6 tuổi
3.3.2. Chủ đề Phương tiện giao thông
ĐỀ TÀI Những chiếc thuyền ĐỘ TUỔI THỜI GIAN LĨNH VỰC TRỌNG TÂM 5-6 tuổi 30 – 40 phút Khoa học và kỹ thuật MỤC TIÊU * Khoa học:
- Biết cấu tạo của một chiếc thuyền, lợi ích, công dụng của 1 số bộ phận trên thuyền - Biết giải thích lí do khi được giáo viên đặt câu hỏi (Tại sao thuyền nổi được trên mặt
nước? …)
- Biết sự giống và khác nhau giữa các loại thuyền
- Biết phân loại, so sánh đặc điểm, tính chất vật liệu khác nhau và thảo luận về việc sử dụng các nguyên vật liệu đó
* Công nghệ:
- Biết các thành phần cấu trúc của chiếc thuyền
- Biết cách làm giảm khối lượng các nguyên vật liệu trên thuyền để thuyền có thể nổi
được trên mặt nước
* Kỹ thuật:
- Phác thảo được bản vẽ chiếc thuyền phù hợp với vật liệu được cho theo ý tưởng và sự bàn bạc của nhóm
- Lựa chọn nguyên vật liệu để tạo thành chiếc thuyền - Biết sử dụng các hình hình học để tạo ra sản phẩm
* Nghệ thuật:
- Thiết kếvà làm được chiếc thuyền đẹp, hài hòa về màu sắc, hình dáng, tỉ lệ
- Sử dụng các nguyên liệu (giấy màu, keo, …) để trang trí cho chiếc thuyền một cách hợp lí
* Toán:
- Nhận biết được hình dạng các vật liệu, tính toán được lượng vật liệu cần để làm nên chiếc thuyền qua đo lường kích thước, khối lượng.
CHUẨN BỊ
Môi trường và đồ dùng học tập
* Không gian hoạt động: Trong lớp hoặc ngoài sân trường
* Đồ dùng:
- Máy tính, máy chiếu
- Hình ảnh các loại thuyền, tranh vẽ của trẻở các hoạt động trước được GV chụp lại - Bẹ chuối, lá khô, cành khô (đủ cho sốlượng nhóm trẻ trong lớp)
- Màng bọc thực phẩm, nilon, băng dính (đủ cho sốlượng nhóm trẻ trong lớp) - Keo dán, giấy vẽ, bút chì, tẩy (đủ cho sốlượng nhóm trẻ trong lớp)
- 1 cái phao chứa nước để kiểm tra sản phẩm
Kiến thức trọng tâm Câu hỏi trọng tâm
- Thiết kế một chiếc thuyền có thể thả trôi
dưới nước mà không bị chìm
- Các con sẽ thiết kế chiếc thuyền theo kiểu nào? (thuyền bè, thuyền thúng, …)
- Các con phải làm gì để thuyền không bị
chìm khi thả xuống nước?
Câu hỏi hướng dẫn
Câu hỏi trước bài học Câu hỏi trong bài học Câu hỏi sau bài học
- Các con sẽ thiết kế chiếc thuyền theo kiểu nào?
- Các con dùng những nguyên vật liệu gì?
- Chiếc thuyền này có thả được xuống nước không? Vì sao?
- Làm thế nào để thuyền không bị nước vào khi thả xuống nước?
- Các con thích nhất con thuyền nào? Vì sao?
- Hãy nêu chức năng
và cách sử dụng của mỗi chiếc thuyền? DỰ KIẾN DẠY HỌC PHÂN HÓA
Nội dung Quá trình Sản phẩm Môi trường học tập
GV sẽ cung cấp cho trẻ những hình ảnh của nhiều loại thuyền khác nhau (tranh vẽ của trẻ từ các hoạt động trước Mỗi nhóm sẽ tạo ra các sản phẩm khác nhau tùy theo ý tưởng của từng nhóm GV chia trẻ thành các nhóm nhỏ từ 5-7 trẻ, có thể hoạt động trong lớp hoặc ngoài sân trường.
hoặc tranh GV thu thập được) để giúp trẻ hình dung và lên ý tưởng cho sản phẩm mà trẻ muốn thiết kế TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG 1. Đặt vấn đề:
- GV trình chiếu các hình ảnh về nhiều loại thuyền khác nhau cho trẻ quan sát và hỏi trẻ:
+ Có những loại thuyền nào? (Thuyền bè, thuyền thúng, …)
+ Những con thuyền được làm từ những vật liệu gì?
