Bản chất giáo dục STEAM

Một phần của tài liệu Khóa luận Thiết kế hoạt động giáo dục STEAM cho trẻ mẫu giáo (MG) 5-6 tuổi (Trang 27 - 28)

Theo Alice A. Christie (2016) – một chuyên gia tư vấn về giáo dục STEM và STEAM ở

Mỹ, giáo dục STEAM thể hiện 8 đặc trưng và 5 nguyên tắc cơ bản như sau:

Đặc trưng của giáo dục STEAM: (1) Tiếp cận xuyên chương trình; (2) Có sự tích hợp công nghệ; (3) Học tập theo dự án và giải quyết vấn đề; (4) Học tập qua tìm tòi; (5) Chuẩn bị cho nghề nghiệp và việc học ở bậc Đại học; (6) Chương trình chính xác và

thích hợp; (7) Môi trường làm việc sáng tạo; (8) Mức độ tham gia của người học cao.

Nguyên tắc giáo dục STEAM: (1) Tập trung vào tích hợp; (2) Thiết lập sự liên quan; (3) Nhấn mạnh các kĩ năng thời đại kỹ thuật số; (4) Thửthách người học; (5) Thực hiện đồng thời 4 nguyên tắc trên.

Theo đó, có thể thấy giáo dục STEAM định hình những bản chất sau:

Thứ nhất, giáo dục STEAM là một cách tiếp dựa trên cơ sở tích hợp các môn khoa học, kỹ thuật, công nghệ, toán và nghệ thuật trong việc truyền đạt kiến thức và khuyến khích học sinh sáng tạo. Do thuộc tính tích hợp và đa ngành nên chương trình học STEAM không nặng tính lý thuyết mà thiên về vận dụng và giải quyết các vấn đề trong thực tiễn cuộc sống, hoặc các vấn đề có tính toàn cầu (U.s. Department of Education, 2007).

Thứ hai, giáo dục STEAM khuyến khích sự tìm tòi khám phá, dựa trên sự sáng tạo của cá nhân và sự phối hợp làm việc nhóm. Thông thường, các lớp học sẽ bắt đầu bằng một chủ đề thay vì bắt đầu bằng một môn học cụ thể. Kết thúc buổi học hoặc khóa học, các sản phẩm hoặc giải pháp đượcđề ra dựa trên sự vận dụng của các kiến thức đã được học tổng hợp trước đó. Có nhiều cấp độ giáo dục STEAM, từ đơn giản cho học sinh mầm non như tạo ra một ngôi nhà từ các que kem (học đếm số và học lắp ghép) cho đến phức tạp dành cả sinh viên đại học nhưtạo một robot (cần kiến thức về cơ điện tử và lập trình).

Thứ ba, giáo dục STEAM giúp học sinh nhận thức được sự giao thoa giữa các

ngành khoa học và nghệ thuật, thấy được sự cần thiết của các kiến thức chuyên ngành để có thể giải quyết một vấn đề hay tạonên một sản phẩm. Đồng thời, nhờ được tạo cơ hội khuyến khích sáng tạo dựa trên sở thích riêng của bản thân, nên các em học sinh tự tin hơn trong quá trình học tập và làm việc nhóm. Điều thú vị là các chương trình giáo dục STEAM giúp học sinh được trải nghiệm qua các cảm xúc của thất bại cũng như thành công trong quá trình học tập, một điều rất cần thiết cho sự phát triển trí thông minh cảm xúc và tạo động lực cho sự trưởng thành của trẻ.Hơn thế nữa, đưa nghệ thuật vào các hoạt động giáo dục STEM làm cho các hoạt động này mềm mại hơn, dễ hấp dẫn và tạo hứng thú hơn cho người học; điều này đặc biệt phù hợp đối với bậc học mầm non.

Một phần của tài liệu Khóa luận Thiết kế hoạt động giáo dục STEAM cho trẻ mẫu giáo (MG) 5-6 tuổi (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)