6 tuổi
2.2.1.1. Nhận thức của giáo viên về giáo dục STEAM
Kết quả khảo sát hiểu biết của GV về giáo dục STEAM thể hiện ở bảng sau đây:
Bảng 2.1: Hiểu biết của GV về giáo dục STEAM
STT MỨC ĐỘ HIỂU BIẾT SỐLƯỢNG TỈ LỆ (%)
1 Hoàn toàn chưa nghe 14 35,0 2 Có nghe nhưng chưa hiểu rõ 19 47,5 3 Có nghe và tìm hiểu nhưng chưa tổ chức 2 5,0 4 Hiểu rõ nhưng tổ chức cho trẻchưa
thường xuyên 5 12,5
5 Hiểu rất rõ và thường xuyên tổ chức 0 0
Ghi chú: 1 < ĐTB < 5; n = 40
Dữ liệu ở bảng 2.1 cho thấy, có đến 47,5% GV có nghe đến giáo dục STEAM
nhưng chưa hiểu rõ. Bên cạnh đó, có 5% GV có nghe và tìm hiểu nhưng chưa tổ chức và 12,5% GV hiểu rõ nhưng tổ chức cho trẻchưa thường xuyên. Đáng chú ý là không
có GV nào hiểu rất rõ và thường xuyên tổ chức giáo dục STEAM. Từđó, có thể thấy, mức độ hiểu biết và ứng dụng về giáo dục STEAM cho trẻ MG 5-6 tuổi của hầu hết các GV là rất ít. Qua đó, việc thiết kế hoạt động giáo dục STEAM cho trẻ MG 5-6 tuổi là rất cần thiết, vì đối với trẻ ở độ tuổi này, độ tuổi mà nhu cầu khám phá khoa học đặc biệt cần thiết và hữu ích cho sự phát triển toàn diện của trẻ thì việc thiết kế hoạt động giáo dục STEAM là việc làm cần được quan tâm.
Bảng 2.2 sau đây sẽ giúp chúng ta thấy rõ về nhận thức của GV về giáo dục STEAM thông qua hiểu biết vềcác lĩnh vực giáo dục STEAM:
Bảng 2.2: Nhận thức của GV vềcác lĩnh vực giáo dục STEAM STT LĨNH VỰC SỐLƯỢNG TỈ LỆ (%) 1 Khoa học 37 92,5 2 Công nghệ 25 62,5 3 Kĩ thuật 20 50 4 Nghệ thuật 25 62,5 5 Toán 26 65 Ghi chú: 1 < ĐTB < 5; n = 40
Số liệu trên được thể hiện cụ thể qua biểu đồ sau:
Biểu đồ 2.1: Nhận thức của GV vềcác lĩnh vực giáo dục STEAM
Bảng 2.2 và biểu đồ 2.1 cho thấy, có đến 92,5% GV cho rằng STEAM có lĩnh vực khoa học, 65% GV chọn lĩnh vực công nghệ và toán, 62,5% chọn lĩnh vực nghệ thuật và 50% GV chọn lĩnh vực kĩ thuật. Như vậy, chỉ có 50% GV hiểu đầy đủ về các lĩnh
vực giáo dục STEAM. Hầu hết giáo viên cho rằng GD STEAM chỉ chú trọng Khoa học,
lĩnh vực kỹ thuật được đánh giá thấp nhất. Điều này phù hợp với số liệu được chỉ ra ở
bảng 2.1 do giáo viên tựđánh giá mức độ hiểu biết về STEAM của mình, hơn nữa nội
dung trong chương trình GDMN Việt Nam hiện hành hầu như chưa đề cập đến yếu tố
kỹ thuật trong nội dung GD trẻ.
Điều này cũng chỉ ra rằng, để triển khai giáo dục STEAM có hiệu quảở bậc học mầm non, đầu tiên, người lớn, đặc biệt là GV phải nhận thức một cách đầy đủ về khái niệm, các lĩnh vực và đánh giá đúng tầm quan trọng của giáo dục STEAM mới có thể
truyền đạt cho trẻcách chính xác được.
Biểu đồ sau đây thể hiện nguồn thông tin mà các GV hiểu biết về giáo dục STEAM
như sau: Khoa học Công nghệ Kĩ thuật Nghệ thuật Toán 92.5% 62.5% 50% 62.5% 65%
Biểu đồ 2.2: Nguồn hiểu biết giáo dục STEAM
Như vậy, hầu hết GV biết về giáo dục STEAM thông qua các phương tiện thông
tin đại chúng (44%), cũng có sốđông GV tự nghiên cứu, tìm hiểu (32%) và đặc biệt chỉ
có 4% ý kiến GV được hiểu biết qua các buổi tập huấn từ phòng, sở. Điều đó đã phản
ánh rõ, GV chưa được tiếp cận, đào sâu hiểu biết về giáo dục STEAM thông qua các đợt tập huấn của Phòng, Sở mà chủ yếu là qua các kênh không chính thống. Điều này khiến cho việc thiết kế và triển khai hoạt động giáo dục STEAM cho trẻ còn hạn chế, hầu hết
giáo viên chưa thực hiện (xem thêm bảng 2.1.).
2.2.1.2. Nhận thức của giáo viên về mục đích của việc thiết kế hoạt động giáo dục STEAM cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi