Các thịtrường sản phẩm pháisinh tại Việt Nam

Một phần của tài liệu Hoạt động phái sinh tại Ngân hàng TMCP Quân đội: thực trạng và giải pháp. (Trang 51 - 55)

1.4.2.1. Thị trường kỳ hạn

Tại Việt Nam giao dịch kỳ hạn đầu tiên xuất hiện với tư cách là công cụ tài chính phái sinh đầu tiên theo quyết định số 65/1999/QĐ-NHNN7 ngày 25/02/1999 do đó kiến thức về lợi ích của hợp đồng kỳ hạn còn rất hạn chế. Những chủ thể tham gia vào hợp đồng còn ít, nhận thức về lợi ích thu được từ nghiệp vụ này của các tổ chức trung gian còn nhiều bất cập nên không thúc đẩy được công cụ này.

Tài sản cơ sở của hợp đồng kỳ hạn rất phong phú và đa dạng. Nhưng do còn thiếu văn bản pháp lý quy định và điều chỉnh nên tại Việt Nam, hầu hết các hợp đồng kỳ hạn đều sử dụng tài sản cơ sở là các sản phẩm ngoại hối.

Theo số liệu thu thập từ báo cáo thường niên của 6 ngân hàng thương mại lớn bao gồm Vietinbank, Vietcombank, Techcombank, Eximbank, BIDV và ACB trong khoảng thời gian từ 2009-2017 thì ngân hàng Techcombank có doanh số thực hiện hợp đồng kỳ hạn tiền tệ là cao nhất đạt 98.203.380 triệu đồng; Vietinbank có doanh số thực hiện hợp đồng kỳ hạn tiền tệ là thấp nhất đạt 437.355 triệu đồng.

Bảng 1.1: Doanh số thực hiện Giao dịch kỳ hạn tiền tệ tại một số NHTMVN

(Nguồn: Báo cáo thường niên các NHTM Việt Nam) 1.4.2.2. Thị trường tương lai

Giao dịch tương lai không được các ngân hàng thương mại Việt Nam sử dụng nhiều như các giao dịch phái sinh khác trong mục đích phòng vệ. Giao dịch tương lai chủ yếu được thực hiện tại Việt Nam hiện nay là các giao dịch tương lai hàng hóa mà các ngân hàng thương mại làm trung gian.

Tháng 9/2004, ngân hàng nhà nước đã cho phép Ngân hàng TMCP Kỹ thương thực hiện giao dịch hợp đồng tương lai trên thị trường hàng hóa. Ngân hàng TMCP Kỹ thương là ngân hàng Việt Nam đầu tiên cung cấp dịch vụ này với mục đích hỗ trợ khách hàng trong việc quản trị rủi ro, hạn chế tối đa mức thua lỗ có thể có, đảm bảo được lợi nhuận cũng như tiếp cận được với phương thức kinh doanh hiện đại của các thị trường lớn trên thế giới. Đối tượng khách hàng của Ngân hàng TMCP Kỹ thương là các doanh nghiệp, hộ kinh doanh chuyên sản xuất, xuất khẩu hàng hóa (hàng nông sản như cà phê, chè, lương thực..) Bên cạnh đó Ngân hàng TMCP Kỹ thương cũng ký kết các hợp đồng tương lai hàng hóa với các doanh nghiệp chuyên nhập khẩu các mặt hàng như sắt, thép, dầu..

Cùng với Ngân hàng TMCP Kỹ thương, có một số ngân hàng cũng cung cấp hợp đồng tương lai như Ngân hàng TMCP Á Châu, Ngân hàng TMCP Công

thương Việt Nam,. Tuy nhiên dù cũng đã có hợp đồng ký kết, đây vẫn là nghiệp vụ chưa được phổ biến và phát triển mạnh mẽ tại các ngân hàng này. Tại Ngân hàng TMCP Á Châu chỉ phát sinh giao dịch tương lai trị giá 3.170.454 triệu đồng vào năm 2009. Tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam, chỉ phát sinh giao dịch tương lai trị giá 2.981.000 triệu đồng vào năm 2013.

Bảng 1.2: Doanh số thực hiện Giao dịch tương lai tại một số NHTM VN

(Đơn vị tính: triệu đồng)

(Nguồn: Báo cáo thường niên của các NHTM Việt Nam)

1.4.2.3. Thị trường hoán đổi (tiền tệ, lãi suất)

Hiện nay ở Việt Nam có nhiều tổ chức kinh doanh giao dịch hoán đổi, các tổ chức kinh doanh giao dịch hoán đổi thường giao dịch chủ yếu trên thị trường OTC. Các tổ chức thực hiện các hợp đồng hoán đổi chủ yếu là các ngân hàng, như Ngân hàng TMCP Á Châu, Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam, Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam… Nhìn vào bảng dưới cho thấy những năm gần đây giá trị giao dịch hoán đổi tiền tệ ngày càng tăng. Trong đó tổng giá trị giao dịch giai đoạn 2009-2017 của ngân hàng Techcombank là cao nhất đạt

235.625.593 triệu đồng, giai đoạn 2009-2017 thì Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam có giao dịch thấp nhất là 1.058.404 triệu đồng.

Bảng 1.3: Doanh số thực hiện Giao dịch hoán đổi tiền tệ tại một số NHTM VN

(Đơn vị tính: triệu đồng)

(Nguồn: Báo cáo thường niên của các NHTM Việt Nam) 1.4.2.4. Thị trường quyền chọn (tiền tệ, lãi suất, vàng)

Các Ngân hàng thương mại cung cấp dịch vụ quyền chọn từ năm 2003 nhưng cho đến nay loại hình này vẫn chưa phát triển mạnh. Đến ngày 18/03/2009 theo Công văn số 1820/NHNN-QLNH của Ngân hàng nhà nước thì nghiệp vụ quyền chọn tiền đồng dừng thí điểm đến ngày 23/03/2009. Các ngân hàng như TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam, Ngân hàng TMCP Á Châu, Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam dù là những ngân hàng tham gia các nghiệp vụ này từ rất sớm nhưng chỉ có Ngân hàng TMCP Á Châu thực hiện được nhiều hợp đồng, Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam chỉ phát sinh quyền chọn vào năm 2008 với giá trị giao dịch khá khiêm tốn 11.709 triệu đồng (Báo cáo thường niên ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam năm 2008), Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam trong những năm gần đây không phát sinh giao dịch liên quan đến hợp đồng quyền chọn.

Bảng 1.4: Doanh số thực hiện Giao dịch quyền chọn tại một số NHTM VN

(Đơn vị tính: triệu đồng)

(Nguồn: Báo cáo thường niên của các NHTM Việt Nam)

1.5. Nhận xét kết quả thực hiện hoạt động phái sinh trong ngân hàng thương mại Việt Nam

Một phần của tài liệu Hoạt động phái sinh tại Ngân hàng TMCP Quân đội: thực trạng và giải pháp. (Trang 51 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)