặc ở ngoài trời TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG 1. Đặt vấn đề:
- GV cho trẻđọc bài thơ “Chiếc cầu mới” của tác giả Thái Hoàng Linh - Chiếu hình ảnh những cây cầu cho trẻ quan sát và tìm hiểu về:
+ Những bộ phận của cây cầu?
+ Cầu dùng đểlàm gì? (để mọi người và xe cộ qua lại) + Kể tên các cây cầu gần với chỗở của các con?
2. Khám phá:
- GV chia trẻ thành từng nhóm nhỏ (mỗi nhóm từ 5-7 trẻ, tùy vào sốlượng trẻ trong lớp)
- Cung cấp nguyên vật liệu cho từng nhóm (ống hút, tăm tre, giấy xốp bitis …)
- Trẻ vẽ thiết kế mô hình cây cầu lên giấy vẽtheo ý tưởng của các nhóm
3. Giải thích:
- Sau khi hoàn thành bản vẽ, trẻ sẽ xây dựng cây cầu của nhóm mình - GV hỏi trẻ trong quá trình xây dựng:
+ Các con sẽ xây dựng bộ phận nào trước? + Thân cầu sẽđược tạo ra bằng vật liệu nào? (ống hút, giấy xốp bitis)
+ Để đảm bảo an toàn cho người qua cầu cây cầu được an toàn hơn, thì cây cầu cần phải có gì? (Có lan can)
+ Chân cầu phải được làm như thế nào? (chắc chắn, giữđược cân bằng, …)
+ Làm thếnào để gắn thân với chân cầu? (Dùng keo dán)
- Sau khi thời gian kết thúc, GV cho trẻtrưng bày sản phẩm của nhóm mình
- GV kiểm tra chất lượng của từng sản phẩm và đối chiếu với bản thiết kếban đầu bằng cách:
+ Đặt các chai nước hoặc vật nặng có trọng lượng như nhau trên các cây cầu, nếu cây cầu nào sập trước thì phải làm lại.
4. Mở rộng/xây dựng:
- GV tiếp tục cho trẻ thời gian để chỉnh sửa lại sản phẩm. (với thời gian nhất định) - GV hướng dẫn trẻlàm để sản phẩm đạt yêu cầu
- GV có thể cho trẻ tham khảo lại bản thiết kế hoặc hình ảnh những cây cầu ban đầu nếu cần thiết để trẻthêm ý tưởng, đồng thời cho trẻ trang trí thêm cho cây cầu được
đẹp hơn.
- Sau đó, GV tiếp tục kiểm tra sản phẩm thêm 1 lần nữa
5. Đánh giá:
- Các nhóm trưng bày sản phẩm cuối cùng của nhóm mình
- Các nhóm cần giải thích về: nguyên vật liệu, thiết kế, cách xây dựng và công dụng - Nếu sản phẩm vẫn chưa được hoàn thành thì GV cho trẻ thực hiện tiếp vào các hoạt
động khác như: hoạt động góc, hoạt động theo ý thích vào buổi chiều, …)
- Cả lớp cùng thảo luận:
+ Cây cầu nào chắc chắn nhất nhất?
+ Các con cần phải làm gì để cây cầu được chắc chắn? (gắn chặt các bộ phận với nhau, chân cầu phải vững vàng, …)
+ Tại sao khi xây dựng, sản phẩm của nhóm không đảm bảo chất lượng?
+ Các con cần phải làm gì để hoàn thiện lại sản phẩm của nhóm mình? (gắn chặt những chỗ cần thiết, …)