Mục tiêu và phương hướng cho hoạt động pháisinh tài chính tại NH TMCP

Một phần của tài liệu Hoạt động phái sinh tại Ngân hàng TMCP Quân đội: thực trạng và giải pháp. (Trang 101 - 105)

TMCP Quân đội trong thời gian tới

Hiện nay, trong xu thế phát triển của hoạt động phái sinh trên thế giới, việc phát triển các công cụ phái sinh tại Ngân hàngMB là một đòi hỏi tất yếu. Việc phát triển hoạt động phái sinh không những đáp ứng yêu cầu phát triển thành một ngân

hàng thuận tiện, đa năng, thoả mãn nhu cầu khách hàng bằng các sản phẩm dịch vụ chất lượng cao, tiện ích; mà còn giúp ngân hàng phòng ngừa được những rủi ro trong hoàn cảnh thị trường biến động mạnh.

Cùng với sự cạnh tranh ngày càng gay gắt trên thị trường cung cấp sản phẩm phái sinh tài chính cũng như những thay đổi biến động mạnh trên thị trường tỷ giá, lãi suất , đòi hỏi Ngân hàng MB phải có một chiến lược hành động phù hợp, đúng đắn, kịp thời, linh hoạt, đưa ngân hàng đi đúng hướng, nhanh chóng đạt được những mục tiêu đề ra trong giai đoạn tới.

Căn cứ vào thực trạng hoạt động phái sinh, Ngân hàng MB đã đề ra chiến lược phát triển sản phẩm phái sinh trong giai đoạn tới với những mục tiêu sau :

Mục tiêu chung :

Ứng dụng hiệu quả an toàn các công cụ phái sinh vào việc quản lý rủi ro thị trường.

Đưa ngân hàng MB đứng trong top đầu những ngân hàng cung ứng và phát triển mạnh về sản phẩm phái sinh trong những năm tới, tiến tới là ngân hàng cung ứng các sản phẩm phái sinh hàng đầu Việt Nam với chất lượng bằng hoặc cao hơn các Ngân hàng khác tại Việt Nam.

Hoạt động phái sinh tài chính là một trong những hoạt động chính góp phần tăng thu phí dịch vụ ròng đạt mức cao trong tổng thu nhập ròng, giảm sự phụ thuộc vào các sản phầm truyền thống như tín dụng.

Mục tiêu cụ thể :

Mở rộng danh mục các khách hàng sử dụng sản phẩm tài chính tại Ngân hàng MB, thu hút khách hàng mới đồng thời thiết lập mối quan hệ lâu dài với khách hàng cũ, chú trọng công tác truyền thông sản phẩm đến khách hàng cũng như dịch vụ hỗ trợ, chăm sóc khách hàng.

Đa dạng hóa các sản phẩm phái sinh tài chính, đem đến nhiều lựa chọn cho khách hàng, tiến tới phù hợp với hầu hết nhu cầu về bảo hiểm rủi ro tỷ giá, lãi suất, giá cả hàng hóa của khách hàng.

Đặt mục tiêu tăng trưởng doanh số từ các hoạt động phái sinh tài chính tăng 30% so với năm 2019. Trong đó, sẽ tập trung chọn lọc sản phẩm phái sinh để phát triển: thực hiện các hoạt động nghiên cứu xu hướng thị trường, nhu cầu của khách hàng để tập trung phát triển vào sản phẩm phù hợp với thị trường hiện tại

Ưu tiên ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ cho các sản phẩm phái sinh tài chính, phát triển các sản phẩm phái sinh trên nền tảng số, tạo thuận lợi nhất cho việc giao dịch của ngân hàng cũng như khách hàng .

Để đạt được mục tiêu với hiệu quả cao nhất, việc đề ra phương hướng hành động, đưa ngân hàng đi nhanh, đi đúng hướng là vô cùng quan trọng. Do đó, ban lãnh đạo ngân hàng MB đã đề ra một số phương hướng chính để phát triển hoạt động phái sinh trong thời gian tới như sau :

Thứ nhất, Tổ chức quá trình tác nghiệp đối với công cụ tài chính phái sinh theo thông lệ quốc tế, đảm bảo an toàn hiệu quả. Thực hiện rà soát, cải tiến quy trình định kỳ hoặc ngay khi phát hiện những thiếu sót, bất cập, từ đó hoàn thiện quy trình giao dịch đầy đủ, rõ rang, loại bỏ các thao tác, thủ tục thừa. Đây cũng là một yếu tố quan trọng giúp quá trình thực hiện nghiệp vụ được thông suốt, giao dịch được thực hiện nhanh chóng, kịp thời. Ngoài ra, đó cũng là cẩm nang cho mỗi cá nhân tác nghiệp, là công cụ phân định trách nhiệm , kết nối những thao tác khác nhau của các bộ phận khác nhau trong cùng một hoạt động.

