Thực trạng hoạt động pháisinh ngoại tệ

Một phần của tài liệu Hoạt động phái sinh tại Ngân hàng TMCP Quân đội: thực trạng và giải pháp. (Trang 71 - 81)

Trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ, Ngân hàng MB hiện đang sử dụng hai loại nghiệp vụ phái sinh là hợp đồng kỳ hạn và hợp đồng hoán đổi để bảo hiểm rủi ro tỷ giá cho các khách hàng và cho chính ngân hàng.

Hoạt động phái sinh ngoại tệ tại Ngân hàng MB hiện nay được giao dịch phù hợp theo Thông tư số 15/2015/TT-NHNN bao gồm: Sản phẩm mua, bán ngoại tệ kỳ hạn; sản phẩm hoán đổi ngoại tệ và sản phẩm quyền chọn mua, bán ngoại tệ. Do hiện nay, NHNN chưa cho phép các TCTD cung ứng sản phẩm phái sinh ngoại tệ cho các tổ chức, cá nhân nước ngoài, nên tại MB sản phẩm phái sinh ngoại tệ đang được cung ứng cho các đối tượng khách hàng sau: sản phẩm ngoại tệ kỳ hạn được thực hiện với khách hàng là tổ chức kinh tế và người cư trú là tổ chức khác hoặc cá nhân; sản phẩm hoán đổi ngoại tệ thực hiện với khách hàng là tổ chức kinh tế. Đối với sản phẩm quyền chọn tiền tệ, MB chỉ bán quyền cho khách hàng là tổ chức kinh tế, người cư trú là tổ chức khác và cá nhân, không thực hiện mua quyền với khách hàng.

2.3.1.1. Về hợp đồng mua bán ngoại tệ kỳ hạn :

Đối tượng khách hàng cho hoạt động này chủ yếu là các khách hàng doanh nghiệp lớn quen thuộc của Ngân hàng MB, có nhu cầu mua ngoại tệ để thanh toán L/C nhập khẩu đến hạn hoặc bán ngoại tệ khi có hợp đồng xuất khẩu được đối tác thanh toán. Đồng thời MB cũng sử dụng hợp đồng ngoại tệ kỳ hạn này để chủ động linh hoạt ứng phó trước những rủi ro của thị trường khi có sự thay đổi đột ngột về tỷ giá, nhằm giúp hạn chế mức lỗ của ngân hàng trong hoàn cảnh thị trường ngoại hối thế giới có sự biến động mạnh.

Trong vòng hơn 10 năm trở lại đây, từ năm 2007 – 2018, sau khi NHNN có những nới lỏng về khung pháp lý đối với giao dịch kỳ hạn trong Quyết định số 648/2004/QĐ-NHNN ngày 28/5/2004 của Thống đốc NHNN ban hành để sửa đổi bổ sung một số điều của Quyết định số 679/2002/QĐ-NHNN năm 2002, cũng như đưa ra những quy định chi tiết về giao dịch kỳ hạn trong thông tư số 15/2015/TT- NHNN, doanh số giao dịch sản phẩm kỳ hạn tại MB đã có sự gia tăng đáng kể. Cụ thể,trước đây tỷ giá kỳ hạn giữa USD và VND bị khống chế bằng việc quy định mức trần áp dụng cho từng kỳ hạn trên cơ sở tỷ lệ phần trăm gia tăng so với trần tỷ giá giao ngay theo tính toán của NHNN trong từng thời kỳ, tuy nhiên hiện tại NHNN đã cho phép NHTM và doanh nghiệp tự do xác định và thỏa thuận tỷ giá kỳ hạn theo thông lệ quốc tế, trên cơ sở chênh lệch giữa hai mức lãi suất hiện hành là lãi suất tái cấp vốn do Ngân hàng Nhà nước công bố và lãi suất mục tiêu Đô la Mỹ của Cục dự trữ liên bang Mỹ. Bên cạnh đó, giới hạn về thời hạn giao dịch kỳ hạn cũng đã được dỡ bỏ đối với các giao dịch giữa các loại ngoại tệ với nhau, cho phép thực hiện theo thông lệ quốc tế, đồng thời mở rộng kỳ hạn từ mức 7 ngày đến 180 ngày sang mức 3 ngày đến 365 ngày đối với các giao dịch giữa đồng Việt Nam và các loại ngoại tệ nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của doanh nghiệp và ngân hàng.

