Thực trạng hoạt động pháisinh hàng hóa

Một phần của tài liệu Hoạt động phái sinh tại Ngân hàng TMCP Quân đội: thực trạng và giải pháp. (Trang 81 - 88)

Theo công văn số 10286/NHNN-CSTT ngày 28/12/2009 của NHNN, MB được thực hiện giao dịch phái sinh giá cả hàng hóa cho khách hàng từ năm 2010 đến nay, với tư cách là trung gian môi giới cho khách hàng, giúp khách hàng có thể mua bán các hợp đồng tương lai hàng hoá trên các sàn giao dịch hợp đồng tương lai quốc tế để bảo hiểm cho hàng hoá thực của mình. Cùng với BIDV, Techcombank, Sacombank, Ngân hàng MB là một trong những ngân hàng đầu tiên tiên phong cung ứng sản phẩm phái sinh hàng hóa trên thị trường phái sinh Việt Nam.

Hoạt động phái sinh giá cả hàng hóa của Ngân hàng MB hiện tại bao gồm: - Hợp đồng tương lai hàng hóa (Commodity futures contract): là hợp đồng đã được tiêu chuẩn hoá quy định cụ thể về loại hàng hoá, khối lượng, ngày giao hàng, đồng tiền định giá.

- Hợp đồng quyền chọn hàng hóa tiêu chuẩn (Options on futures contract): là hợp đồng cho phép người mua quyền được có một trạng thái đối với Hợp đồng

0 2000 4000 6000 8000 10000 12000 2015 2016 2017 2018 2019 Thu nhập từ HĐ PSTT Thu nhập KDNH Tổng thu nhập trước thuế

tương lai hàng hóa. Các hợp đồng quyền chọn hàng hóa trên sàn được giao dịch tại các trung tâm/sở giao dịch hàng hóa tập trung, được tiêu chuẩn hóa, và được giao dịch thông qua các thành viên môi giới của sàn/sở giao dịch hàng hóa.

MB thực hiện giao dịch mua bán các hợp đồng hàng hóa phái sinh cho khách hàng trên các thị trường hàng hóa quốc tế, từ đó phát sinh 2 giao dịch đối ứng MB giao dịch với khách hàng và Ngân hàng MB giao dịch với sàn giao dịch quốc tế, thông qua broker là Phillip Future và FCSTONE. MB phải duy trì tiền ký quỹ tại hai đối tác trên, đồng thời khách hàng giao dịch cũng phải ký quỹ tại MB. Hàng ngày MB sẽ thực hiện làm báo cáo tài chính về tình hình lãi lỗ theo ngày cho các khách hàng. Bản chất lợi nhuận của Ngân hàng MB là phần chênh lệch giữa phí thu được của khách hàng và phí trả cho đối tác Phillip Futures và FCSTONE nên MB không phát sinh rủi ro trong hoạt động này.

Về đối tượng khách hàng, kể từ khi phát sinh nghiệp vụ từ năm 2010 cho đến nay, MB cung ứng sản phẩm phái sinh giá cả hàng hóa chủ yếu trên các thị trường nông sản, kim loại và nhiên liệu cho các nhóm đối tượng khách hàng là các doanh nghiệp mua, bán hàng hóa trong nước, doanh nghiệp xuất nhập khẩu, công ty hàng không và hộ kinh doanh xuất nhập khẩu. Số lượng khách hàng đang giao dịch tại MB hiện nay có trên 80 khách hàng bao gồm cả các tổ chức kinh tế lớn và nhỏ. Một số khách hàng tham gia nhiều trên thị trường như: Công ty cổ phần Tập đoàn Tân Long, Công ty cổ phần dịch vụ Thuận Phát, Công ty cổ phần Intimex Mỹ Phước...Từ năm 2010 đến năm 2019, số lượng khách hàng tham gia sản phẩm phái sinh giá cả hàng hóa tại MB tăng trưởng qua các năm. Từ con số 1 khách hàng năm 2010, đến hết năm 2019, số lượng khách hàng đã lên đến 86 khách hàng, 70% trong số đó là những khách hàng có giao dịch thường xuyên, liên tục. Số lượng khách hàng tham gia thị trường phái sinh hàng hóa nông sản chiếm 65 %, còn lại là các khách hàng trên các thị trường sản phẩm khác như kim loại hay năng lượng.

