Làm đồng hồ treo tường

Một phần của tài liệu Khóa luận Thiết kế hoạt động giáo dục STEAM cho trẻ mẫu giáo (MG) 5-6 tuổi (Trang 70 - 73)

6 tuổi

3.3.1.2. Làm đồng hồ treo tường

ĐỀ TÀI Làm đồng hồtreo tường ĐỘ TUỔI THỜI GIAN LĨNH VỰC TRỌNG TÂM 5-6 tuổi 40 – 50 phút Kỹ thuật và công nghệ MỤC TIÊU * Khoa hc:

- Biết được đặc điểm, công dụng của đồng hồ

- Biết phân biệt được kim ngắn chỉ giờ, kim dài chỉ phút

- Biết phân loại, so sánh đặc điểm, tính chất vật liệu khác nhau và thảo luận về việc sử dụng các nguyên vật liệu đó

* Công ngh:

- Biết các thành phần cấu trúc nên đồng hồ

- Biết được nhờmáy và pin mà đồng hồ có thể chạy và biết cách lắp pin vào đồng hồ.

* K thut:

- Phát thảo được bản vẽ đồng hồ phù hợp với vật liệu được cho theo ý tưởng và sự

bàn bạc của nhóm

- Lựa chọn các miếng ghép phù hợp để lắp ráp đồng hồ

- Biết vị trí của các bộ phận như: kim đồng hồ, pin

- Biết lắp ráp hoàn chỉnh đồng hồ theo trình tựđầy đủcác bước

* Ngh thut:

- Thiết kế và lắp ráp được đồng hồđẹp, hài hòa về màu sắc, hình dáng, tỉ lệ

- Sử dụng các nguyên vật liệu đểtrang trí cho đồng hồ một cách hợp lý

- Đọc thuộc và hiểu được nội dung bài thơ “Đồng hồ báo thức” (Nguyễn Lãm Thắng) - Biết hỏi và đưa ra câu hỏi phù hợp để tìm kiếm sựgiúp đỡ khi cần thiết

* Toán:

- Nhận biết được các con số từ1 đến 12

- Nhận biết được hình dạng các vật liệu, tính toán được lượng vật liệu cần để thiết kế

sản phẩm qua đo lường kích thước, khối lượng CHUẨN BỊ

* Không gian hoạt động: Lớp học sạch sẽ, thoáng mát.

* Đồ dùng:

- 3 – 4 chiếc đồng hồtreo tường bằng vật thật.

- Các miếng ghép và đinh ốc có kích thước khác nhau (đủ sốlượng cho nhóm trẻ trong lớp) - Các bộmáy đồng hồ, pin đủ cho các nhóm.

- Giấy bìa (để làm mặt đồng hồ), giấy vẽ, bút chì, tẩy (đủ cho các nhóm trẻ trong lớp). - Giấy thủ công, kéo, hồdán. (trang trí đồng hồ - đủ sốlượng cho các nhóm trẻ)

Kiến thức trọng tâm Câu hỏi trọng tâm

- Lắp ráp thành mô hình một chiếc đồng hồ treo tường. - Đồng hồtreo tường gồm những bộ phận nào? - Làm thếnào để chiếc đồng hồđó có thể chạy được? - Để lắp ráp được chiếc đồng hồ cần những nguyên vật liệu gì?

Câu hỏi hướng dẫn

Câu hỏi trước bài hc Câu hi trong bài hc Câu hi sau bài hc

- Các con dùng những nguyên vật liệu gì để lắp ráp được chiếc đồng hồ? - Chiếc đồng hồ có những bộ phận nào? - Để biết được đồng hồ chỉ mấy giờ thì cần có gì? - Chọn một chiếc đồng hồ các con cho là đẹp nhất? Tại sao? - Các con làm thế nào để đồng hồ có thể quay được? DỰ KIẾN DẠY HỌC PHÂN HÓA

