6 tuổi
3.3.3. Chủ đề Nước và các Hiện tượng tự nhiên
ĐỀ TÀI Tên lửa bóng bay ĐỘ TUỔI THỜI GIAN LĨNH VỰC TRỌNG TÂM 5-6 tuổi 30 – 40 phút Khoa học và kỹ thuật MỤC TIÊU * Khoa học:
- Biết khi bơm hơi vào quả bóng, quả bóng sẽ to lên, khi xì hơi quả bóng sẽ xẹp xuống và bịđẩy đi xa
- Biết đường bay của quả bóng phụ thuộc vào độ lớn của quả bóng.
* Công nghệ:
- Biết các thành phần tạo nên tên lửa bóng bay
- Biết làm giảm những cản trở trong không khí ảnh hưởng đến tốc độ bay của tên lửa
* Kỹ thuật:
- Lựa chọn các vật liệu phù hợp cho các chi tiết tạo nên tên lửa bóng bay - Kỹnăng buộc dây
- Kỹnăng sử dụng bơm hơi, sử dụng thước đo
- Biết lắp ráp để tạo thành một tên lửa bóng bay hoàn chỉnh, theo trình tựđầy đủ các
bước.
* Nghệ thuật:
- Trang trí thiệp chúc mừng bằng giấy, keo, bút vẽ, …, hài hòa về màu sác, hình dáng.
- Biết hỏi và đưa ra câu hỏi phù hợp để tìm kiếm sựgiúp đỡ khi cần thiết
* Toán:
- Đođược quãng đường bóng bay bay được
- Cân bằng khoảng cách từ gốc cây đến chỗ buộc dây CHUẨN BỊ
Môi trường và đồ dùng học tập
* Không gian hoạt động: Sân trường hoặc công viên (chọn địa điểm có nhiều gốc cây)
* Đồ dùng:
- Bơm hơi (đủ cho mỗi nhóm 1 cái) - Bong bóng (mỗi nhóm 3 quả bóng)
- Băng dính, ống hút, thước dây, kẹp bướm (mỗi nhóm 1 cái) - Sợi dây phơi (mỗi nhóm 1 sợi)
- Keo dán, giấy vẽ, bút chì, tẩy (đủ cho sốlượng nhóm trẻ trong lớp)
- 2 cột trụ (hoặc 2 cái cây) (mỗi nhóm 2 cột, cao ít nhất 1m, cách nhau từ 10 - 15m) - Giấy màu, bút vẽ, dây buộc (làm thiệp gửi nhà ngoại –đủ cho sốlượng trẻ)
Kiến thức trọng tâm Câu hỏi trọng tâm
- Quan sát khối lượng không khí trong bóng bay ảnh hưởng đến khoảng cách đi
của nó
- Vì sao mỗi lần thí nghiệm lại cho một kết quảkhác nhau? (Vì đường đi của quả
bóng phụ thuộc vào độ lớn của quả bóng)
Câu hỏi hướng dẫn
Câu hỏi trước bài học Câu hỏi trong bài học Câu hỏi sau bài học
- Các con hãy đoán xem, bóng có đưa bức thư đến
nơi nhà bà ngoại được không?
- Các con thấy có hiện
tượng gì? (Bóng bị xì hơi và được đẩy đi xa)
- Tại sao bóng có thể bay
được? (Vì có hơi trong bóng đẩy bóng đi xa)
- Tại sao sau các lần thực hiện lại cho một kết quả
khác nhau? (Vì phụ thuộc
vào độ lớn của quả bóng)
DỰ KIẾN DẠY HỌC PHÂN HÓA
Nội dung Quá trình Sản phẩm Môi trường học tập
GV sẽ cung cấp cho trẻ những nguyên vật liệu và dụng cụ cần thiết, GV hướng dẫn trẻ và giúp trẻ thực hiện Kết quả: Độ lớn của quả bóng ảnh hưởng đến đường đi của nó GV chia trẻ thành các nhóm nhỏ từ 3-4 trẻ, hoạt động ở công viên TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG 1. Đặt vấn đề:
gửi thiệp chúc mừng bà, nhưng vì đại dịch Covid-19 nên bé không được vềquê thăm
ngooại. Bé muốn gửi một lá thư cho ngoại, với quãng đường từnhà bé đến nhà ngoại bằng khoảng cách giữa 2 cột trụ (2 cái cây). Vì thời tiết khó khăn nên không thể gửi thiệp bằng máy bay giấy được, nên bé phải sử dụng sợi dây phơi, một vài quả bóng và một số vật dụng khác để vận chuyển thiệp.