Biểu đồ 2.4: Bảng số lượng khách hàng giao dịch nghiệp vụ phái sinh hàng hóa tại Ngân hàng Quân đội từ năm 2010 - 2019

(Nguồn : Báo cáo Ban tổng giám đốc về hoạt động phái sinh hàng hóa tại MB từ năm 2010 – 2019)

Về doanh số hoạt động phái sinh hàng hóa, trong năm 2018 Ngân hàng MB được Tập đoàn tài chính Phillip Futures trao tặng giải thưởng "Largest ICE Arabica and Robusta coffee futures and options volume" và vinh dự nằm trong Top 3 ngân hàng có doanh số giao dịch hàng hóa phái sinh lớn nhất Việt Nam.

1 1 3 7 23 27 33 57 75 86 0 20 40 60 80 100 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019

Số lượng khách hàng giao dịch hợp đồng tương lai

Số lượng khách hàng giao dịch hợp đồng tương lai

Bảng 2.8: Bảng số liệu doanh số giao dịch hợp đồng tương lai tại Ngân hàng Quân đội giai đoạn năm 2015 – 2019

Năm Doanh số giao dịch hợp đồng tương lai (Lot) Tăng trưởngtuyệt đối (Lot) Tỷ lệ tăng trưởng (%) 2015 120.000 120.000 100 2016 180.000 60.000 50% 2017 269.000 89.000 49,4% 2018 535.000 266.000 98,9% 2019 308.000 - 227.000 -51,78%

(Nguồn : Báo cáo Ban tổng giám đốc về hoạt động phái sinh hàng hóa tại MB từ năm 2010 – 2019)

Qua bảng trên ta thấy, doanh số giao dịch có sự tăng trưởng qua từng năm. Năm 2017 tăng 89.000 lot so với năm 2016, năm 2018 doanh số tăng trưởng đột biến, tăng 266.000 lot so với năm 2017. Đến năm 2019, doanh số giao dịch giảm 42,9 % so với năm 2018, tăng trưởng doanh số âm 227.000 lot, song vẫn cao hơn 39.000 lot so với năm 2017.

Nguyên nhân là do trong năm 2018, giá cả hàng hóa biến động mạnh trên thị trường nông sản – thị trường kinh doanh chủ yếu của các khách hàng tại MB, nên các doanh nghiệp chú trọng hơn đến nhu cầu bảo hiểm giá phòng ngừa rủi ro. Sang đến năm 2019, doanh số giao dịch giảm ở mức 42,9% do giá cả hàng hóa có xu hướng ổn định hơn, lượng hàng hóa cũng như nhu cầu bảo hiểm giá cả hàng hóa của các doanh nghiệp giảm.

Bên cạnh đó, hiện nay Ngân hàng MB cũng là một trong những ngân hàng tiên phong về việc áp dụng công nghệ vào từng nghiệp vụ. Ngoài phương thức đặt lệnh qua điện thoại với chuyên viên giao dịch phái sinh hàng hóa tại MB, từ năm 2018, khách hàng đã có thể trực tiếp đặt lệnh với sàn giao dịch hàng hóa qua web,

tăng độ chính xác và tiết kiệm thời gian cho khách hàng. Trong thời gian tới đây, MB cũng sẽ tiến hành số hóa cho nghiệp vụ này, nhằm tạo điện kiện nhanh và thuận tiện nhất cho khách hàng khi có thể đặt lệnh và giao dịch qua phần mềm ngay trên điện thoại, giảm được tối đa thời gian giao dịch cũng như kịp thời đặt lệnh xử lý khi giá thị trường có dấu hiệu biến động nhanh và mạnh.

Việc áp dụng công nghệ vào nghiệp vụ cũng là một trong những nguyên nhân đưa hoạt động phái sinh của Ngân hàng MB phát triển hơn trong những năm gần đây, doanh số giao dịch và lợi nhuận tăng trưởng qua từng năm. Ngân hàng MB đã thiết lập hệ thống máy tính được nối mạng với các thị trường lớn như : LIFFE, SIMEX, TOCOM, NYBOT...giúp khách hàng theo dõi được diễn biến của giá cả trên thế giới

Về thu nhập của hoạt động phái sinh giá cả hàng hóa, năm 2018 cũng đã đánh dấu một con số tăng trưởng vượt bậc, thu nhập năm 2018 đạt hơn 35,8 tỷ VND, cao gấp 1,7 lần so với năm 2017 và gấp 1,6 lần so với năm 2019 tiếp theo .

