GIÁO DỤC STEAM CHO TRẺ MẪU GIÁO 5-6 TUỔI

Một phần của tài liệu Khóa luận Thiết kế hoạt động giáo dục STEAM cho trẻ mẫu giáo (MG) 5-6 tuổi (Trang 30)

Hoạt động nghệ thuật (các loại hình nghệ thuật nói chung) là hoạt động tự nhiên

và đặc trưng trong các lớp học mầm non (Sharapan, 2013). Sự tích hợp nghệ thuật (Arts),

đặc biệt là nghệ thuật tạo hình vào STEM thành STEAM, theo nhóm tác giả là cần thiết và hiệu quảđối với sự phát triển toàn diện của trẻ mầm non, với các lí do sau đây:

Trẻ mầm non không học lý thuyết hàn lâm, qua những lời nói suông, giảng giải mà chúng học qua chính những trải nghiệm – thực làm, thực học. Trẻ học không chỉ để

ghi nhớ và trả bài, mà trẻ học nhanh nhất khi điều đó được ứng dụng vào chính cuộc sống hằng ngày. Cách tiếp cận dạy học theo phương pháp giáo dục STEAM chắc chắn không phải là nhiệm vụ dễdàng nhưng những lợi ích mà STEAM mang lại cho trẻ nhỏ và trường học thì rất lớn. Trường học sẽ không chỉ là nơi để giảng dạy lý thuyết mà ở nơi đó những đứa trẻ được trải nghiệm những kiến thức thực tiễn vừa lớn khôn vừa

trưởng thành, “chơi thông minh và học vui vẻ”.

Bên cạnh đó, con đường tới STEAM là vô cùng thú vị. Khi quan sát một đứa trẻ khi được trải nghiệm thực làm cùng STEAM sẽ thấy chúng tập trung, say sưa, trí tưởng

tượng được sáng tỏ, trí tò mò được thỏa mãn và hơn hết tình yêu, niềm đam mê với khoa học và công nghệđược nảy sinh.

Trẻ MG 5-6 tuổi có niềm say mê và tò mò rất tự nhiên về TGXQ trẻ. Trải nghiệm học tập STEAM cho phép trẻkhám phá, đặt câu hỏi, kích thích sự tò mò, khám phá, hình thành

các ý tưởng sáng tạo và thể hiện ý tưởng đó thông qua thiết kế và trình bày sản phẩm (Colker và Simon, 2014; Sharapan, 2012). Vì vậy, có thể nói, STEAM chuẩn bị cho trẻ khảnăng

phân loại các vấn đề của thế giới bằng tư duy phản biện, đổi mới sáng tạo dựa trên tinh thần hợp tác và giao tiếp tích cực (Quigley và Herro, 2016).

1.3.2. Đặc điểm khảnăng nhận thức về STEAM của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi

Đối với trẻ mầm non nói chung và trẻ MG 5-6 tuổi nói riêng, TGXQ trẻ rất mới mẻ, kỳ lạ, có rất nhiều thứ trẻchưa biết và muốn khám phá, tìm hiểu. Đối với trẻ, tư duy

trực quan hình tượng phát triển mạnh và chiếm ưu thế. Ở vào cuối độ tuổi, trẻ phát triển

tư duy trực quan sơ đồ và mầm mống của tư duy trực quan logic. Trẻ có thể hiểu được bản chất, mối quan hệ giữa các sự vật hiện tượng. Trẻ MG lớn bắt đầu xuất hiện kiểu tư duy logic. Điều này thể hiện ở chỗ trẻluôn đặt ra nhũng câu hỏi: “Vì sao?”, “Như thế nào?” đối với các sự vật hiện tượng mà trẻ quan tâm và muốn tìm hiểu. Trẻ có khảnăng

tổng hợp và khái quát một cách đơn giản những dấu hiệu bên ngoài của sự vật, biết phân biệt sự giống hay khác nhau để phân nhóm các sự vật hiện tượng. Ngoài ra, trẻ MG 5-6 tuổi còn có khảnăng biết vận dụng những điều mà mình đã biết vào cuộc sống một cách sâu và rộng hơn những lứa tuổi trước.