Thứ hai, tập trung nghiên cứu thị trường, cung cấp các loại sản phẩm phái sinh phù hợp với nhu cầu thị trường trong từng giai đoạn với chất lượng bằng hoặc cao hơn các ngân hàng khác tại Việt Nam. Việc nghiên cứu thị trường để tìm ra loại sản phẩm các khách hàng đang quan tâm cũng như những lỗ hổng còn bỏ ngỏ của thị trường trong việc cung cấp các sản phẩm phái sinh tài chính đến khách hàng rất quan trọng, giúp cho ngân hàng không đầu tư nguồn lực dàn trải, tập trung

được nguồn lực để khai thác, phát triển các sản phẩm chính. Đồng thời, ngân hàng cũng nắm được chất lượng dịch vụ của mình để ngày càng nâng cao cải tiến thỏa mãn những yêu cầu ngày càng khắt khe của khách hàng cũng như tăng tính cạnh tranh cho ngân hàng trong lĩnh vực đang từng bước cạnh tranh gay gắt hơn giữa các định chế tài chính cung cấp sản phẩm.

Thứ ba, phát huy vai trò của bộ phận quản lý rủi ro thị trường, xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu và dự báo độc lập của Ngân hàng MB đối với biến động thị trường, nhất là tỷ giá, lãi suất. chỉ số chứng khoán … Từ đó, xây dựng chiến lược ứng dụng các sản phẩm phái sinh tài chính vào việc phòng ngừa rủi ro thị trường cho MB.

Thứ tư, xây dựng lộ trình chi tiết, cụ thể cho từng giai đoạn, từng năm về việc ứng dụng các sản phẩm phái sinh vào bảo hiểm rủi ro thị trường cũng như các chiến lược kinh doanh sản phẩm phái sinh. Chiến lược kinh doanh giúp định hướng cho các hoạt động của ngân hàng thông qua các mục tiêu được đặt ra cho từng thời kỳ nhất định. Trong giai đọan đầu, ngân hàng không nên đặt mục tiêu lợi nhuận lên hàng đầu mà mục tiêu chính là làm cho khách hàng hiểu được lợi ích của giao dịch phái sinh trong phòng ngừa rủi ro đến từ thị trường, để từ đó doanh nghiệp làm quen và sử dụng thường xuyên trong quá trình kinh doanh của mình.

Thứ năm, thực hiện xây dựng chiến lược phát triển khách hàng, thu hút khách hàng, thiết lập mối quan hệ lâu dài với khách hàng, chú trọng đến những sản phẩm dịch vụ truyền thống đã tạo niềm tin của khách hàng như tín dụng, cho thuê tài chính, bao thanh toán...từ đó tạo tạo tiền đề để thu hút khách hàng đến với các sản phẩm phái sinh tài chính (như phái sinh ngoại tệ và phái sinh lãi suất)

Thứ sáu, bên cạnh các phương hướng thúc đẩy phát triển sản phẩm, ngân hàng MB cũng đề cao công tác giám sát, quản lý có hiệu quả của các cấp lãnh đạo. Do nghiệp vụ tài chính phái sinh là một nghiệp vụ còn khá mới mẻ và tương đối phức tạp, còn ẩn chứa nhiều rủi ro tiềm tang, do đó Ban lãnh đạo ngân hàng MB cũng yêu cầu công tác giám sát, quản lý phải thực sự sát sao, xây dựng các

tiêu chí cụ thể cho việc thẩm định và phê duyệt các sản phẩm và hoạt động phái sinh mới, xây dựng cơ chế về nhân lực và các nguồn lực khác để đảm bảo hoạt động phái sinh được thực hiện một cách thận trọng, hạn chế thấp nhất rủi ro cho ngân hàng .

Một phần của tài liệu Hoạt động phái sinh tại Ngân hàng TMCP Quân đội: thực trạng và giải pháp. (Trang 101 - 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)