Đối với Các Bộ, ngành

Một phần của tài liệu Hoạt động phái sinh tại Ngân hàng TMCP Quân đội: thực trạng và giải pháp. (Trang 116 - 122)

Các Bộ, ngành cùng phối hợp với NHNN phổ biến chuyển tải những kinh nghiệm, kiến thức cũng nhu những quy định, thông lệ kinh doanh của thế giới về các công cụ tài chính phái sinh cho các ngân hàng thuơng mại và các doanh nghiệp trong nuớc trong nuớc nhằm nâng cao tính hiệu quả trong việc ứng dụng công cụ tài chính mới mẻ này. Đồng thời với vai trò quản lý Nhà nuớc, NHNN và các Bộ, ngành nên phối hợp với các doanh nghiệp và các tổ chức tài chính thực hiện việc quảng bá, tuyên truyền rộng rãi về các công cụ tài chính phái sinh cho công chúng, nhất là các doanh nghiệp thông qua các buổi hội thảo, qua báo chí, qua tài liệu đào tạo nghiệp vụ tại các ngân hàng, các truờng đại học.

Các Bộ, ngành phối hợp cùng NHNN thực hiện các chương trình phát triển cơ sở hạ tầng, hiện đại hóa công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin, điện tử viễn thông v.v….Đồng thời tạo điều kiện tốt cho việc triển khai các chương trình công nghệ thông tin hiện đại gắn liền với các quy trình nghiệp vụ, phương pháp quản lý nghiệp vụ tài chính phái sinh theo thông lệ quốc tế.

KẾT LUẬN

Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thế giới, công cụ phái sinh ngày càng phổ biến trên thị trường tài chính thế giới và được các tổ chức tài chính và phi tài chính, các công ty đầu tư, các tập đoàn đa quốc gia, các nhà kinh doanh cá nhân sử dụng như là một công cụ hữu hiệu để ngăn ngừa rủi ro về biến động giá và nhằm cả mục đích đầu cơ sinh lợi nhuận.

Tại Việt Nam, thị trường các sản phẩm phái sinh đã và đang hình thành trong khoảng 20 năm qua với những bước tăng trưởng đáng kể. Ngân hàng TMCP Quân đội cũng là một trong những ngân hàng đầu tiên tham gia vào thị trường các hoạt động phái sinh, trải qua một quá trình phát triển đến nay đã đa dạng hóa hơn về danh mục các sản phẩm và cũng có một vị trí nhất định về kinh doanh các sản phẩm phái sinh trên thị trường liên ngân hàng. Tuy nhiên tại hầu hết các ngân hàng thương mại triển khai hoạt động phái sinh tại Việt Nam nói chung và Ngân hàng MB nói riêng , quy mô các giao dịch tuy có bước tăng trưởng lớn trong những năm gần đây nhưng so với các nước trên thế giới thì còn quá khiêm tốn. Về phía các doanh nghiệp, trên thực tế, nhiều doanh nghiệp Việt Nam vẫn còn khá lạ lẫm với các công cụ phái sinh, phần lớn các doanh nghiệp đều chưa từng sử dụng các công cụ này để nhằm phòng ngừa rủi ro về tỷ giá, lãi suất hay giá cả hàng hóa.

Trong giai đoạn tới, khi Hiệp định thương mại tự do (EVFTA) giữa Việt Nam và EU chính thức có hiệu lực từ đầu năm 2020, các đối tác có thế mạnh về hoạt động phái sinh tại thị trường lâu năm như EU sẽ tham gia thị trường tài chính Việt Nam, một mặt mở ra cơ hội kinh doanh trong lĩnh vực dịch vụ tài chính cho các ngân hàng Việt Nam, nhưng mặt khác cũng đặt các doanh nghiệp tài chính Việt Nam trước một tương lai cạnh tranh đầy gay gắt và phức tạp từ các đối thủ EU. Đây vừa là thách thức trực diện vừa là sức ép hợp lý để ngành tài chính nói chung và các ngân hàng thương mại Việt Nam nói riêng nỗ lực cải cách, nâng cao năng lực cạnh tranh, nâng cao hiệu quả kinh doanh, nhất là trong lĩnh vực kinh doanh các sản phẩm phái sinh – một sản phẩm rất phổ biến trên thế giới và có nhiều tiềm năng phát triển tại Việt Nam.

Với sự giới hạn về nhiều mặt, bản thân tác giả cũng chỉ đưa ra một số giải pháp mang tính khái quát để hoàn thiện và phát triển hoạt động phái sinh tại ngân hàng MB trên cơ sở phân tích những kết quả đã đạt được và những tồn tại cũng như thách thức đặt ra trong thời gian tới, với mong muốn hoạt động phái sinh tại Ngân hàng MB tiếp tục có những bước tiến mới và tạo dựng được vị thế vững chắc hơn trong thị trường tài chính, đặc biệt trong thời gian tới với những hội nhập mới đầy thử thách và cạnh tranh.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

I. Tài liệu Tiếng Việt:

1. Đỗ Thị Kim Hảo (2014), Bài nghiên cứu: Sự phát triển thị trường phái sinh toàn cầu, Tạp chí ngân hàng

2. Đinh Thị Thanh Long (2014), ‘Thực trạng giao dịch ngoại hối phái sinh ở Việt Nam’, Tạp chí khoa học và đào tạo ngân hàng, số 151

3. Hoàng Trần Hậu và Nguyễn Thu Hồng (2011), Hai nhóm giải pháp ứng dụng công cụ tài chính phái sinh tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam, Luận văn thạc sỹ.