Chú ý của trẻ 5 – 6 tuổi đã tập trung và bền vững hơn, ghi nhớ có chủ định được hoàn thiện dần. Tuy vậy, cho đến cuối độ tuổi các quá trình tâm lý không chủđịnh vẫn chiếm ưu thế trong hoạt động tâm lý của trẻ. Vì vậy, khi cho trẻ quan sát và thực hiện một thí nghiệm khoa học, hãy chỉ tập trung vào việc đặt câu hỏi để trẻ tự nói ra những

thay đổi, những hiện tượng mà trẻ nhìn thấy và nghe thấy. Cần đặt những câu hỏi ở dạng

“mở” để trẻ có thể trả lời được, tránh những câu hỏi mà trẻ chỉ trả lời “có” hoặc “không”,

nên hỏi những câu hỏi giúp trẻhuy động vốn kinh nghiệm, hiểu biết, như “Con gì đây?”, “Con biết gì về quảcam?” …

Hơn nữa, trẻ học không chỉ để ghi nhớ và trả bài, mà trẻ học nhanh nhất khi điều

đó được ứng dụng vào chính cuộc sống hằng ngày. Vì thế, mỗi kiến thức hay kĩ năng sẽ

trởnên có nghĩa với trẻ khi bài học đó gắn liền với việc tạo ra một sản phẩm cụ thểnhư

chong chóng quay, tòa tháp giấy, … để mỗi nguyên lý khoa học trở nên cụ thể, được trẻ ứng dụng trực tiếp, sáng tạo ra một món đồdùng đồ chơi yêu thích, từ đó sẽ tác động mạnh mẽđến hứng thú và sự say mê tìm tòi của trẻ. Hoạt động đóng vai trong giai đoạn

này đối với trẻ mầm non vô cùng quan trọng, trẻ thích là người lớn, nhưng vốn kinh nghiệm sống chưa đủđể trẻ“làm người lớn” thực sự. Như vậy, người lớn có thể cho trẻ

tham gia vào các hoạt động STEAM dưới dạng các trò chơi đóng vai và thông qua đó

trẻcũng sẽ nhập vào những vai mà bản thân trẻ thích, trẻ muốn bản thân được như vậy

1.3.3. Mục tiêu giáo dục STEAM cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi

Mục tiêu chính của chương trình giáo dục STEAM không phải để đào tạo ra các nhà khoa học, nhà toán học, kĩ sư hay một nhà nghệ thuật mà chính là nằm ở truyền cảm hứng trong học tập, thấy được mối liên hệ giữa các kiến thức (nhất là các kiến thức khoa học và toán) và nhận thức được tầm quan trọng của các kiến thức STEAM ảnh hưởng

đến thế giới và sự phát triển của xã hội trong tương lai.

Trong khóa luận này trình bày mục tiêu giáo dục STEAM theo nghĩa chung nhất.

Dưới góc độ giáo dục và vận dụng trong bối cảnh Việt Nam, giáo dục STEAM một mặt thực hiện đầy đủ mục tiêu giáo dục đã nêu trong chương trình GDMN, mặt khác giáo dục STEAM nhằm:

Thứ nhất, xây dựng những năng lực nhận thức STEAM cho trẻ mầm non: Dạy cho trẻlàm sao suy nghĩ một cách sáng tạo và làm sao giải quyết các vấn đề là cách GV chuẩn bị cho trẻ một tương lai chưa được biết đến. Bất luận các công nghệ, các ngành nghề hay các sự nghiệp bất định đang nằm ở phía trước, thì những người tư duy sáng tạo và những người giải quyết vấn đề sẽ là những nhà canh tân và lãnh đạo tương lai.

Các hoạt động STEAM hỗ trợ sự tò mò, sáng tạo và tư duy đổi mới, tư duy phê phán và

kỹnăng giải quyết vấn đềđể thành công trong việc tạo ra cái mới và giải pháp độc đáo

liên quan đến lĩnh vực hoặc ngành công nghiệp đó.

Thứ hai, các hoạt động STEAM là sự kết nối của hai hay nhiều môn học của Khoa học, Công nghệ, Kỹ thuật, Nghệ thuật và Toán học. Bằng việc vạch ra những mối liên hệ

giữa các môn học này và sử dụng quy trình khoa học hay quy trình thiết kế kỹ thuật, đứa trẻ của bạn sẽ học biết đặt vấn đề, nghiên cứu, phân tích và lượng giá. Xuyên qua tiến trình này chúng ta có thểgiúp thúc đẩy việc yêu thích học tập và khám phá trong suốt cuộc đời.

Hầu hết ởcác nước phương Tây, mục tiêu của các hoạt động giáo dục STEAM cho trẻđược ràng buộc một cách chặt chẽ với mục tiêu và chuẩn đầu ra của độ tuổi chương

trình GDMN.

