Đầu tư phát triển công nghệ thông tin phục vụ các hoạt động trong

Một phần của tài liệu Hoạt động phái sinh tại Ngân hàng TMCP Quân đội: thực trạng và giải pháp. (Trang 110 - 112)

Các sản phẩm phái sinh hàm chứa yếu tố công nghệ rất cao, nếu không có công nghệ thông tin thì thị trường các công cụ tài chính phái sinh không thể có những bước phát triển như hiện nay. Chính vì vai trò quan trọng của công nghệ thông tin như vậy nên ngân hàng MB cần có sự quan tâm thích đáng đến đầu tư phát triển công nghệ thông tin phục vụ các hoạt động trong lĩnh vực giao dịch phái sinh. Một số giải pháp ngân hàng MB nên thực hiện trong thời gian tới để đảm bảo tốt việc hỗ trợ của Công nghệ thông tin đối với các hoạt động phái sinh là:

- Trước hết, ngân hàng MB cần xác định rõ các yêu cầu cần cải tiến công nghệ thông tin của đơn vị kinh doanh, đơn vị vận hành – là những bộ phận giao dịch trực tiếp với khách hàng; và yêu cầu của các đơn vị quản lý thông qua việc lấy ý kiến hàng quý, hàng năm, hoặc ngay khi có sự thay đổi trong các quy định của Ngân hàng nhà nước.

- Ngân hàng MB cũng cần khuyến khích tất cả các cán bộ nhân viên tham gia vào quy trình hoạt động phái sinh có những ý tưởng cải tiến công nghệ thông tin mới, từ đó ngày càng hoàn thiện hơn cho các phần mềm MB đang sử dụng, hoặc xây dựng những phần mềm mới đáp ứng được những yêu cầu của người sử dụng. Mục đính chính là thực thi nhanh, đem lại hiệu quả kinh tế cao cho hoạt động phái sinh cũng như sự hài lòng cho khách hàng sử dụng dịch vụ.

- Trong việc lựa chọn giải pháp ứng dụng hỗ trợ hoạt động phái sinh, ngân hàng MB cũng cần lựa chọn giải pháp trọn gói của các đơn vị cung cấp có đủ năng lực của nước ngoài để hạn chế những rủi ro về mặt kỹ thuật, thông qua đó tiếp thu các quy trình nghiệp vụ, các thông lệ trong quá trình quản lý hoạt động phái sinh.

3.3.8. Tăng cường cơ chế kiểm soát nội bộ

Tại ngân hàng MB kiểm toán nội bộ hiện đang tập trung chủ yếu vào các hoạt động truyền thống như huy động, cho vay, cho thuê tài chính, chưa có cán bộ có chuyên môn và kinh nghiệm trong việc kiểm toán đối với các hoạt động tài chính phái sinh. MB nên xác định kiểm toán nội bộ là một bộ phận quan trọng của kiểm tra nội bộ. Trong hoạt động ứng dụng công cụ tài chính phái sinh, kiểm toán nội bộphải đảm bảo thực hiện: Kiểm tra tính đầy đủ và hiệu quả của hệ thống quản lý rủi ro kể cả việc tuân thủ với chính sách, thủ tục và các quy định về hạn mức; Kiểm tra tính đầy đủ và kiểm thử các quá trình quản lý tác nghiệp (kể cả nguyên tắc tách bạch chức năng) và sự tuân thủ các chính sách, quy định của nhân viên; Điều tra các sự việc bất thường như vượt hạn mức, kinh doanh vượt thẩm quyền, sai lệch phát hiệntrong quá trình đối chiếu các báo cáo và tài khoản.

Bộ phận kiểm toán nội bộ nên được đánh giá đúng mức về tầm quan trọng trong cơ cấu tổ chức để những khuyến cáo của họ có hiệu lực. Cơ chế quản lý phải đảm bảo không làm cản trở việc thu thập thông tin và thực hiện chức năng của bộ phận kiểm toán nội bộ.

3.3.9. Tăng cường hoạt động phân tích, dự báo, giám sát rủi ro thông qua hệ thống hạn mức

Hiện nay ngân hàng MB đã xây dựng mô hình kinh doanh hoạt động phái sinh theo ba cấp : Bộ phận kinh doanh trực tiếp, Bộ phận kiểm soát và quản lý rủi ro, Bộ phận xử lý giao dịch. Cán bộ giữa ba bộ phận này phải làm việc một cách độc lập, không phụ thuộc vào nhau để tránh sự thông đồng trong giao dịch, góp phần quản lý rủi ro một cách có hiệu quả. Trong bối cảnh thị trường có nhiều biến động ảnh hưởng đến các chỉ số như hiện nay, bộ phận kiểm soát và quản lý rủi ro cần phát huy mạnh hơn vai trò phân tích, dự báo, giám sát rủi ro, đặc biệt là thông qua hệ thống hạn mức để hạn chế tổn thất cho ngân hàng khi thực hiện các giao dịch phái sinh

Các hạn mức quan trọng cần xây dựng và thường xuyên rà soát, điều chỉnh như sau

- Hạn mức giao dịch trong ngày: cho phép kiểm soát tổng giá trị giao dịch trong ngày ứng với một cán bộ kinh doanh hoạt động phái sinh, hạn chế rủi ro thua lỗ do đầu cơ tỷ giá.

- Hạn mức giao dịch của khách hàng: cho phép kiểm soát tổng giá trị giao dịch của một khách hàng, từ đó kiểm soát được những rủi ro đến từ việc đối tác hay khách hàng không thể hoặc không muốn thực hiện các nghĩa vụ đã cam kết trong giao dịch phái sinh. Khi khách hàng muốn tiếp tục giao dịch cần phải đảm bảo đã hoàn thành nghĩa vụ với các giao dịch trong hạn mức cho phép. Việc đánh giá để xác định hạn mức cho mỗi khách hàng là rất quan trọng và cần phải được ngân hàng kiểm tra thường xuyên và định kỳ.

Một phần của tài liệu Hoạt động phái sinh tại Ngân hàng TMCP Quân đội: thực trạng và giải pháp. (Trang 110 - 112)