Giai đoạn 2015 – 2019, doanh số mua bán ngoại tệ của Ngân hàng MB chứng kiến một sự gia tăng vượt bậc, sau 5 năm doanh số mua bán ngoại tệ đã tăng 4 lần. Cùng với đó, doanh số giao dịch phái sinh ngoại tệ cũng có xu hướng tăng lên đáng kể qua các năm, cho thấy các doanh nghiệp ngày càng am hiểu và có thói quen sử dụng các công cụ phái sinh ngoại tệ như một loại bảo hiểm rủi ro tỷ giá hối đoái,

Bảng 2.4 :Doanh số mua bán ngoại tệ tại Ngân hàng Quân đội giai đoạn 2015 - 2019

Đơn vị: Triệu USD

(Nguồn:Báo cáo thường niên MB các năm 2015, 2016, 2017,2018, 2019)

Bảng 2.5 : Doanh số giao dịch kỳ hạn tại Ngân hàng quân đội giai đoạn 2015 - 2019

Năm

Doanh số giao dịch (Đơn vị: triệu USD)

Tăng trưởng tuyệt đối

(Đơn vị: triệu USD)

Tỷ lệ tăng trưởng (Đơn vị: %) 2015 108,1 108,1 100 2016 321,5 213,4 197,4% 2017 359,9 38,4 11,9% 2018 1107,3 747,4 207,67% Chỉ tiêu Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Tổng doanh số mua bán ngoại tệ 32.325 86.643 79.718 93.456 129.086 Doanh số mua bán với

khách hàng

1.299 2.011 2.513 2.182 3.851

Doanh số mua bán trên thị trường liên ngân hàng

31.026 84.632 77.205 91.274 125.235 Doanh số MBNT phái sinh (HĐHĐ+HĐKH) 1.616 6.065 6.536 10.280 13.617 Doanh số MBNT giao ngay 30.709 80.578 73.182 83.176 115.469 Tỷ trọng doanh số MBNT

phái sinh trên tổng doanh số MBNT

2019 3790,9 2683,6 242,36%

(Nguồn:Báo cáo thường niên Ngân hàng Quân từ năm 2015 đến năm 2019)

Qua bảng trên ta có thể thấy, doanh số giao dịch kỳ hạn tại Ngân hàng MB từ năm 2015 đến năm 2019 đã có một sự gia tăng đáng kể. Doanh số năm 2016 gấp gần 2 lần năm 2015. Từ năm 2016 đến năm 2017 doanh số có sự chững lại, tuy nhiên về tổng doanh số vẫn tăng. Điển hình trong năm 2018, 2019 đã chứng kiến một sự gia tăng mạnh về doanh số giao dịch kỳ hạn, năm 2018 gấp 3 lần năm 2017, năm 2019 cũng gấp 3,4 lần năm 2018. Nguyên nhân là do sự biến động về tỷ giá tương đối lớn trong năm 2018 và 2019, nên bản thân ngân hàng Ngân hàng MB cũng như các khách hàng có nhu cầu sử dụng hợp đồng ngoại tệ kỳ hạn để phòng ngừa rủi ro tỷ giá cho chính ngân hàng cũng như cho các hợp đồng xuất nhập khẩu .

Mặc dù có sự gia tăng về doanh số qua từng năm, tuy nhiên hoạt động phái sinh kỳ hạn không phải là điểm mạnh trong hệ thống các công cụ phái sinh của Ngân hàng MB. Doanh số giao dịch sản phẩm ngoại tệ kỳ hạn năm 2019 so với tổng doanh số mua bán ngoại tệ chỉ chiếm khoảng 2,9%, còn lại tới 89,5% là giao dịch giao ngay. Đây được đánh giá là công cụ phái sinh đơn giản nhất, song đối với doanh nghiệp lại có một số nhược điểm như sau: Kỳ hạn giao dịch hợp đồng ngoại tệ kỳ hạn thường là ngắn ngày, do đó doanh nghiệp không sử dụng được với các khoản thanh toán ngoại tệ cũng như vay trả nợ trên 365 ngày. Trong khi đó những khoản vay dài ngày này lại là những khoản vay lớn và hàm chứa rất nhiều rủi ro về tỷ giá cần được bảo hiểm trong dài hạn. Ngoài ra đây là một hợp đồng có tính bắt buộc thực hiện, cho nên khi thời hạn thanh toán của hợp đồng thương mại không khớp với kỳ hạn hợp đồng mua bán ngoại tệ kỳ hạn thì doanh nghiệp phải bỏ ra thêm một khoản chi phí nữa để rút ngắn hoặc kéo dài trạng thái ngoại hối. Trong trường hợp vi phạm thời hạn thanh toán hợp đồng kỳ hạn, doanh nghiệp còn phải chịu phạt một khoản lãi suất phạt do ngân hàng và doanh nghiệp thỏa thuận trên hợp đồng căn cứ theo thông lệ thị trường. Vì những lý do đó mà nghiệp vụ kỳ hạn ngoại tệ hiện nay có xu hướng tăng lên theo thời gian nhưng vẫn chiếm

một tỷ trọng khiêm tốn trong hoạt động phái sinh ngoại tệ tại ngân hàng MB. Biểu đồ 2.1: Cơ cấu doanh số mua bán ngoại tệ tại Ngân hàng Quân đội

năm 2019

Đơn vị tính : %

(Nguồn: Báo cáo tài chính của MB năm 2019)

2.3.1.2. Về hoạt động hoán đổi ngoại tệ :

Hiện nay, tại MB, hoạt động hoán đổi ngoại tệ đang được cho phép sử dụng với khách hàng là các định chế tài chính và các tổ chức kinh tế, giữa Hội sở MB với các chi nhánh; không được thực hiện giao dịch hoán đổi ngoại tệ với các tổ chức khác và cá nhân.

Về mức ký quỹ đảm bảo cho các hợp đồng giao dịch hoán đổi ngoại tệ, MB quy định mức ký quỹ từ 0% trở lên tạo thuận lợi cho khách hàng giao dịch, mức ký quỹ được quyết định tùy theo uy tín và xếp hạng khách hàng tại MB.

2,9 7,6

89,5

HĐ FORWARD HĐ SWAP HĐ SPOT

Bảng 2.6 : Doanh số giao dịch hoán đổi ngoại tệ tại Ngân hàng MB giai đoạn 2015 - 2019

Năm Doanh số giao dịch (Đơn vị: Triệu USD)

Tăng trưởng tuyệt đối (Đơn vị : triệu USD)

Tăng trưởng tươngđối (Đơn vị: %) 2015 1507,9 1507,9 100 2016 5743,5 4235,6 280,9 2017 6176,1 432,6 7,53 2018 9172,7 2996,6 48,52 2019 9826,1 653,4 7,12

(Nguồn : Báo cáo Ban Tổng giám đốc MB về hoạt động kinh doanh ngoại tệ)

Biểu đồ 2.2: Doanh số giao dịch hoán đổi ngoại tệ tại Ngân hàng MB giai đoạn 2015 – 2019

Đơn vị : Triệu USD

(Nguồn : Báo cáo Ban Tổng giám đốc MB về hoạt động kinh doanh ngoại tệ) 1507,9 5743,5 6176,1 9172,7 9826,1 0 2000 4000 6000 8000 10000 12000 2015 2016 2017 2018 2019

Về thực trạng doanh số giao dịch, hoạt động hoán đổi ngoại tệ tại Ngân hàng MB trong giai đoạn từ 2015 – 2019 chứng kiến một sự gia tăng đột biến, từ 1507,9 triệu USD năm 2015 lên 5743,5 triệu USD năm 2016 (tăng gấp 3,8 lần), năm 2017 doanh số tăng 432,6 triệu USD so với năm 2016, tỷ lệ tăng trưởng giảm tuy nhiên doanh số vẫn tăng. Năm 2018 doanh số giao dịch tiếp tục gấp 1,5 lần năm 2017 và năm 2019 tăng gấp 1,07 lần năm 2018. Trong đó chiếm chủ yếu giao dịch trên thị trường liên ngân hàng, giao dịch của ngân hàng với các doanh nghiệp chỉ chiếm 3,07%.

Nguyên nhân của sự gia tăng đột biến này là do đây là giai đoạn tỷ giá VNĐ/USD có sự biến động thất thường. Cụ thể, trong năm 2018 (Tháng 6/2018 – 8/2018) Tỷ giá VNĐ/USD liên tục nằm trong xu hướng tăng mạnh trên cả thị trường chính thức và thị trường tự do. Ngày 29/7/2018, tỷ giá VNĐ/USD trên thị trường tự do vượt trần tỷ giá của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) và đạt đỉnh tới 23.650 VNĐ/1 USD vào ngày 17/8/2018. Từ tháng 9/2018-12/12/2018, tỷ giá VNĐ/USD ổn định xoay quanh mức cân bằng mới khoảng 23.400 VNĐ/1USD. Tính đến ngày 31/12, tỷ giá trung tâm được duy trì ở mức cao kỷ lục 22.825 đồng. Như vậy, so với phiên giao dịch đầu tiên của năm 2018 (2/1/2018), tỷ giá trung tâm đã tăng tới 410 đồng, theo đó, tỷ giá tại các ngân hàng cũng tăng mạnh khoảng 480-500 đồng/USD so với đầu năm 2018.

(Nguồn: Ngân hàng nhà nước Việt Nam, www.vietcombank.vn,

www.vangsaigon.com )

Trong bối cảnh tỷ giá còn có khả năng biến động thất thường do những yếu tố như kinh tế Mỹ tăng trưởng ấn tượng (Tốc độ tăng trưởng - GDP năm 2018 ước tăng 2,9% so với mức tăng 2,2% năm 2017), Ngân hàng Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) tiếp tục nâng lãi suất đồng USD thêm 4 lần trong năm khiến USD tăng giá 4,8% khiến các ngoại tệ khu vực mất giá tương ứng và cuộc chiến tranh thương mại Mỹ-Trung đem lại tâm lý lo ngại rủi ro giảm đà tăng trưởng của nhiều nền kinh tế châu Á, khiến các đồng tiền trong khu vực mất giá khá nhiều, các ngân hàng thương mại tại Việt Nam nói chung và ngân hàng MB nói riêng đều có xu hướng sử dụng công cụ hoán đổi ngoại tệ vừa như một biện pháp phòng ngừa rủi ro tỷ giá, vừa đáp ứng được nhu cầu thanh toán.

Ưu điểm rõ rệt nhất của giao dịch này là giúp MB giảm được chi phí vốn từ việc tối ưu hóa dòng tiền, có được lượng tiền nhất định (thường là USD hoặc VND) tại thời điểm cần thiết, ví dụ khi MB đang "thiếu" USD và "thừa" VND sẽ thực hiện hoán đổi với một ngân hàng đang "thừa" USD và "thiếu" VND; USD hoặc VND sẽ được chuyển giao ngay ở hiện tại, VND hoặc USD sẽ được chuyển giao ở tương lai. Từ đó, giúp ngân hàng kiểm soát tốt nguồn vốn khả dụng, giải quyết được tình trạng thiếu hụt vốn VND tạm thời, bảo toàn được trạng thái ngoại

tệ ròng. Đây cũng là nguyên nhân chính khiến cho hoạt động hoán đổi ngoại tệ tại MB được sử dụng phổ biến và chiếm tỷ trọng lớn hơn so với hoạt động kỳ hạn ngoại tệ.

Theo bảng trên, ta có thể thấy tỷ trọng của hoạt động hoán đổi ngoại tệ chiếm khoảng 9,1% trong tổng doanh số mua bán ngoại tệ, gấp gần 3 lần so với doanh số hoạt động kỳ hạn ngoại tệ

Đồng thời, tại MB hoạt động hoán đổi ngoại tệ chủ yếu được sử dụng trên thị trường liên ngân hàng với mục đích bù đắp vốn khả dụng VND tạm thời thiếu, chứ chưa được các khách hàng doanh nghiệp có nhu cầu về ngoại tệ ưu tiên sử dụng nhiều.

2.3.1.3. Về hoạt động quyền chọn tiền tệ:

Theo Quyết định số 145/2004 QĐ-NHNN và các quy định nội bộ của MB, MB chỉ được phép thực hiện bán quyền chọn cho tổ chức kinh tế và cá nhân, không được quyền mua quyền chọn.