Biểu đồ 2.5: Thu nhập từ hoạt động phái sinh hàng hóa tại Ngân hàng Quân đội giai đoạn 2015 – 2019

Đơn vị tính: Tỷ đồng 0 5 10 15 20 25 30 35 40 2015 2016 2017 2018 2019 11 13,2 20,4 35,8 22,1 Thu nhập (Tỷ đồng)

(Nguồn : Tác giả tự tổng hợp qua bảng cân đối kế toán các năm 2015, 2016, 2017, 2018, 2019 của MB)

Trong các sản phẩm phái sinh hàng hóa tại MB, khối lượng giao dịch hợp đồng tương lai chiếm vị trí chủ yếu, còn các giao dịch quyền chọn hay hoán đổi có số lượng rất khiêm tốn. Cụ thể, năm 2019, giá trị giao dịch tương lai giá cả hàng hóa chiếm tỷ trọng 92,8% tiếp đến là hợp đồng quyền chọn chiếm tỷ trọng 7,1% và hợp đồng hoán đổi với tỷ trọng 0,5 %

Biểu đồ 2.6: Tỷ trọng các loại giao dịch trong hoạt động phái sinh giá cả hàng hóa tại Ngân hàng Quân đội năm 2019

(Đơn vị tính: %)

(Nguồn : Báo cáo Ban tổng giám đốc về hoạt động phái sinh hàng hóa tại MB từ năm 2010 – 2019)

Hợp đồng tương lai được các doanh nghiệp ưa chuộng do sản phẩm này cho phép doanh nghiệp linh động chốt giá mua và giá bán hàng hoá trực tiếp theo từng kỳ hạn trên sàn tương lai hàng hóa phù hợp với hoạt động mua bán hàng thực. Giá cả trên sàn là giá tham chiếu cho giao dịch các loại hàng hoá này nên các DN có thể chủ động bảo hiểm giá rất hiệu quả. Về chi phí, doanh nghiệp chỉ cần ký quỹ và trả phí giao dịch cho ngân hàng, mức ký quỹ của sản phẩm này tương đối vượt trội (tối đa đạt 1:30 tùy theo một số mặt hàng), do đó doanh nghiệp không cần đầu tư quá nhiều vốn để tham gia

92,8 7,1 0,5 HĐ tương lai HĐ quyền chọn HĐ hoán đổi (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

giao dịch. Còn đối với hợp đồng quyền chọn giá cả hàng hóa, doanh nghiệp cố định được giá mua hoặc bán hàng hóa tại một mức giá cụ thể trong một thời gian xác định. Doanh nghiệp vừa có thể phòng ngừa được biến động giá cả hàng hóa, song vẫn không giới hạn khả năng tận dụng cơ hội của thị trường, do doanh nghiệp có quyền quyết định thực hiện hay không thực hiện hợp đồng quyền chọn. Đây cũng là ưu điểm nổi trội hơn so với hợp đồng tương lai và hoán đổi. Tuy nhiên đổi lại doanh nghiệp cũng phải trả một khoản phí quyền chọn khá cao, đồng thời về bản chất nghiệp vụ, đây cũng là một loại sản phẩm phức tạp hơn, đòi hỏi doanh nghiệp phải am hiểu được sản phẩm, nghiên cứu kỹ biến động thị trường và có những dự đoán thích hợp để phòng ngừa được rủi ro về giá cả hàng hóa. Đây cũng là một trong số những nguyên nhân chính khiến cho hợp đồng quyền chọn vẫn chiếm một tỷ trọng khiêm tốn trong tổng doanh số giao dịch sản phẩm phái sinh hàng hóa tại MB

Các sản phẩm như cà phê, cao su, ngũ cốc, kim loại… là những mặt hàng được các doanh nghiệp giao dịch phổ biến tại MB. Do giá cả trên sàn là giá tham chiếu cho giao dịch các loại hàng hoá này nên các DN có thể chủ động bảo hiểm giá rất hiệu quả. Nhờ có hợp đồng phái sinh giá cả hàng hóa, DN có thể linh động chốt giá mua và giá bán hàng hoá trực tiếp theo từng kỳ hạn trên sàn tương lai hàng hóa phù hợp với hoạt động mua bán hàng thực. Trong số đó, giao dịch hợp đồng tương lai cà phê được MB thực hiện với doanh số tương đối lớn và ổn định hơn cả

Biểu đồ 2.7: Doanh số giao dịch hợp đồng tương lai cà phê so với Tổng doanh số hợp đồng tương lai giai đoạn 2015 – 2019

(Nguồn : Báo cáo Ban tổng giám đốc về hoạt động phái sinh hàng hóa tại MB từ năm 2010 – 2019)

Một phần của tài liệu Hoạt động phái sinh tại Ngân hàng TMCP Quân đội: thực trạng và giải pháp. (Trang 81 - 88)