- Vậy làm thếnào để gửi được thiệp đến cho nhà ngoại. - Cả lớp cùng tham gia hoạt động thú vị này nhé!
2. Khám phá:
- GV chia trẻ thành từng nhóm nhỏ (mỗi nhóm từ 3-4 trẻ, tùy theo sốlượng trẻ trong lớp)
- Cung cấp nguyên vật liệu cho từng nhóm (bao gồm: bơm hơi, bong bóng, kẹp
bướm, dây phơi, ống hút, băng keo, thước dây, giấy, bút chì: mỗi loại 1 cái) - Trẻ tiến hành thí nghiệm và quan sát:
+ B1: Buộc dây và cột trụ (cây) thứ 1, với khoảng cách từ gốc đến chỗ buộc dây cao
1m. Để cột trụ (cây) còn lại cột vào bước cuối cùng
+ B2: Cắt ống hút sao cho chiều dài của ống hút vừa với chiều dài của quả bóng
+ B3: Dùng bơm đểbơm hơi vào quả bóng, dùng kẹp bướm kẹp lại
+ B4: Dùng thước đo phần rộng nhất của quả bóng bay (GV hỗ trợ trẻđo và ghi nhớ
số liệu)
+ B5: Giữ miệng của quả bóng và gắn ống hút vào vào quả bóng bằng băng dính sao
cho ống hút và miệng bong bóng song song với nhau
+ B6: Luồn sợi dây qua ống hút sao cho miệng quả bóng ởphía đối diện với bé + B7: Kéo sợi dây căng ra và buộc sợ dây vào cột trụ thứ 2 (cây thứ2). Đảm bảo độ
cao từ gốc đến chỗ buộc sợi dây giữa 2 cột (cây) bằng nhau
+ B8: Đếm từ1 đến 3 và thả bong bóng bay, sử dụng thước đo đểđo và ghi lại điểm trên dây mà bóng bay dừng lại (GV hỗ trợ trẻ)
3. Giải thích:
- Sau khi thực hiện lần thứ nhất, kiểm tra xem trong các nhóm, nhóm nào bóng bay
được xa nhất - GV hỏi trẻ:
trước)
+ Tại sao bóng của các nhóm có đường bay khác nhau? (Vì bóng càng lớn thì di chuyển càng nhanh và chúng có thểđẩy nhiều không khí hơn)
4. Mở rộng/xây dựng:
- GV cho trẻ tiếp tục làm thêm 1 hoặc 2 lần nữa nhưng mỗi lần thì độ lớn của bóng phải khác nhau để thấy sự khác biệt của đường bay của quả bóng.
- Cho các nhóm thiết kế thêm thiệp mời và gắn vào quả bóng. - Sau các lần thí nghiệm, GV hỏi trẻ:
+ Làm thếnào để mang bức thư đến nhà ngoại được? (Quả bóng phải được thổi thật to)
5. Đánh giá:
- Cho các nhóm thi đua thả bóng một lần nữa.
- Các nhóm khẳng định lại kết quả cuối cùng của nhóm mình
- Các nhóm cần giải thích về: nguyên vật liệu, cách làm và giải thích được tại sao mỗi lần cho ra một kết quả khác nhau vềđường bay
- Cả lớp cùng thảo luận:
+ Nhóm nào có bóng bay xa nhất? Tại sao?