+ Công dụng của những con thuyền? (Chởngười, chởhàng hóa, … qua sông)
2. Khám phá:
- GV chia trẻ thành từng nhóm nhỏ (mỗi nhóm từ 5-7 trẻ, tùy theo sốlượng trẻ trong lớp)
- Cung cấp nguyên vật liệu cho từng nhóm (bao gồm: Bẹ chuối, lá khô, cành khô,
băng dính, nilon, 1 cuộn màng bọc thực phẩm, dây buộc, hồ, keo, giấy vẽ, …)
- Trẻ vẽ thiết kế kiểu thuyền mà trẻ muốn tạo ra lên giấy vẽ
3. Giải thích:
- Sau khi hoàn thành bản vẽ, trẻ sẽ tiến hành tạo ra sản phẩm của nhóm mình - GV hỏi trẻ trong quá trình tạo ra sản phẩm:
+ Các con sẽ chọn vật liệu gì để tạo ra chiếc thuyền của nhóm mình? (Bẹ chuối/ lá
khô/ cành khô…)
+ Các con sẽ làm chiếc thuyền theo kiểu nào? (Thuyền bè, thuyền thúng, thuyền chỏ người, thuyền chởhàng, …)
+ Các con dùng vật liệu gì để nước không vào được trong thuyền? (Màng bọc thực phẩm/ nilon)
- Sau khi thời gian kết thúc, GV cho trẻtrưng bày sản phẩm của nhóm mình
- GV dùng những cái phao chứa nước để kiểm tra sản phẩm xem nước có vào thuyền
- Trước đó, GV và trẻ cùng dựđoán kết quả cho các sản phẩm.
4. Mở rộng/xây dựng:
- Sau khi kiểm tra sản phẩm, nếu chiếc thuyền nào chưa đảm bảo chất lượng thì cho
nhóm đó sửa lại sản phẩm cho hoàn thiện (với thời gian nhất định) - Các con sẽlàm gì để sản phẩm của nhóm mình được tốt hơn?
- GV có thểhướng dẫn giúp trẻ cải thiện sản phẩm của nhóm mình.
- Sau đó, GV tiếp tục sử dụng phao chứa nước để kiểm tra các sản phẩm thêm 1 lần nữa 5. Đánh giá: - Các nhóm trưng bày sản phẩm cuối cùng của nhóm mình - Các nhóm cần giải thích về: nguyên vật liệu, thiết kế, cách sửa dụng và giải thích được cách hoạt động của thuyền - Cả lớp cùng thảo luận: + Sản phẩm nào đẹp nhất?
+ Tại sao chiếc thuyền này không bị nước vào, còn các chiếc thuyền khác bị nước vào? (Do thiết kế hay do nguyên vật liệu)
+ Nếu sản phẩm chưa hoàn thành, có thể cho trẻ tiếp tục hoàn thiện sản phẩm trong các hoạt động khác.