MB đã được cấp giấy phép cho nghiệp vụ này từ năm 2015, các sản phẩm quyền chọn ngoại tệ cũng đã được MB đưa lên triển khai trên các phần mềm giao dịch của hệ thống, tuy nhiên đến thời điểm hết năm 2019, MB chưa phát sinh giao dịch quyền chọn nào với khách hàng liên ngân hàng cũng như khách hàng là các tổ chức kinh tế.

Đây cũng là một giao dịch mới trên thị trường sản phẩm phái sinh Việt Nam và hầu như không được các ngân hàng thương mại cũng như khách hàng doanh nghiệp ưa chuộng sử dụng. Một trong những nguyên nhân của thực trạng này là do nghiệp vụ quyền chọn tiền đồng đã bị dừng thực hiện từ ngày 23/03/2009 theo văn bản số 1820/NHNN-QLNH của Ngân hàng nhà nước. Hiện nay các ngân hàng thương mại chỉ được cung cấp sản phẩm quyền chọn giữa hai cặp ngoại tệ với nhau, trong khi đó nhu cầu giao dịch giữa các cặp ngoại tệ của thị trường liên ngân hàng cũng như doanh nghiệp không nhiều, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu thông thường có nhu cầu về cặp ngoại tệ USD/VND do các hợp đồng thương mại của

họ hầu hết là USD/VND. Sự thắt chặt và hạn chế về khung pháp lý của Ngân hàng nhà nước cũng là một trong những nguyên nhân chính khiến cho nghiệp vụ quyền chọn tiền tệ chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong các hoạt động phái sinh tại Việt Nam.

Thêm vào đó, về mặt kỹ thuật thì quyền chọn được coi là tương đối phức tạp đối với các doanh nghiệp và cả với ngân hàng. Quyền chọn có rất nhiều chiến lược mua và bán đồng thời để hạn chế rủi ro, nên để vận dụng thành công các chiến lược đó đòi hỏi người sử dụng phải có kiến thức và sự nhạy cảm để dự đoán sự biến động tỷ giá trên thị trường cũng như đưa ra chiến lược kinh doanh quyền chọn hợp lý. Đối với nhiều doanh nghiệp, các khái niệm vẫn còn khá xa lạ, khó hiểu so với giao dịch kỳ hạn và hoán đổi do đó các doanh nghiệp chưa sẵn sàng sử dụng nghiệp vụ này để bảo hiểm rủi ro cho mình.

Bên cạnh đó, yếu tố phí quyền chọn cao cũng khiến cho các doanh nghiệp cũng như các ngân hàng thương mại nói chung, MB nói riêng đắn đo hơn khi sử dụng nghiệp vụ quyền chọn này .

Nhìn chung, hoạt động phái sinh tiền tệ tuy doanh số còn hạn chế so với tổng doanh số giao dịch kinh doanh ngoại hối, nhưng tăng trưởng qua từng năm, trong những năm 2017, 2018 và 2019 đã chứng kiến một sự đóng góp đáng kể vào thu nhập của hoạt động kinh doanh ngoại tệ nói riêng và tổng thu nhập của ngân hàng nói chung

Bảng 2.7 : Thu nhập từ hoạt động phái sinh tiền tệ tại Ngân hàng quân đội giai đoạn 2015 – 2019

Đơnvị:Tỷ VND

(Nguồn: Bảng cân đối kế toán của MB từ năm 2015 đến năm 2019)

Chỉ tiêu Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019

Thu nhập từ hoạt động phái sinh tiền tệ

23,1 25,4 43,6 32,5 45,8

Thu nhập KDNH 112,3 790,8 752,6 444,57 647,48

Biểu đồ 2.3: Thu nhập từ hoạt động phái sinh tiền tệ so với Thu nhập kinh doanh ngoại hối và tổng thu nhập trước thuế của Ngân hàng Quân đội

Đơn vị: Tỷ VND

(Nguồn: Bảng cân đối kế toán của MB giai đoạn 2015- 2019)

Một phần của tài liệu Hoạt động phái sinh tại Ngân hàng TMCP Quân đội: thực trạng và giải pháp. (Trang 71 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)