4. Nguyễn Văn Tiến (2012), Giáo trình nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối, NXB Thống kê, Hà Nội

5. Nguyễn Văn Tiến (2005), Cẩm nang thị trường ngoại hối và các giao dịch kinh doanh ngoại hối, NXB Thống kê, Hà Nội

6. Nguyễn Văn Tiến (2009), Tài chính quốc tế, NXB Thống kê, Hà Nội

7. Nguyễn Thị Kim Thanh, (2007), Nghiệp vụ tài chính phái sinh và thực trạng sử dụng tại Việt Nam, Kỷ yếu hội thảo khoa học Giải pháp phát triển thị trường phái sinh ở Việt Nam, Nhà xuất bản Văn hóa - Thông tin, trang 121 - 129. 7.

8. Nguyễn Thị Loan (2013), Phát triển công cụ tài chính phái sinh tiền tệ tại các NHTM Việt Nam, Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng,

9. Nguyễn Ngọc Linh, Trịnh Thị Thanh Tâm (2008) Công cụ tài chính phái sinh - Góc nhìn từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, Đề tài nghiên cứu khoa học, Đại học Ngoại thương Hà Nội

10. Nguyễn Minh Kiều, (2006) Hoàn thiện các giải pháp phòng ngừa rủi ro tỷ giá nhằm chuẩn bị hội nhập kinh tế khu vực và thế giới, Đề tài nghiên cứu khoa học, Sở khoa học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh

11. Ngân hàng TMCP Quân đội (2015-2019), Báo cáo thường niên từ 2015 đến 2019, Hà Nội

12. Ngân hàng TMCP Quân đội (2015-2019), Số liệu kế toán năm 2015 đến 2019, Hà Nội

13. Ngân hàng TMCP Quân đội (2015-2019), Báo cáo Ban tổng giám đốc về hoạt động phái sinh hàng hóa qua các năm, Hà Nội

14. Ngân hàng TMCP Quân đội (2015-2019), Báo cáo Ban tổng giám đốc về hoạt động kinh doanh ngoại tệ qua các năm, Hà Nội

15. Phan Thị Thu Hà (2007), Giáo trình Ngân hàng Thương mại, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội

16. Phòng Chính sách tiền tệ, vụ chính sách tiền tệ (2006), Nghiệp vụ tài chính phái sinh và thực trạng sử dụng tại Việt Nam, Trang web Ngân hàng nhà nước Việt Nam https://www.sbv.gov.vn

17. Trương Văn Phước (2005), Xây dựng pháp lệnh ngoại hối hướng tới thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2006 – 2010 trong lĩnh vực ngân hàng, Tạp chí ngân hàng, tr.34

18. Trần Hiền Minh (2005), Kinh nghiệm quốc tế về quản lý rủi ro trong kinh doanh ngoại hối và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam, Tạp chí khoa học và Đào tạo ngân hàng (5+6), tr.65

19. Tôn Tích Quý (2014), Định giá các công cụ phái sinh và một số gợi ý vận dụng vào thực tiễn Việt Nam, Đề tài nghiên cứu, Trung tâm nghiên cứu khoa học và đầu tư chứng khoán, Uỷ ban chứng khoán nhà nước

II. Tài liệu Tiếng Anh:

20. Deutsche Boerse AG (2009), The Global Derivatives Market An Introduction, White Paper, Frankfurt.

21. Deutsche Boerse AG (2010), The Global Derivatives Market A Blueprint for Market Safety and Integrity, White paper, Frankfurt (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

22. Hunt, P. & Kennedy, J. (2004), ‘Financial Derivatives in Theory and Practice’, John Wiley & Son, Ltd.

23. Hull J.C (2009), Options, futures, and other derivatives. Upper Saddle River, NJ: Pearson/Prentice Hall

24. ISDA (2009), Derivatives Usage Survey, ISDA Research Notes, số tháng 2 năm 2009.

25. John Downes (2010), Jordan Elliot Goodman, Dictionary of Finance and Investment Terms Eighth (8th) Edition, Barron's Educational Series, 2010 26. Keffala, M. R., (2015), “How using derivatives affects bank stability in

emerging countries? Evidence from the recent financial crisis”, Research in International Business and Finance,

27. Kaori Suzuki & David Turner (10/12/2005), Sensitive politics over Japan's staple crop delays rice futures plan,”The Financial Times.

28. Khảo sát của BIS (6/2008), Báo cáo thị trường phái sinh OTC bán niên của Ngân hàng Thanh toán Quốc tế (BIS)

29. Li, L. and Yu, Z., (2010), “The Impact of Derivatives Activity on Commercial Banks: Evidence from U.S. Bank Holding Companies”, Asia- Pac Financ Markets,

30. Ngân hàng thanh toán quốc tế - BIS (2015), Statistical release OTC derivatives statistics at end-Dec 2015, Truy cập tại địa

chỉ:https://www.bis.org/statistics/derstats.htm?m=6%7C32%7C71 31. Ngân hàng thanh toán quốc tế - BIS (2016), Statistical release OTC

derivatives

statistics at end-Jun 2016, Truy cập tại địa chỉ:

https://www.bis.org/statistics/derstats.htm?m=6%7C32%7C71

32. Ngân hàng Thanh toán Quốc tế - BIS (2008), Báo cáo thị trường phái sinh OTC bán niên, Truy cập tại địa chỉ:

https://www.bis.org/statistics/derstats.htm?m=6%7C32%7C71

33. Redhead, K. (1996), “Financial Derivatives: An Introduction to Futures, Forwards, Options and Swaps”, Prentice Hall, New York

34. Rangarajan K. Sundaram, (2012), Derivatives in Financial Market Development, Working paper In International Growth Centre (IGC)

Một phần của tài liệu Hoạt động phái sinh tại Ngân hàng TMCP Quân đội: thực trạng và giải pháp. (Trang 116 - 122)