3.3.2.2. Xây dựng cây cầu
ĐỀ TÀI
Xây dựng cây cầu
ĐỘ TUỔI THỜI GIAN LĨNH VỰC TRỌNG TÂM
5-6 tuổi 50 – 70 phút Khoa học, kỹ thuật và toán MỤC TIÊU
* Khoa học
- Biết được đặc điểm, cấu tạo, công dụng của cây cầu - Biết sự giống nhau và khác nhau giữa các kiểu cây cầu
- Biết phân loại, so sánh đặc điểm, tính chất vật liệu khác nhau và thảo luận về việc sử dụng các nguyên vật liệu đó
- Biết các thành phần cấu trúc nên cây cầu
- Biết cách làm giảm tác động của các vật dụng có trọng lượng lớn, giúp cây cầu được vững chắc
* Kỹ thuật:
- Lựa chọn vật liệu phù hợp để xây dựng thành cây cầu
- Phác thảo được bản vẽ cây cầu phù hợp với vật liệu được cho theo ý tưởng và sự bàn bạc của nhóm
- Biết lắp ráp cây cầu với đầy đủ các bộ phận, cây cầu vững chắc, chịu được trọng
lượng
* Nghệ thuật:
- Đọc thuộc lòng và hiểu được nội dung bài thơ “Chiếc cầu mới” (Thái Hoàng Linh)
- Thiết kế và xây dựng được cây cầu đẹp, hài hòa về màu sắc, hình dáng, tỉ lệ
- Sử dụng các nguyên vật liệu (giấy màu, bút vẽ, …) để trang trí cây cầu một cách hợp lý
- Biết hỏi và đưa ra câu hỏi phù hợp để tìm kiếm sựgiúp đỡ khi cần thiết
* Toán:
- Nhận biết được hình dạng các vật liệu, tính toán được lượng vật liệu cần để thiết kế
sản phẩm qua đo lường kích thước, khối lượng. CHUẨN BỊ
Môi trường và đồ dùng học tập
* Không gian hoạt động: trong hoặc ngoài lớp học
* Đồ dùng:
- Hình ảnh các cây cầu được trình chiếu trên Powerpoint
- Ống hút, xốp Bitis nhiều màu, keo dán, tăm tre (đủ sốlượng cho nhóm trẻ trong lớp) - Giấy vẽ, bút chì, tẩy (đủ cho các nhóm trẻ trong lớp)
Kiến thức trọng tâm Câu hỏi trọng tâm
- Lắp ráp thành mô hình chiếc cầu - Câù dùng để làm gì? (Cho người và xe cộ
qua sông)
- Làm thếnào để cây cầu không bị sập? (Phải
được xây dựng vững chắc)
- Để lắp ráp được cây cầu cần những nguyên vật liệu gì?
Câu hỏi hướng dẫn
Câu hỏi trước bài học Câu hỏi trong bài học Câu hỏi sau bài học
- Các con sẽ xây dựng cây cầu bằng vật liệu gì? (Ống hút, giấy, …)
- Làm thế nào để cây cầu
được vững chắc? (Phải gắn chặt thân cầu với chân cầu…)
- Khi xây dựng cây cầu cần những vật liệu nào? (ống hút,
tăm, giấy xốp, …)
- Cây cầu nào các con yêu thích nhất? Vì sao? - Để biết được cây cầu nào chắc chắn hơn, các
con sẽ làm gì?
DỰ KIẾN DẠY HỌC PHÂN HÓA
Nội dung Quá trình Sản phẩm Môi trường học tập
GV sẽ cung cấp cho trẻ hình ảnh các cây cầu để
giúp trẻ hình dung
và lên ý tưởng cho sản phẩm mà trẻ
muốn thiết kế
Mỗi nhóm sẽ tạo ra các sản phẩm khác nhau tùy theo ý
tưởng của từng nhóm GV chia trẻ thành các nhóm nhỏ từ 5-7 trẻ, có thể hoạt động trong các góc của lớp học hoặc ở ngoài trời TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG 1. Đặt vấn đề:
- GV cho trẻđọc bài thơ “Chiếc cầu mới” của tác giả Thái Hoàng Linh - Chiếu hình ảnh những cây cầu cho trẻ quan sát và tìm hiểu về:
+ Những bộ phận của cây cầu?
+ Cầu dùng đểlàm gì? (để mọi người và xe cộ qua lại) + Kể tên các cây cầu gần với chỗở của các con?