+ Tại sao các nhóm không gửi được bức thư đến cho nhà ngoại? (Vì bóng bay rất ngắn)
+ Nếu trẻ còn hứng thú và còn thời gian, tiếp tục cho trẻ hoạt động và quan sát kết quả 3.3.3.2. Bé làm chong chóng ĐỀ TÀI Bé làm chong chóng ĐỘ TUỔI THỜI GIAN LĨNH VỰC TRỌNG TÂM 5-6 tuổi 40 – 50 phút Khoa học và kỹ thuật MỤC TIÊU * Khoa học:
- Biết được đặc điểm, cấu tạo của chong chóng
và xoay nhiều hơn
* Công nghệ:
- Biết các thành phần cấu trúc nên cây chong chóng
- Biết cách làm giảm những cản trở giúp chong chóng quay mạnh mẽhơn.
* Kỹ thuật:
- Lựa chọn các vật liệu phù hợp cho các chi tiết của chong chóng
- Phác thảo được bản vẽ cây chong chóng phù hợp với vật liệu được cho theo ý tưởng và sự bàn bạc của nhóm.
- Biết lắp ráp hoàn chỉnh cây chong chóng theo trình tựđầy đủcác bước.
* Nghệ thuật:
- Thiết kếđược cây chong chóng đẹp, lựa chọn màu sắc để trang trí cho cây chong chóng
- Biết hỏi và đưa ra câu hỏi phù hợp để tìm kiếm sựgiúp đỡ khi cần thiết
* Toán:
- Biết đo những băng giấy bằng nhau để tạo ra cánh chong chóng có kích thước tương ứng
- Nhận biết được hình dạng các vật liệu, tính toán được lượng vật liệu cần để thiết kế
sản phẩm qua đo lường kích thước.
CHUẨN BỊ
Môi trường và đồ dùng học tập
* Không gian hoạt động: Sân trường/ lớp học sạch sẽ, thoáng mát
* Đồ dùng:
- Hình ảnh và video về nhiều loại chong chóng
- Giấy xốp bitis nhiều màu (đủ sốlượng cho nhóm trẻ trong lớp) - Giấy vẽ, bút chì, tẩy, thước, keo dán (đủ cho các nhóm trẻ trong lớp) - Cán bằng ống hút nhựa
Kiến thức trọng tâm Câu hỏi trọng tâm
- Thiết kế và tạo ra chong chóng quay bằng sức gió
- Làm thếnào để gắn chong chóng vào trục quay? (Dùng ống hút và thép dẻo)
- Nhờ đâu mà chong chóng quay được? (Nhờ sức gió)
Câu hỏi hướng dẫn
Câu hỏi trước bài học Câu hỏi trong bài học Câu hỏi sau bài học
- Các con làm chong chóng bằng những vật liệu gì? (Ống hút, giấy, …) - Chong chóng có mấy cánh? (Có 4 cánh) - Các con chọn màu gì để làm cánh cho chong chóng? - Các con thích cây chong chóng nào nhất? Vì sao? - Chong chóng quay được nhờ đâu? (Nhờ sức gió) DỰ KIẾN DẠY HỌC PHÂN HÓA
Nội dung Quá trình Sản phẩm Môi trường học tập
GV sẽ cung cấp cho trẻ hình ảnh các kiểu chong chóng để giúp trẻ hình dung và lên ý tưởng cho sản phẩm mà trẻ muốn thiết kế Mỗi nhóm sẽ tạo ra các sản phẩm khác nhau tùy theo ý
tưởng của từng nhóm
GV chia trẻ thành các nhóm nhỏ từ 5-7 trẻ, hoạt động ở ngoài sân trường
TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG
1. Đặt vấn đề:
- GV cho trẻ xem tranh ảnh và video về nhiều loại chong chóng và hỏi trẻ: + Chong chóng gồm những bộ phận nào? (Cán cầm, cánh)
+ Nhờđâu mà chong chóng quay được? (Nhờ có gió)
2. Khám phá:
- GV chia trẻ thành từng nhóm nhỏ (mỗi nhóm từ 5-7 trẻ, tùy vào sốlượng trẻ trong lớp)