Nội dung Quá trình Sản phẩm Môi trường học tập

GV sẽ cung cấp cho trẻ đồng hồ bằng vật thật để giúp trẻ hình

dung và lên ý tưởng cho sản phẩm mà trẻ muốn thiết kế Mỗi nhóm sẽ tạo ra các sản phẩm khác nhau tùy theo ý tưởng của từng nhóm GV chia trẻ thành các nhóm nhỏ từ 5- 7 trẻ, có thể hoạt động trong các góc của lớp học

TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG

1. Đặt vấn đề:

- GV đọc tặng trẻbài thơ “Đồng hồ báo thức” của tác giả Nguyễn Lãm Thắng và trò chuyện về công dụng của chiếc đồng hồ.

- GV cho trẻ quan sát những chiếc đồng hồtreo tường bằng vật thật - Cho trẻ lên sờ và tìm hiểu về các bộ phận của đồng hồsau đó hỏi trẻ: + Chiếc đồng hồ có những bộ phận nào?

+ Cần có những gì để lắp ráp được chiếc đồng hồ hoàn chỉnh? + Cho trẻ chỉ và kể tên kim chỉ giờ, phút, giây trên đồng hồ?

+ Để chạy được, đồng hồ cần có bộ phận nào? (bộ máy, pin)

2. Khám phá:

- GV chia trẻ thành từng nhóm nhỏ (mỗi nhóm từ 5-7 trẻ, tùy theo sốlượng trẻ trong lớp)

- Cung cấp nguyên vật liệu cho từng nhóm.

- Trẻ vẽ thiết kế mô hình chiếc đồng hồ treo tường lên giấy vẽ theo ý tưởng của các nhóm.

- Sau khi hoàn thành bản vẽ, GV cho các nhóm thời gian để trẻ xây dựng ngôi nhà của nhóm mình.

3. Giải thích:

- GV hỏi trẻ trong quá trình lắp ráp: + Các con sẽ lắp bộ phận nào trước? + Mặt của đồng hồ thì lắp như thế nào? + Làm thếnào để gắn máy vào mặt đồng hồ? + Làm thếnào đểđồng hồ có thể chạy được?

- Sau khi thời gian kết thúc, GV cho trẻ trình bày, chia sẻ về sản phẩm của nhóm mình với cả lớp.

- GV kiểm tra chất lượng của từng sản phẩm và cùng trẻ đối chiếu với bản thiết kế ban đầu.

4. Mở rộng:

- Nếu đồng hồ của nhóm nào chưa hoàn thiện thì GV tiếp tục cho trẻ thời gian để hoàn thành. (với thời gian nhất định).

- Các con sẽlàm gì để chiếc đồng hồ có thểtreo lên được?

- Các con sẽlàm gì để những chiếc đồng hồ này trởnên đẹp hơn?

- GV có thể cho trẻ tham khảo lại đồng hồ thật để lấy thêm ý tưởng thiết kế. Cung cấp thêm các nguyên vật liệu và dụng cụ như kéo, hồ dán, giấy màu để trẻ trang trí và hoàn thiện sản phẩm.

- Sau đó, GV tiếp tục kiểm tra sản phẩm thêm 1 lần nữa.

5. Đánh giá: - Các nhóm trưng bày sản phẩm cuối cùng của nhóm mình - Các nhóm cần giải thích về: nguyên vật liệu, thiết kế, cách lắp ráp và giải thích về cách hoạt động của đồng hồ? - Cả lớp cùng thảo luận: + Đồng hồnào đẹp nhất và đầy đủ bộ phận nhất? + Tại sao các con thích đồng hồđó?

+ Tại sao khi lắp ráp lần thứ nhất, đồng hồ của các con lại không treo lên được? + Các con đã làm gì để sửa và tân trang lại chiếc đồng hồ của nhóm mình? - Cho trẻ nói về những điều trẻthích và không thích đối với hoạt động này.

Một phần của tài liệu Khóa luận Thiết kế hoạt động giáo dục STEAM cho trẻ mẫu giáo (MG) 5-6 tuổi (Trang 70 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)