Quy trình tổ chức hoạt động giáo dục STEAM cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi

Một phần của tài liệu Khóa luận Thiết kế hoạt động giáo dục STEAM cho trẻ mẫu giáo (MG) 5-6 tuổi (Trang 39)

6 tuổi

1.3.7. Quy trình tổ chức hoạt động giáo dục STEAM cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi

Hiện nay, tồn tại cùng lúc nhiều cách tiếp cận khác nhau với nhiều mô hình, quy trình tổ chức khác nhau. Có thể kểđến một số mô hình nổi tiếng hiện hành như sau:

Mô hình 1: Mô hình 7C của Alice Christie’s (2016)

Mô hình 7C của Alice Christie’s coi trọng việc sử dụng các thiết bị công nghệ

(phần mềm, ứng dụng di động, thiết bị di động...) trong giáo dục STEAM cho trẻdưới 12 tuổi, gồm 7 bước theo quy trình khép kín như sau:

Bước 1: Create (viết, vẽ, làm phim, tạo nhạc, v.v.)

Bước 2: Connect (tiếp cận và kết nối với những người khác tại địa phương hoặc toàn cầu)

Bước 3: Communicate (nói chuyện, chia sẻ ý tưởng, công khai sáng tạo, v.v.) • Bước 4: Collaborate (làm việc, viết, vẽ, động não với người khác)

Bước 5: Contextualize (xem xét vấn đề ở bối cảnh rộnghơn, liên kết một ý tưởng với một ý tưởng khác, liên kết một khu vực nội dung với một khu vực khác, xem mối quan hệ tương quan)

Bước 6: Critique (suy nghĩ nghiêm túc về các vấn đề hoặc ý tưởng; đánh giá mức độ phù hợp, độ tin cậy, hoặc độ chính xác)

Bước 7: Choose (chọn chủ đề, công cụ, quy trình) ❖ Mô hình 2: Mô hình của Jamie hand (2017)

Mô hình này thể hiện qua 5 bước cơ bản gồm:

Bước 1: Lên kế hoạch hoạt động STEAM (bắt đầu từ những câu hỏi của trẻ) • Bước 2: Chuẩn bị hoạt động STEAM (chuẩn bị nguyên vật liệu, môi trường và

tâm thế hoạt động.

Bước 3: Dành thời gian cho thực nghiệm (cho trẻ thời gian thử và tìm hiểu cách dùng các vật liệu mà không có sự chỉ dẫn của GV)

Bước 4: Hỏi những câu hỏi (sử dụng những câu hỏi có cái kết mởđểthúc đẩy trẻ tư duy sâu hơn)

Bước 5: Quan sát và suy nghĩ (những gì trẻ thích hay không thích về hoạt động? Những gì trẻđã học được? Trẻ có những câu hỏi mới không?)

Mô hình 3: Mô hình dạy học 5E của Rodger W. Bybee (1987)

Mô hình 5E dựa trên lý thuyết kiến tạo về học tập, theo đó trẻ xây dựng kiến thức từ quá trình trải nghiệm. Thông qua cách hiểu và phản ánh về các hoạt động đã trải qua,

vừa mang tính cá nhân, vừa mang tính xã hội, trẻ có thể hòa hợp kiến thức mới với những khái niệm đã biết trước đó. Mô hình này được đề xuất lần đầu vào khoảng năm

1987 bởi tiến sĩ Rodger W. Bybee cùng với các cộng sự làm việc trong tổ chức Nghiên cứu khung Chương trình dạy sinh học (BSCS – Biological Sciences Curriculum Study), có trụ sở tại Colorado, Hoa Kỳ. Mô hình này áp dụng thuận lợi cho những bài học được thiết kế theo chủđề khoa học không cần kéo dài liên tục (Nguyễn Thành Hải, 2019).

Quy trình 5E nhằm mô tả tiến trình dạy học và có thểđược sử dụng trong toàn bộchương

trình, cho một chương hay một bài học cụ thể (Bybee R. w., Taylor J. A., Gardner A., Van Scotter p., Powell J. c., Westbrook A., et al 2006. Có thể biểu diễn bằng sơ đồdưới đây:

Sơ đồ 1.2. Mô hình dạy học 5E của Rodger W. Bybee cùng cộng sự

Bước 1: Engage (đặt vấn đề): Trong bước đầu tiên này, GV thu hút trẻ vào nội dung bài học hay hoạt động bằng cách khơi gợi sự quan tâm, hứng thú của trẻ. Đây cũng là bước đểGV đánh giá, xem xét, nhận định qua những kiến thức sẵn có của trẻ vềđề tài. Nếu thấy trẻ biết quá rõ rồi thì phải điều chỉnh những bước tiếp theo của mô hình 5E.

Bước 2: Explore (khám phá): Trẻ tựđưa ra giảđịnh, phỏng đoán, tự kiểm chứng và tự rút ra kết luận thông qua bắt tay vào làm thử nghiệm, tìm tòi, khám phá, từ đó tự có thêm những hiểu biết về chủđềđược học. GV chỉđóng vai trò giám sát,

cung cấp nguyên vật liệu; giúp trẻ khám phá và dùng suy nghĩ phản biện bằng cách

đặt rất nhiều câu hỏi, thu thập và phân tích dữ liệu. GV chia nhóm trẻ, phân công việc cụ thể cho từng thành viên của nhóm.

Bước 3: Explain (giải thích): GV và trẻ cùng giải thích hiện tượng, tìm câu trả lời cho phỏng đoán của mình. Trong bước này, trẻ giải thích, trao đổi với nhau và với

GV những gì học được, những gì đã nhìn thấy và làm được. Đây cũng là bước để

GV giải thích các thuật ngữliên quan đến bài học và những hiểu lầm (nếu có). • Bước 4: Elaborate hay còn gọi là Extend (mở rộng): Mở rộng đề tài, liên hệ với

những chủ đề khác tương tự trong các môn học hoặc làm những hoạt động khác

liên quan đến chủđề thông qua các môn học khác. Elaborate cũng còn có nghĩa là

mở rộng kiến thức học được từ bài học áp dụng vào đời sống, liên hệ với những chủđề khác liên quan. Bước này giúp trẻ nhìn thế giới xung quanh với lăng kính,

góc nhìn mới.

Bước 5: Evaluate (đánh giá): Trong bước này, GV cùng trẻ nhìn lại, đánh giá xem đã

học được điều gì, tại sao thành công, điều gì làm chưa tốt và lí do, những sáng kiến nào là hay nhất, … so sánh, đối chiếu kiến thức vừa thu thập được với kiến thức sẵn có. Công cụđánh giá rất quan trọng, có thể là những hình ảnh minh họa của trẻ trong suốt quá trình của những hoạt động trên, có thể là những sản phẩm mà trẻ tạo ra, … Việc

đánh giá đã được phần nào thực hiện ở những bước trước, trong suốt quá trình trên, qua quan sát của GV, qua việc trẻ giao tiếp với nhau và với GV.

Mô hình 5E đã giúp GV giảm được thời lượng dạy quá nhiều lý thuyết mà thay

vào đó là các hoạt động thực hành và khám phá. Điều đó có nghĩa là mô hình này thúc đẩy việc dạy học lấy trẻ làm trung tâm. Vai trò của GV chính là tạo ra môi trường học tập trải nghiệm, giúp trẻ từng bước khám phá kiến thức mới dựa trên các kiến thức đã

biết trước đó. Điều thú vị là các GV khi áp dụng mô hình giáo dục STEAM với mô hình 5E, các nội dung sẽđược triển khai dễ dàng và thuận lợi hơn, đặc biệt tránh được các tình huống như bỏ sót kiến thức hay các hoạt động trải nghiệm. Ngoài ra, các nhà nghiên cứu cũng khuyên GV khi sử dụng mô hình 5E, phải thật sự linh hoạt trong bước đánh

giá (Evaluate). Nên kết hợp đánh giá quá trình và đánh giá tổng kết, bước đánh giá không

nhất thiết phải ở cuối cùng của quá trình học, mà có thểđược thực hiện song song với

các bước khác để giúp trẻ kịp thời sửa sai và hoàn thiện sản phẩm. Mô hình này hiện