- Cung cấp nguyên vật liệu cho từng nhóm (giấy, kéo, keo, cán …)
- Trẻ vẽ thiết kế mô hình cây chong chóng lên giấy vẽtheo ý tưởng của các nhóm
3. Giải thích:
- Sau khi hoàn thành bản vẽ, trẻ sẽ tiến hành làm chong chóng của nhóm mình - GV đến từng nhóm và hướng dẫn trẻlàm đồng thời hỏi trẻ:
+ Mỗi chong chóng có bao nhiêu cánh? (4 cánh) + Làm thếnào để gắn các cánh lại? (Dùng keo dán) - GV hướng dẫn cách làm: + B1: Thực hiện cắt và trang trí giấy Chọn 4 miếng giấy xốp với 4 màu sắc khác nhau Cắt thành 4 hình vuông bằng nhau + B2: Cắt và gấp giấy
Cắt và gấp giấy theo đường kẻmà GV đã kẻ sẵn Gấp giấy bốn góc vào nhau ở giữa tâm chong chóng + B3: Gắn vào cán chong chóng
Dùng ống hút ngắn cắm vào phần giữa trung tâm của chóng chóng Dùng 1 ống hút dài làm cán cầm
- Sau khi hoàn thành, GV cho trẻ thử nghiệm, cầm chong chóng chạy trước gió
4. Mở rộng/xây dựng:
- GV tiếp tục cho trẻ thời gian để làm thêm sản phẩm. (với thời gian nhất định) - GV hướng dẫn trẻlàm để sản phẩm đạt yêu cầu
- GV có thể cho trẻ tham khảo lại chong chóng mà GV đã làm mẫu trước đó
- Sau đó, GV tiếp tục kiểm tra sản phẩm thêm 1 lần nữa
5. Đánh giá:
- Các nhóm trưng bày sản phẩm cuối cùng của nhóm mình
- Các nhóm cần giải thích về: nguyên vật liệu, thiết kế, cách làm, cách hoạt động - Nếu sản phẩm vẫn chưa được hoàn thành thì GV cho trẻ thực hiện tiếp vào các hoạt
động khác như: hoạt động góc, hoạt động theo ý thích vào buổi chiều, …)
- Cả lớp cùng thảo luận:
+ Cây chong chóng nào đẹp nhất?
+ Các con cần phải làm gì đểchong chóng quay được? (gắn các bộ phận lại với nhau
ở giữa trục quay)
+ Các con cần phải làm gì để hoàn thiện lại sản phẩm của nhóm mình? (gắn chặt những chỗ cần thiết, …)
3.3.3.3. Sắc màu Cầu vồng ĐỀ TÀI Sắc màu Cầu vồng ĐỘ TUỔI THỜI GIAN LĨNH VỰC TRỌNG TÂM 5-6 tuổi 30 – 40 phút Khoa học và nghệ thuât MỤC TIÊU * Khoa học:
- Biết được đặc điểm, các màu sắc có trong cầu vồng - Biết được cầu vồng thường xuất hiện sau cơn mưa
* Công nghệ:
- Biết cách làm giảm tác động của các yếu tố bên ngoài (nước, …) để thu được sản phẩm đẹp, chính xác
* Kỹ thuật:
- Lựa chọn các nguyên vật liệu phù hợp để tạo ra sắc màu cầu vồng đẹp, cân bằng về
màu sắc.
* Nghệ thuật:
- Biết phân biệt các màu sắc
- Tạo ra cầu vồng với màu sắc thẩm mỹ
- Biết hỏi và đưa ra câu hỏi phù hợp để tìm kiếm sựgiúp đỡ khi cần thiết
* Toán:
- Nhận biết được hình dạng của các nguyên vật liệu, tính toán được lượng vật liệu cần
để tạo ra sản phẩm
CHUẨN BỊ
Môi trường và đồ dùng học tập
* Không gian hoạt động: Trong lớp học
* Đồ dùng:
- Viên kẹo sắc màu (mỗi nhóm 1 hộp) - Nước ấm
- Thau nước nhỏ (mỗi tổ 3 chậu)
- Gương soi (loại nhỏ, cầm tay; mỗi nhóm 3 cái)
Kiến thức trọng tâm Câu hỏi trọng tâm
Khám phá sắc màu cầu vồng qua thí nghiệm
- Có những màu sắc nào?
