Thực trạng hoạt động pháisinh lãi suất

Một phần của tài liệu Hoạt động phái sinh tại Ngân hàng TMCP Quân đội: thực trạng và giải pháp. (Trang 88 - 92)

Hoạt động phái sinh lãi suất được chính thức áp dụng tại Việt Nam từ năm 2003, nhưng lại là nghiệp vụ được phát triển sau cùng tại MB, tuy nhiên những năm gần đây, phái sinh lãi suất lại là nghiệp vụ có bước nhảy vọt về quy mô, đem lại tăng trưởng về doanh số và lợi nhuận cho MB.

Nghiệp vụ hoán đổi lãi suất đã được các NHTM thực hiện theo quy chế thực hiện giao dịch hoán đổi lãi suất ban hành theo quyết định số 62/2006/QĐ- NHNN ngày 29/12/2006 của Thống đốc NHNN. Văn bản pháp luật hiện hành là Thông tư 01/2015/TT-NHNN hướng dẫn giao dịch ngoại tệ trên thị trường ngoại tệ trong nước giữa các TCTD được phép hoạt động ngoại hối với nhau và giữa TCTD được phép hoạt động ngoại hối với khách hàng. MB bắt đầu được cấp phép cho hoạt động phái sinh lãi suất từ năm 2010.

Theo thông tư 01/2015 của NHNN, sản phẩm phái sinh lãi suất bao gồm các sản phẩm sau :

- Sản phẩm lãi suất kỳ hạn (Forward rate agreement): là sản phẩm trong đó NHTM giao kết hợp đồng phái sinh lãi suất với khách hàng, theo đó vào ngày giao kết hợp đồng phái sinh lãi suất các bên thỏa thuận xác định mức lãi suất kỳ hạn sẽ

0 50 100 150 200 250 300 350 400 450 2015 2016 2017 2018 2019 Mua HĐTL Cà phê Bán HĐTL Cà phê Tổng doanh số mua bán

áp dụng trên cùng giá trị khoản vốn danh nghĩa; vào ngày đến hạn hợp đồng phái sinh lãi suất, NHTM hoặc khách hàng thanh toán một lần duy nhất số tiền chênh lệch giữa lãi suất kỳ hạn đã thỏa thuận trong hợp đồng phái sinh lãi suất với lãi suất tham chiếu trên cùng giá trị khoản vốn danh nghĩa.

- Sản phẩm hoán đổi lãi suất một đồng tiền (Interest rate swap): là sản phẩm cho phép chuyển đổi từ lãi suất thả nổi sang lãi suất cố định hoặc ngược lại mà không thay đổi các điều kiện khác của Giao Dịch Gốc. Với sản phẩm này, khách hàng có thể bảo hiểm rủi ro lãi suất của Việt Nam Đồng trong trường hợp lãi suất thị trường có xu hướng biến động bất lợi cho Giao Dịch Gốc. Giao Dịch Gốc có thể là một trong các giao dịch tiền gửi, phát hành hoặc đầu tư giấy tờ có giá, vay vốn, cho thuê tài chính, mua hàng hoá trả chậm.

- Sản phẩm hoán đổi lãi suất giữa hai đồng tiền (Cross currency swap): Cho phép khách hàng thực hiện hoán đổi định kỳ lãi suất của hai loại tiền tệ. Trong giao dịch này, NHTM và khách hàng tiến hành trao đổi định kỳ khoản tiền lãi (theo lãi suất cố định hoặc thả nổi) của một đồng tiền sang lãi (theo lãi suất cố định hoặc thả nổi) của một đồng tiền khác.Sản phẩm này cho phép khách hàng bảo hiểm rủi ro lãi suất cũng như thay đổi danh mục rủi ro phù hợp với nhận định và khẩu vị rủi ro của khách hàng. Số Tiền Gốc trong giao dịch có thể được hoán đổi vào đầu kỳ (nếu có), và/ hoặc giảm dần/ tăng dần trong kỳ, và vào cuối kỳ theo tỷ giá ngoại hối giao ngay được thống nhất tại thời điểm ban đầu khi thực hiện giao dịch. Việc trao đổi số tiền gốc vào cuối kỳ mang tính bắt buộc trong giao dịch CCS.

- Sản phẩm hoán đổi lãi suất giữa hai đồng tiền cộng dồn (Accrual Interest Rate Swap): Là sản phẩm hoán đổi lãi suất giữa hai đồng tiền, trong đó ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và khách hàng có thỏa thuận về khoản tiền lãi được nhận hoặc phải trả được tính theo các mức lãi suất có kèm theo các điều kiện dựa trên biến động tỷ giá, lãi suất thị trường và được cộng dồn theo kỳ thanh toán đã thỏa thuận trên giá trị khoản vốn danh nghĩa;

- Sản phẩm quyền chọn lãi suất có 3 loại là quyền chọn lãi suất giới hạn trần (Interest Rate Option - Cap) và Quyền chọn lãi suất giới hạn sàn (Interest Rate Option - Floor) và Quyền chọn lãi suất kết hợp trần - sàn (Interest Rate Option - Collar)

Tại MB hiện nay chủ yếu phát triển các nghiệp vụ phái sinh lãi suất sau : Giao dịch hoán đổi lãi suất một đồng tiền (Interest rate swap - IRS), Giao dịch hoán đổi lãi suất một đồng tiền cộng dồn (Accrual Interest Rate Swap - AIRS), Giao dịch hoánđổi lãi suất giữa hai đồng tiền hoặc hoán đổi tiền tệ chéo (Cross Currency Swap - CCS); nhằm mục đích cung cấp phòng ngừa rủi ro lãi suất cho giao dịch gốc của Khách hàng cũng như là biện pháp phòng vệ rủi ro lãi suất cho chính MB. Đến nay, nhiều cặp đồng tiền dã đuợc sử dụng trong giao dịch hoán đổi như: USD/VND, EUR/USD, USD/JPY, trong đó chiếm chủ yếu là cặp đồng tiền USD/JPY và USD/VND. Với khả năng tài chính của mình, MB có thể cung cấp các kỳ hạn linh hoạt từ 1 tháng cho đến 10 năm, mức đặt cọc ký quỹ từ 0% trở lên, phụ thuộc vào xếp hạng tín dụng của khách hàng. Đồng thời MB có thể tùy chỉnh từng phương án phái sinh cung cấp đáp ứng nhu cầu phòng ngừa rủi ro của khách hàng

Ngân hàng MB chủ yếu cung ứng và kinh doanh các sản phẩm phái sinh lãi suất cho khách hàng và trên thị trường trong nước. Về đối tượng khách hàng, trong giai đoạn 5 năm gần đây, MB cũng phát triển được nền tảng khách hàng mạnh với đủ ngành nghề xuất nhập khẩu trên khắpcả nước, số lượng lên đến hàng trăm khách hàng từ những khách hàng doanh nghiệp có quy mô lớn đến những khách hàng vừa và nhỏ như những công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn kinh doanh về nông sản, thủy hải sản, đồ gỗ, may mặc, vận tải…

Bảng 2.9: Bảng số lượng khách hàng giao dịch công cụ phái sinh hoán đổi lãi suất từ 2015-2019 Năm Số lượng khách hàng Tăng trưởng tuyệt đối 2015 2 2

2016 15 13

2017 57 42

2018 127 70

2019 158 31

(Nguồn : Báo cáo Ban tổng giám đốc về hoạt động phái sinh lãi suất tại MB từ năm 2010 – 2019)

Về doanh số, trong giai đoạn từ năm 2015 - 2019, doanh số tuyệt đối tăng trưởng trung bìnhhàng năm đạt 99,2 triệu USD, doanh số tương đối tăng trưởng trung bình hàng năm đạt 54,99%. Doanh số năm sau cao hơn các năm trước do số lượng khách hàng mới tăng thêm và các khách hàng có giao dịch thường xuyên hơn. Đặc biệt trong năm 2018 , do nắm bắt được xu hướng tỷ giá USD/VND biến động mạnh, cùng với mạng lưới chi nhánh kinh doanh sản phẩm phủ rộng khắp 63 tỉnh thành cả nước, MB đã có chính sách tập trung thúc đẩy mạnh mảng hoạt động phái sinh lãi suất, từ đó kết quả đạt được là: danh mục phái sinh lãi suất của MB lần đầu tiên đạt quy mô xấp tỷ 1 tỷ USD (tương đương khoảng 23.000 tỷ đồng) Năm 2018 có tốc độ bứt phá về doanh số ngoạn mục nhất khi tăng tới 155,6 triệu USD, tương đương 131,17% so với năm 2017.

Bảng 2.10: Bảng doanh số giao dịch hoán đổi lãi suất tại NH Quân đội giai đoạn 2015 - 2019

Năm Doanh số giao dịch hoán đổi (Triệu USD)

Tăng trưởng tuyệt đối (Triệu USD)

2015 87,5 87,5

2016 134,9 47,4

2017 157,5 22,6

2018 364,1 206,6

(Nguồn : Báo cáo Ban tổng giám đốc về hoạt động phái sinh lãi suất tại MB từ năm 2010 – 2019)

Hoạt động phái sinh lãi suất là hoạt động được triển khai sau cùng tại MB, tuy nhiên lại có mức tăng trưởng lớn nhất, so với hoạt động phái sinh tiền tệ và phái sinh giá cả hàng hóa. Có được điều này là do phái sinh lãi suất đem đến cho các doanh nghiệp sự lựa chọn thiết thực hơn trong giai đoạn này khi lãi suất biến động có những ảnh hưởng xấu đến doanh nghiệp. Đặc biệt là với các hợp đồng xuất nhập khẩu có kỳ hạn dài trên 365 ngày, hợp đồng càng dài rủi ro tiềm tàng càng cao, khách hàng đã có thể bảo hiểm một phần rủi ro về tỷ giá và lãi suất cho mình bằng các hợp đồng hoán đổi lãi suất một đồng tiền hay hợp đồng tiền tệ chéo, trong khi hợp đồng kỳ hạn ngoại tệ lại bị giới hạn về mặt thời hạn là dưới 365 ngày.

Xu thế sử dụng hợp đồng phái sinh lãi suất của doanh nghiệp ngày càng tăng đòi hỏi MB cần phải tập trung chú trọng phát triển sản phẩm mới này nhất trong các sản phẩm phái sinh tài chính của mình

Một phần của tài liệu Hoạt động phái sinh tại Ngân hàng TMCP Quân đội: thực trạng và giải pháp. (Trang 88 - 92)