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1

Qua nghiên cứu vềcơ sở lý luận của việc thiết kế mô hình giáo dục STEAM cho trẻ MG 5-6 tuổi, chúng tôi rút ra một số kết luận sau:

Giáo dục STEM chuyển sang STEAM đã bắt đầu trong vài năm qua và đang tiến

lên như một phương pháp tiếp cận giáo dục mới nhằm đáp ứng nhu cầu của một nền kinh tế thế kỉ 21. Giáo dục STEAM tiếp bước các thành tựu của giáo dục STEM, thông qua nghệ thuật, đưa STEM lên một tầm cao mới bằng việc cho phép trẻ em ở lứa tuổi mầm non cũng có thể tiếp cận và phát triển toàn diện. Cách tiếp cận dạy học theo phương

pháp STEAM chắc chắn không phải là nhiệm vụ dễ dàng nhưng những lợi ích mà STEAM mang lại cho trẻ nhỏ và trường học thì rất lớn. Trường mầm non sẽ không chỉ là nơi để giảng dạy lý thuyết mà ở nơi đó những đứa trẻđược trải nghiệm những kiến thức thực tiễn vừa lớn khôn vừa trưởng thành, “chơi thông minh và học vui vẻ”.

Trẻ MG 5-6 tuổi có niềm say mê và tò mò rất tự nhiên về thế giới xung quanh trẻ. Trải nghiệm học tập STEAM cho phép trẻkhám phá, đặt câu hỏi, kích thích sự tò mò, khám phá,

hình thành các ý tưởng sáng tạo và thể hiện ý tưởng đó thông qua thiết kế và trình bày sản phẩm. (Colker và Simon, 2014; Sharapan, 2012); Vì vậy, có thể nói, STEAM chuẩn bị cho trẻ khảnăng phân loại các vấn đề của thế giới bằng tư duy phản biện, đổi mới sáng tạo dựa trên tinh thần hợp tác và giao tiếp tích cực (Quigley và Herro, 2016).

Mục tiêu, nguyên tắc, nội dung, phương pháp và các mô hình thiết kế, tổ chức hoạt

động giáo dục STEAM đã được phân tích, tổng hợp trong chương này nhằm đem đến cái nhìn bao quát và chi tiết về“tinh thần” của giáo dục STEAM, giúp cho GV có được cách nhìn hệ thống và toàn diện trong triển khai các nội dung một cách đa dạng. Trong quá trình dạy học các lĩnh vực liên quan đến khoa học cũng như kỹ thuật và công nghệ, các bài học thông thường luôn cần các hoạt động về thực hành làm thí nghiệm, ngoài ra cần các khoảng thời gian để vận dụng các kỹnăng vềtư duy như giải quyết vấn đề, tư

duy phản biện, …

Ở chương 2, chúng tôi sẽ trình bày kết quảđiều tra thực trạng thiết kế hoạt động giáo dục STEAM cho trẻ MG 5-6 tuổi trên đối tượng là các GVMN để thấy được thực tiễn của vấn đề nghiên cứu.

CHƯƠNG 2

CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA VIỆC THIẾT KẾ

HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC STEAM CHO TRẺ MẪU GIÁO 5-6 TUỔI 2.1. KHÁI QUÁT VỀ QUÁ TRÌNH NGHIÊN CỨU

2.1.1. Đối tượng khảo sát

Đối tượng khảo sát là 40 GV đang phụ trách các lớp MG 5-6 tuổi ở các trường mầm non ở các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Đồng Nai, Bình Thuận, Gia Lai và Bình Dương.