2. Khám phá:
- GV chia trẻ thành từng nhóm nhỏ (mỗi nhóm từ 5-7 trẻ, tùy vào sốlượng trẻ trong lớp)
- Cung cấp nguyên vật liệu cho từng nhóm (ống hút, tăm tre, giấy xốp bitis …)
- Trẻ vẽ thiết kế mô hình cây cầu lên giấy vẽtheo ý tưởng của các nhóm
3. Giải thích:
- Sau khi hoàn thành bản vẽ, trẻ sẽ xây dựng cây cầu của nhóm mình - GV hỏi trẻ trong quá trình xây dựng:
+ Các con sẽ xây dựng bộ phận nào trước? + Thân cầu sẽđược tạo ra bằng vật liệu nào? (ống hút, giấy xốp bitis)
+ Để đảm bảo an toàn cho người qua cầu cây cầu được an toàn hơn, thì cây cầu cần phải có gì? (Có lan can)
+ Chân cầu phải được làm như thế nào? (chắc chắn, giữđược cân bằng, …)
+ Làm thếnào để gắn thân với chân cầu? (Dùng keo dán)
- Sau khi thời gian kết thúc, GV cho trẻtrưng bày sản phẩm của nhóm mình
- GV kiểm tra chất lượng của từng sản phẩm và đối chiếu với bản thiết kếban đầu bằng cách:
+ Đặt các chai nước hoặc vật nặng có trọng lượng như nhau trên các cây cầu, nếu cây cầu nào sập trước thì phải làm lại.
4. Mở rộng/xây dựng:
- GV tiếp tục cho trẻ thời gian để chỉnh sửa lại sản phẩm. (với thời gian nhất định) - GV hướng dẫn trẻlàm để sản phẩm đạt yêu cầu
- GV có thể cho trẻ tham khảo lại bản thiết kế hoặc hình ảnh những cây cầu ban đầu nếu cần thiết để trẻthêm ý tưởng, đồng thời cho trẻ trang trí thêm cho cây cầu được
đẹp hơn.
- Sau đó, GV tiếp tục kiểm tra sản phẩm thêm 1 lần nữa
5. Đánh giá:
- Các nhóm trưng bày sản phẩm cuối cùng của nhóm mình
- Các nhóm cần giải thích về: nguyên vật liệu, thiết kế, cách xây dựng và công dụng - Nếu sản phẩm vẫn chưa được hoàn thành thì GV cho trẻ thực hiện tiếp vào các hoạt
động khác như: hoạt động góc, hoạt động theo ý thích vào buổi chiều, …)
- Cả lớp cùng thảo luận:
+ Cây cầu nào chắc chắn nhất nhất?
+ Các con cần phải làm gì để cây cầu được chắc chắn? (gắn chặt các bộ phận với nhau, chân cầu phải vững vàng, …)
+ Tại sao khi xây dựng, sản phẩm của nhóm không đảm bảo chất lượng?
+ Các con cần phải làm gì để hoàn thiện lại sản phẩm của nhóm mình? (gắn chặt những chỗ cần thiết, …)
3.3.2.3. Xây dựng đường dốc ĐỀ TÀI ĐỀ TÀI Xây dựng đường dốc ĐỘ TUỔI THỜI GIAN LĨNH VỰC TRỌNG TÂM 5-6 tuổi 50 – 60 phút Khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học MỤC TIÊU * Khoa học:
- Biết đường dốc càng cao thì xe chạy xuống càng nhanh và càng xa - Biết các mức độ của đường dốc được nâng cao dần
* Công nghệ:
- Biết các thành phần cấu trúc nên đường dốc
- Biết làm trơn láng đường dốc, không bị vật cản làm cản trởđường dốc cho xe chạy
* Kỹ thuật:
- Lựa chọn các vật liệu phù hợp cho các chi tiết của đường dốc
- Phác thảo được bản vẽđường dốc phù hợp với vật liệu được cho theo ý tưởng và sự
bàn bạc của nhóm
- Biết lắp ráp, xây dựng đường dốc hoàn chỉnh theo trình tựđầy đủcác bước
* Nghệ thuật:
- Thiết kế và xây dựng được đường dốc đẹp, cân bằng về hình dáng và tỉ lệ
- Sử dụng các nguyên vật liệu phù hợp để trang trí đường dốc đẹp, thẩm mỹ
* Toán:
- Nhận biết được hình dạng các vật liệu, tính toán được lượng vật liệu cần để thiết kế
sản phẩm qua đo lường kích thước, sốlượng - Đođược độ dài đoạn đường xe chạy
CHUẨN BỊ
Môi trường và đồ dùng học tập
* Không gian hoạt động: Trong lớp học
* Đồ dùng:
- Mô hình xe ô tô (mỗi nhóm 1 chiếc) - Mô hình đường dốc mẫu (1 mô hình)
- Các kí hiệu cho sẵn (đo độdài quãng đường xe chạy) - Bìa cứng (mỗi nhóm 1 tấm)
- Ống hút (mỗi nhóm 3 cái), cột trụ (cao 40 cm, mỗi nhóm 2 cái) - Giấy, bút chì, tẩy, băng keo, kéo (Mỗi loại 1 cái/1 nhóm) - Vạch đích (mỗi nhóm 1 cái)
Kiến thức trọng tâm Câu hỏi trọng tâm
Thiết kếđường dốc cho xe chạy - Với mức độ nào thì xe chạy xuống dốc
nhanh hơn? (mức độ dốc cao nhất)
- Tại sao dốc càng cao thì xe chạy xuống càng nhanh? (Do lực đẩy của không khí)
Câu hỏi hướng dẫn
Câu hỏi trước bài học Câu hỏi trong bài học Câu hỏi sau bài học
- Các con hãy dự đoán với từng mức độ thì xe sẽ dừng lại ở các điểm khác nhau?
- Mức độ nào xe chạy xa và nhanh nhất? (mức độ cao nhất)
- Đường dốc phải được gắn
như thế nào? (Gắn cân bằng hai bên)
- Mô hình nào đẹp nhất và chắc chắn nhất? - Tại sao tốc độ của xe phụ thuộng vào độ cao của đường dốc?
DỰ KIẾN DẠY HỌC PHÂN HÓA
Nội dung Quá trình Sản phẩm Môi trường học tập
GV cung cấp cho trẻ các nguyên vật liệu và dụng cụ, trẻ dúng nó để thiết kế sản phẩm và quan sát hiện tượng. Sản phẩm thu được là mô hình đường dốc thả xe GV chia trẻ thành các nhóm nhỏ từ 5-7 trẻ, hoạt động ở trong lớp TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG 1. Đặt vấn đề:
- GV cho trẻ làm thí nghiệm về thảxe trên đường dốc - Thí nghiệm được trình bày như sau:
+ Với mô hình đường dốc gồm 3 mức độ khác nhau, lần lượt thả xe từ trên cao xuống
và đánh dấu kết quả sau mỗi mức độ.
+ Kết quả: Ở mỗi mức độ khác nhau thì xe dừng ở 3 vị trí khác nhau + Kết luận: Dốc càng cao thì xe xuống dốc càng nhanh và đi càng xa
+ Cho trẻđánh dấu các vị trí xe dừng lại sau mỗi lần thả xe
+ Cho trẻ trực tiếp đặt xe ở vịtrí đường dốc và thả xe khi có hiệu lệnh
2. Khám phá:
- GV chia trẻ thành từng nhóm nhỏ (mỗi nhóm từ 5-7 trẻ, tùy vào sốlượng trẻ trong lớp)
- Cung cấp nguyên vật liệu cho từng nhóm, bao gồm: + Giấy, bút chì: Vẽ mô hình thiết kếđường dốc cho xe chạy
+ 1 tấm bìa cứng, 2 cột trụ, 3 ống hút, 1 vạch đích, 1 mô hình xe ô tô, băng keo, kéo
- Trước khi thiết kếđường dốc, GV cho trẻlên ý tưởng và vẽ lên giấy - Sau khi hoàn thành bản vẽ, trẻ sẽ tiến hành xây dựng đường dốc
3. Giải thích:
- Sau khi hoàn thành, GV cho trẻđối chiếu với hình vẽban đầu trên giấy và thử nghiệm - Thửthách: Các nhóm trưng bày sản phẩm
+ Đặt đường dốc và đích ở các vị trí tương đương nhau