- Tại sao có nhiều màu trong đĩa? (Do phẩm màu trong những viên kẹo gây ra)
Câu hỏi hướng dẫn
Câu hỏi trước bài học Câu hỏi trong bài học Câu hỏi sau bài học
- Các con hãy dự đoán điều gì xảy ra khi cho
nước vào đĩa đựng các viên kẹo? (Màu từ các viên kẹo sẽ bị pha lẫn)
- Các viên kẹo được sắp xếp
như thế nào? (Theo hình tròn của đáy đĩa)
- Cần đổ nước như thế nào?
(Đổ từ từ vào đĩa, không đổ
ngập quá các viên kẹo) - Chậu nước được để ở đâu? (Để ở chỗ có ánh nắng dọi,
phía trước có bức tường chắn)
- Đĩa màu của ai đẹp nhất? - Tại sao lại có hiện tượng
đó xảy ra? (Màu của các viên kẹo tan chảy trong
nước và hòa vào nhau) - Tại sao có hình ảnh cầu vồng phản chiếu lên tường khi bỏ chiếc gương vào nước? (Đó là hiện tượng tán sắc ánh sáng)
DỰ KIẾN DẠY HỌC PHÂN HÓA
Nội dung Quá trình Sản phẩm Môi trường học tập
GV cung cấp cho trẻ các nguyên vật liệu và dụng cụ, trẻ dúng nó để làm thí nghiệm và quan sát hiện tượng. Sản phẩm thu được là hình ảnh cầu vòng trong chiếc đĩa và trên bức tường. Trẻ vẽ lại hình ảnh đó vào
giấy đểlưu giữ
GV chia trẻ thành các nhóm nhỏ từ 5-7 trẻ, hoạt động ở trong lớp
TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG
1. Đặt vấn đề:
- GV cho trẻ xem video về hiện tượng cầu vồng
+ Cầu vồng có mấy màu? (có 7 màu: Đỏ, vàng, cam, lục, lam, chàm, tím)
+ Tại sao lại có cầu vồng? (Do mặt trời chiếu nắng qua các giọt nước trong không khí, gọi là hiện tượng khúc xạ ánh sáng)
2. Khám phá:
- GV chia trẻ thành từng nhóm nhỏ (mỗi nhóm từ 5-7 trẻ, tùy vào sốlượng trẻ trong lớp)
- Cung cấp nguyên vật liệu cho từng nhóm
+ Thí nghiệm 1: Tạo cầu vồng từnước và các viên kẹo màu + Thí nghiệm 2: Tạo cầu vồng từnước và gương
- Trước khi làm thí nghiệm, GV cho trẻ dựđoán kết quả của thí nghiệm (Màu sắc, …)
3. Giải thích:
- Tiến hành làm thí nghiệm:
* Thí nghiệm 1: tạo cầu vồng từnước và các viên kẹo màu: - GV đến từng nhóm và hướng dẫn trẻlàm đồng thời hỏi trẻ:
+ Tại sao phải xếp nhiều màu xen kẽnhau? (Để tạo ra nhiều màu sắc khác nhau như
cầu vồng)
+ Vì sao phải đổ một ít nước vào đĩa? (để màu trong các viên kẹo được hòa tan) - GV hướng dẫn cách làm:
+ B1: Xếp các viên kẹo với nhiều màu sắc khác nhau xen kẽ thành một vòng tròn
+ B2: Đổ1 ít nước ấm vào giữa đĩa cho ngấm vào các viên kẹo + B3: Quan sát hiện tượng xảy ra
- Sau khi hoàn thành, GV cho trẻđối chiếu với hình vẽban đầu trên giấy và rút ra kết luận
- Thửthách: Cũng những viên kẹo đó, GV cho trẻđổ nhiều nước hơn đểđối chiếu kết