* Về trình độ: Các GV đều đã qua đào tạo, đạt trình độ từCao đẳng đến sau Đại học, cụ thể:

- Sau Đại học: 1 người, chiếm 2,6% - Đại học: 35 người, chiếm 89,9% - Cao đẳng: 4 người, 7,5 %

* Về tuổi tác và thâm niên công tác: Phần lớn các GV ởcác trường mầm non đều có tuổi đời từ 24 – 40 tuổi, vì vậy, sốnăm công tác trong ngành và sốnăm phụ trách lớp mẫu giáo 5-6 tuổi cũng chênh lệch, hầu hết GV có sốnăm phụ trách lớp 5-6 tuổi là dưới

5 năm, cụ thểnhư sau:

- Dưới 5 năm công tác: 22 người, chiếm 55% - Từ 6 - 10 năm: 15 người, chiếm 37,5% - Từ 11 –15 năm: 2 người, chiếm 5% - Trên 20 năm: 1 người, chiếm 2,5%

* Vềđịa bàn công tác: Hầu hết các GV đều làm việc ở các tỉnh thuộc vùng nông thôn và thành phố và một sốGV đang công tác tại vùng miền núi, cụ thể:

- Nông thôn: 19 người, chiếm 47,5% - Thành phố: 18 người, chiếm 45% - Miền núi: 3 người, chiếm 7,5%

Trong đó, số GV công tác ở trường công lập chiếm 94,4% (33 GV), 5,6% (2 GV) công tác ởtrường tư thục; 22 GV (55%) công tác tại các trường đạt chuẩn Quốc gia cấp

độ 1, 3 GV (chiếm 7,5%) công tác tại trường đạt chuẩn Quốc gia cấp độ 2, còn lại 15 GV (37,5%) công tác tại các trường chưa đạt chuẩn Quốc gia.

2.1.2. Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi

Chúng tôi sử dụng phiếu câu hỏi được thiết kế trên Biểu mẫu Google để điều tra Online nhằm tìm hiểu nhận thức của GV về việc thiết kế hoạt động giáo dục STEAM cho trẻ MG 5-6 tuổi cũng như thực trạng tích hợp các lĩnh vực STEAM trong quá trình thiết kế và tổ chức hoạt động giáo dục.

Phiếu điều tra bằng Anket với 1 bảng hỏi dành cho GV gồm 14 câu hỏi mở và các câu hỏi đóng với các đáp án cho sẵn biểu hiện ở 5 mức độ được qui thành điểm tương ứng từ 1 – 5. Kết quả kiểm định hệ số Cronbach’s Alphađạt 0,853 (>0,6) cho thấy phiếu hỏi đảm bảo độ tin cậy.

- Phương pháp phỏng vấn

Chúng tôi sử dụng phương pháp này để trò chuyện, trao đổi với GV về những vấn

đềcó liên quan đến đềtài chúng tôi đang nghiên cứu.

- Phương pháp hồi cứu hồsơ

Chúng tôi sử dụng phương pháp này nhằm nghiên cứu các kế hoạch giáo dục của

GV để tìm hiểu mức độ, mô hình tích hợp các lĩnh vực STEAM trong tổ chức hoạt động giáo dục của GV.

- Phương pháp thống kê toán học

Với phương pháp thống kê toán học, chúng tôi sử dụng để thống kê và xử lý các số liệu thu thập được bằng phần mềm SPSS 22.0.

2.2. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Để tổ chức tốt bất kì hoạt động giáo dục nào, người GV phải nhận thức được ý

nghĩa, vị trí và tầm quan trọng của hoạt động đó đối với sự phát triển của trẻ. Trong các hoạt động của trẻ mầm non nói chung và hoạt động giáo dục trẻ nói riêng, nếu GV nhận thức được ý nghĩa và hiệu quả của hoạt động giáo dục thì không những hoạt động giáo dục đó đạt kết quả cao mà còn giúp cho sự phát triển toàn diện của trẻ. Sau đây là kết quả mà chúng tôi thu nhận được trong quá trình điều tra:

2.2.1. Nhận thức của giáo viên về giáo dục STEAM cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi

2.2.1.1. Nhn thc ca giáo viên v giáo dc STEAM

Kết quả khảo sát hiểu biết của GV về giáo dục STEAM thể hiện ở bảng sau đây:

Bảng 2.1: Hiểu biết của GV về giáo dục STEAM

STT MỨC ĐỘ HIỂU BIẾT SỐLƯỢNG TỈ LỆ (%)

1 Hoàn toàn chưa nghe 14 35,0 2 Có nghe nhưng chưa hiểu rõ 19 47,5 3 Có nghe và tìm hiểu nhưng chưa tổ chức 2 5,0 4 Hiểu rõ nhưng tổ chức cho trẻchưa

thường xuyên 5 12,5

5 Hiểu rất rõ và thường xuyên tổ chức 0 0

Ghi chú: 1 < ĐTB < 5; n = 40

Dữ liệu ở bảng 2.1 cho thấy, có đến 47,5% GV có nghe đến giáo dục STEAM

nhưng chưa hiểu rõ. Bên cạnh đó, có 5% GV có nghe và tìm hiểu nhưng chưa tổ chức và 12,5% GV hiểu rõ nhưng tổ chức cho trẻchưa thường xuyên. Đáng chú ý là không

có GV nào hiểu rất rõ và thường xuyên tổ chức giáo dục STEAM. Từđó, có thể thấy, mức độ hiểu biết và ứng dụng về giáo dục STEAM cho trẻ MG 5-6 tuổi của hầu hết các GV là rất ít. Qua đó, việc thiết kế hoạt động giáo dục STEAM cho trẻ MG 5-6 tuổi là rất cần thiết, vì đối với trẻ ở độ tuổi này, độ tuổi mà nhu cầu khám phá khoa học đặc biệt cần thiết và hữu ích cho sự phát triển toàn diện của trẻ thì việc thiết kế hoạt động giáo dục STEAM là việc làm cần được quan tâm.

Bảng 2.2 sau đây sẽ giúp chúng ta thấy rõ về nhận thức của GV về giáo dục STEAM thông qua hiểu biết vềcác lĩnh vực giáo dục STEAM:

Bảng 2.2: Nhận thức của GV vềcác lĩnh vực giáo dục STEAM STT LĨNH VỰC SỐLƯỢNG TỈ LỆ (%) 1 Khoa học 37 92,5 2 Công nghệ 25 62,5 3 Kĩ thuật 20 50 4 Nghệ thuật 25 62,5 5 Toán 26 65 Ghi chú: 1 < ĐTB < 5; n = 40

Số liệu trên được thể hiện cụ thể qua biểu đồ sau:

Biểu đồ 2.1: Nhận thức của GV vềcác lĩnh vực giáo dục STEAM

Bảng 2.2 và biểu đồ 2.1 cho thấy, có đến 92,5% GV cho rằng STEAM có lĩnh vực khoa học, 65% GV chọn lĩnh vực công nghệ và toán, 62,5% chọn lĩnh vực nghệ thuật và 50% GV chọn lĩnh vực kĩ thuật. Như vậy, chỉ có 50% GV hiểu đầy đủ về các lĩnh

vực giáo dục STEAM. Hầu hết giáo viên cho rằng GD STEAM chỉ chú trọng Khoa học,

lĩnh vực kỹ thuật được đánh giá thấp nhất. Điều này phù hợp với số liệu được chỉ ra ở

bảng 2.1 do giáo viên tựđánh giá mức độ hiểu biết về STEAM của mình, hơn nữa nội

dung trong chương trình GDMN Việt Nam hiện hành hầu như chưa đề cập đến yếu tố

kỹ thuật trong nội dung GD trẻ.

Điều này cũng chỉ ra rằng, để triển khai giáo dục STEAM có hiệu quảở bậc học mầm non, đầu tiên, người lớn, đặc biệt là GV phải nhận thức một cách đầy đủ về khái niệm, các lĩnh vực và đánh giá đúng tầm quan trọng của giáo dục STEAM mới có thể

Một phần của tài liệu Khóa luận Thiết kế hoạt động giáo dục STEAM cho trẻ mẫu giáo (MG) 5-6 tuổi (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)