1.3.4. Nguyên tắc giáo dục STEAM cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi

Trong tiếp cận giáo dục STEAM, các nhà giáo dục chủ yếu sử dụng các phương

pháp dạy học chú trọng thực hành – trải nghiệm, khám phá. Bài học STEM hay STEAM

Nguyên tc 1: Dy hc chú trng tri nghim thc hành (hands-on)

Các lớp học STEAM luôn chú trọng các kĩ năng thực hành và trải nghiệm thực tế,

để giúp trẻ có thể có được những trải nghiệm thực tế, trước hết, các lớp học STEAM

được trang bịđầy đủ các thiết bị và nguồn tài nguyên học tập để trẻ có thể tự tiến hành các thí nghiệm hoặc các lớp học được tổ chức ở ngoài lớp như đi tham quan sởthú, thăm

viện bảo tàng, … Thông qua hoạt động thí nghiệm, trẻ rèn luyện kỹnăng quan sát, lấy số liệu và phân tích. Trải nghiệm chính là cách học phù hợp với trẻ nhỏ, các em học bằng chính các giác quan của mình. Học trải nghiệm thực hành giúp trẻ thấy được khoa học là thực tế cuộc sống, là những điều gần gũi và có thể thực hiện được. Cảm giác “có

thể thực hiện được” rất quan trọng đối với quá trình tự học và tự khám phá của trẻ.

Nguyên tc 2: Bắt đầu bng nhng mc tiêu hc tp c th

Trước khi bắt đầu vào việc dạy STEAM, GV luôn xác định những kết quả học tập mong muốn trẻđạt được sau khi kết thúc buổi học hoặc một chương trình học. Những mục tiêu đó thường được dựa trên một bộ tiêu chuẩn trong giáo dục khoa học theo từng bang hoặc theo hệ thống tiêu chuẩn chung. Việc xây dựng các mục tiêu học tập dựa trên các tiêu chuẩn này giúp cho các bài soạn STEAM của GV có tính hệ thống chặt chẽ rất

cao, đảm bảo được tính kế thừa từ các bài học trước đó, cũng như giúp trẻ đạt được những kết quả mới tốt hơn.

Ví dụ: Theo tiêu chuẩn NGSS, một trong những mục tiêu học tập dành cho trình

độ MG đến lớp 2 đó là trẻ thực hiện khảo sát có tính khoa học để tìm ra những bằng chứng chứng minh sựdao động của các vật liệu giúp tạo ra âm thanh và ngược lại âm

thanh cũng làm cho các vật liệu khác dao động. Dựa vào tiêu chuẩn này, GV có thểđặt mục tiêu trẻ thiết kế thiết bị truyền âm, hoặc quan sát sựdao động của nước dưới tác

động của âm thanh.

Nguyên tc 3: Xây dng bài hc da trên nhng tình hung thc tế cuc sng

Những câu chuyện hoặc những vấn đề xảy ra trong thực tếluôn được các GV chọn lọc và đưa vào trong các bài học STEAM. GV có thể chọn lọc các tin tức thời sự hoặc phim tài liệu khoa học, nhờđó, trẻ có thể cảm thấy những bài học trở nên sinh động và gắn liền với những câu chuyện hằng ngày mà trẻthường nghe nói đến. Ngoài ra, các bài học còn giới thiệu những hoạt động thực tế từcác xưởng sản xuất và các chỗ làm việc trong các ngành nghề liên quan đến khoa học và công nghệ. Điều này giúp cho trẻ dễ dàng hình dung hơn các công việc, ngành nghềtương lai.

Nguyên tc 4: Sp xếp các bài hc thành nhng d án hc tp

Trong các bài soạn STEAM, thông thường các GV lồng ghép với các dự án học tập. Các dự án thường kéo dài vài buổi học, trong đó yêu cầu trẻ làm việc theo nhóm hoặc cá nhân, trên cơ sở vận dụng kiến thức của các bài học đa ngành hoặc liên ngành

để cùng tạo ra một sản phẩm gắn liền với thực tế.

Chẳng hạn, các bài học về thực vật được phát triển thành dự án trồng cây không dùng

đất, hay dự án thu thập các mẫu lá. Tùy theo trình độ của lớp học mà các dự án có thểđi từ đơn giản, thực hiện tại lớp hoặc ở nhà của trẻ, đến những dự án phức tạp, đòi hỏi phải đi

thực tế hoặc tìm hiểu các nguồn dữ liệu từ trên mạng hoặc tại các thư viện, bảo tàng.

1.3.5. Nội dung giáo dục các lĩnh vực STEAM cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi

Mặc dù giáo dục STEAM thể hiện được sự tích hợp đa dạng nhưng giới nghiên cứu giáo dục lẫn đội ngũ GV vẫn luôn đặt ra những câu hỏi về mô hình giáo dục tích hợp này. Chẳng hạn như: “Làm sao xây dựng một chương trình giáo dục tích hợp STEAM hiệu quả?”, “Tiêu chí nghệ thuật được căn cứ vào cơ sở nào?”, … Đây chính là nguyên nhân và là thách thức rất lớn dẫn đến việc giáo dục STEAM hiện nay vẫn

chưa có khung chương trình riêng, nội dung riêng cho từng lứa tuổi cụ thể. Ởcác nước

phương Tây như Mỹ, Anh, Australia… giáo dục STEAM ở bậc học mầm non được thực hiện nhằm kết nối, tích hợp các lĩnh vực này trong chương trình GDMN. Theo đó, các

mục tiêu cũng được ràng buột vào các mục tiêu và chuẩn đầu ra trong chương trình.

