Xây dựng ngôi nhà của bé

Một phần của tài liệu Khóa luận Thiết kế hoạt động giáo dục STEAM cho trẻ mẫu giáo (MG) 5-6 tuổi (Trang 65 - 70)

6 tuổi

3.3.1.1. Xây dựng ngôi nhà của bé

ĐỀ TÀI Xây dựng ngôi nhà của bé ĐỘ TUỔI THỜI GIAN LĨNH VỰC TRỌNG TÂM 5-6 tuổi 50 – 70 phút Khoa học và kỹ thuật MỤC TIÊU * Khoa hc: - Biết cấu tạo, công dụng của ngôi nhà. - Biết sự giống nhau và khác nhau giữa các kiểu nhà.

- Biết phân loại, so sánh đặc điểm, tính chất vật liệu khác nhau và thảo luận về việc sử dụng các nguyên vật liệu đó.

* Công ngh:

- Biết các thành phần cấu trúc nên ngôi nhà.

- Biết cách làm giảm tác động của mưa bão đến ngôi nhà, giúp ngôi nhà đứng vững.

* K thut:

- Lựa chọn các vật liệu phù hợp cho các chi tiết của ngôi nhà.

- Phát thảo được bản vẽ ngôi nhà phù hợp với vật liệu được cho theo ý tưởng và sự

bàn bạc của nhóm.

- Biết lắp ráp, xây dựng ngôi nhà hoàn chỉnh theo trình tựđẩy đủcác bước.

* Ngh thut:

- Thiết kế và lắp ráp được ngôi nhà đẹp, hài hòa về màu sắc, hình dáng, tỉ lệ. - Sử dụng các nguyên vật liệu để trang trí cho ngôi nhà một cách hợp lý. - Hát được bài hát “Nhà của tôi”; hiểu nội dung câu chuyện “Ba chú lợn con”. - Biết hỏi và đưa ra câu hỏi phù hợp để tìm kiếm sựgiúp đỡ khi cần thiết.

* Toán:

- Nhận biếtđược hình dạng các vật liệu, tính toán được lượng vật liệu cần để thiết kế sản phẩm qua đo lường kích thước, khối lượng.

CHUẨN BỊ

Môi trường và đồ dùng học tập

* Đồ dùng:

- Hình ảnh về mẫu các ngôi nhà (nhà một tầng, nhà nhiều tầng, nhà gỗ, nhà tranh, nhà xây bằng gạch…)

- Gạch nhựa (đủ cho sốlượng nhóm trẻ trong lớp)

- Gỗ (Các thanh gỗ dài, ngắn khác nhau, đủ cho sốlượng nhóm trẻ trong lớp) - Rơm (Bằng sợi đã xếp sẵn, đủ cho sốlượng nhóm trẻ trong lớp)

- Dây, keo dán, giấy vẽ, bút chì, tẩy, thước kẻ(đủ cho sốlượng nhóm trẻ trong lớp) - Máy tính, máy chiếu, slide/ video chuyện kể 3 chú lợn con.

Kiến thức trọng tâm Câu hỏi trọng tâm - Thiết kế ngôi nhà có thể đứng vững

trước những tác động của các nhân tố bên ngoài như gió, mưa bão, …)

- Các con sẽ xây dựng ngôi nhà theo kiểu nào? (nhà một tầng, nhà hai tầng, …)

- Các con phải làm gì để có một ngôi nhà vững chắc?

- Để xây dựng ngôi nhà được nhanh hơn,

chúng ta cần phải làm gì trước? (Vẽ bản thiết kế)

Câu hỏi hướng dẫn

Câu hỏi trước bài học Câu hỏi trong bài học Câu hỏi sau bài học - Các con sẽ xây dựng

ngôi nhà như thế nào? - Các con dùng những nguyên vật liệu gì?

- Ngôi nhà các con đang xây có đứng vững được không? - Để ngôi nhà được vững chắc, các con phải làm gì? - Ngôi nhà nào đẹp nhất? Vững chắc nhất? Tại sao? - Các con làm gì để ngôi nhà của mình thêm vững chắc như nhà của các bạn khác? DỰ KIẾN DẠY HỌC PHÂN HÓA

Nội dung Quá trình Sản phẩm Môi trường học tập

GV sẽ cung cấp cho trẻ những hình ảnh của nhiều kiểu nhà khác nhau để giúp trẻ hình dung và Mỗi nhóm sẽ tạo ra các sản phẩm khác nhau GV chia trẻ thành các nhóm nhỏ từ 5-7 trẻ, có thể hoạt

lên ý tưởng cho ngôi nhà mà trẻ muốn thiết kế tùy theo ý tưởng của từng nhóm TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG 1. Đặt vấn đề:

- Cho trẻhát bài “nhà của tôi” và dành thời gian cho trẻ quan sát hình ảnh về các kiểu

nhà đã được treo ở các góc lớp.

- Trong quá trình trẻ quan sát, GV hỏi: + Có những kiểu nhà nào?

+ Những ngôi nhà này được xây dựng bằng nguyên vật liệu gì?

+ Tại sao người ta lại dùng người nguyên vật liệu này để làm nên ngôi nhà? - Tập trung trẻ lại và đàm thoại:

+ Các con muốn ở trong ngôi nhà nào? Vì sao? (Lập sơ đồ về câu trả lời của trẻ trên giấy Ao)

+ Ngôi nhà nào sẽ bảo vệcác con an toàn trước mưa, bão, gió lốc? Vì sao? (Lập sơ đồ

về câu trả lời của trẻ trên giấy Ao)

- Cho trẻ so sánh 2 sơ đồ về những câu trả lời và thảo luận xem vì sao trẻthay đổi hoặc không thay đổi lựa chọn của mình?

2. Khám phá:

- GV chia trẻ thành từng nhóm nhỏ (mỗi nhóm từ 5-7 trẻ, tùy theo sốlượng trẻ trong lớp) - Cung cấp nguyên vật liệu cho từng nhóm và cho trẻ lựa chọn nguyên vật liệu mà nhóm mình sẽ sử dụng để xây dựng ngôi nhà (chỉ chọn 1 nguyên vật liệu).

- Trẻ vẽ thiết kế kiểu nhà mà trẻ muốn xây dựng lên giấy vẽ.

- GV cho các nhóm thời gian để trẻ xây dựng ngôi nhà của nhóm mình.

3. Giải thích:

- Trong quá trình trẻ xây dựng, giáo viên hỏi trẻ:

+ Các con có nghĩ rằng mình sẽ xây được ngôi nhà vững chắc từ vật liệu đã chọn không? (Gạch, gỗ, rơm)

+ Loại vật liệu đang sử dụng có làm thay đổi đổi kế hoạch xây dựng của ngôi nhà của các con hay không?

- Sau khi ngôi nhà đã hoàn thành, GV cho trẻ trình bày, chia sẻ về sản phẩm của nhóm mình với cả lớp.

- GV dùng một cái máy sấy tóc (với lượng gió mạnh), tạo ra gió để thổi các ngôi nhà

đã xây dựng.

- Trước khi thổi, GV cho trẻ dựđoán kết quả: Nhà của nhóm mình có bị gió thổi bay hay không?

- Kể cho trẻ nghe câu chuyện 3 chú lợn con và thảo luận vì sao 2 ngôi nhà bị đổ còn ngôi nhà còn lại đứng vững?

4. Mở rộng:

- Sau khi gió thổi các ngôi nhà, nếu ngôi nhà nào bị sập hoặc lung lay, GV cho trẻ làm lại ngôi nhà cho vững chắc hơn (với thời gian nhất định).

- Hỏi trẻ: Các con sẽlàm gì đểngôi nhà được vững chắc hơn?

- GV có thể cho trẻ tham khảo lại hình ảnh các kiểu nhà hoặc xem video để lấy thêm

ý tưởng thiết kế.

- Sau đó, GV tiếp tục sử dụng máy sấy tóc để kiểm tra các ngôi nhà thêm 1 lần nữa.

5. Đánh giá:

- Các nhóm trưng bày sản phẩm cuối cùng của nhóm mình.

- Các nhóm cần giải thích về: nguyên vật liệu, thiết kế, cách xây dựng và giải thích

được rằng ngôi nhà có đứng vững được hay không? - Cả lớp cùng thảo luận:

+ Ngôi nhà nào vững chắc nhất?

+ Tại sao ngôi nhà đó vững chắc? (Do thiết kế hay do nguyên vật liệu)

+ Tại sao khi xây dựng lần thứ nhất, ngôi nhà của các con lại bị đổ (hoặc đứng yên)?

+ Các con đã làm gì để ngôi nhà của nhóm mình được vững chắc hơn?

Một phần của tài liệu Khóa luận Thiết kế hoạt động giáo dục STEAM cho trẻ mẫu giáo (MG) 5-6 tuổi (Trang 65 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)