Nội dung giáo dục các lĩnh vực STEAM cho trẻ MG 5-6 tuổi thể hiện ở trong

chương trình GDMN Việt Nam hiện hành như sau:

Lĩnh vực

STEAM Nội dung Trẻ 5-6 tuổi

Khoa học

Các bộ phận của

cơ thểcon người

Chức năng các giác quan và các bộ phận khác của cơ

thể

Đồ vật - Đặc điểm, công dụng và cách sử dụng đồ dùng, đồ chơi.

- Một số mối liên hệ đơn giản giữa đặc điểm cấu tạo với cách sử dụng của đồ dùng, đồ chơi quen thuộc.

- So sánh sự khác nhau và giống nhau của đồ dùng, đồ chơi và sự đa dạng của chúng.

Phương tiện giao thông

Đặc điểm, công dụng của một số phương tiện giao thông và phân loại theo 2-3 dấu hiệu

Động vật - Đặc điểm, ích lợi và tác hại của con vật

- Quá trình phát triển của con vật; điều kiện sống của một số con vật

- So sánh sự khác nhau và giống nhau của một số con vật

- Phân loại con vật theo 2-3 dấu hiệu

- Quan sát, phán đoán mối liên hệđơn giản giữa con vật với môi trường sống

- Cách chăm sóc và bảo vệ con vật Một số hiện tượng tự nhiên: Thời tiết, mùa Ngày và đêm, mặt trời, mặt trăng Nước Không khí, ánh sáng Đất, đá, cát, sỏi

- Một số hiện tượng thời tiết thay đổi theo mùa và thứ

tự các mùa

- Sựthay đổi trong sinh hoạt của con người, con vật và cây theo mùa

- Sự khác nhau giữa ngày và đêm, mặt trời, mặt trăng

- Các nguồn nước trong môi trường sống

- Ích lợi của nước với đời sống con người, con vật và cây

- Một sốđặc điểm, tính chất của nước

- Nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước và cách bảo vệ nguồn nước

- Không khí, các nguồn ánh sáng và sự cần thiết của nó

đối với cuộc sống con người, con vật và cây - Một vài đặc điểm, tính chất của đất, đá, cát, sỏi Nghệ thuật Cảm nhận và thể hiện cảm xúc trước vẻđẹp của các sự vật, hiện tượng trong thiên nhiên, cuộc sống và nghệ thuật

Thể hiện thái độ, tình cảm khi nghe âm thanh gợi cảm, cá bài hát, bản nhạc và ngắm nhìn vẻ đẹp của các sự

vật, hiện tượng trong thiên nhiên, cuộc sống và tác phẩm nghệ thuật

trong hoạt động âm nhạc và tạo hình

(nhạc thiếu nhi, dân ca, nhạc cổđiển) - Nghe và nhận ra sắc thái (vui, buồn, …)

- Vận động nhịp nhàng theo giai điệu…

- Lựa chọn, phối hợp các nguyên vật liệu tạo hình, vật liệu trong thiên nhiên, phế liệu để tạo ra các sản phẩm - Phối hợp các kĩ năng vẽ, nặn, cắt, xé dán, xếp hình để tạo ra sản phẩm có màu sắc, kích thước, hình dáng/ đường nét và bố cục - Nhận xét sản phẩm tạo hình về màu sắc, hình dáng/đường nét và bố cục Thể hiện sự sáng tạo khi tham gia các hoạt động nghệ thuật (âm nhạc, tạo hình) - Tự nghĩ ra các hình thức để tạo ra âm thanh, vận

động theo các bài hát, bản nhạc yêu thích

- Đặt lời theo giai điệu một bài hát, bản nhạc quen thuộc (một câu hoặc một đoạn)

- Tìm kiếm, lựa chọn các dụng cụ, nguyên vật liệu phù hợp để tạo ra sản phẩm theo ý thích

Nghe và nói - Nghe, hiểu nội dung truyện kể, truyện đọc phù hợp với độ tuổi

- Nghe các bài thơ, ca dao, đồng dao, ... phù hợp với

độ tuổi

- Đọc lại bài thơ, kể lại truyện đã được nghe theo trình tự, theo đồ vật, theo tranh

- Đóng kịch Toán Tập hợp, số

lượng, số thứ tự và đếm

Một phần của tài liệu Khóa luận Thiết kế hoạt động giáo dục STEAM cho trẻ mẫu giáo (MG) 5-6 tuổi (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)