Cơ cấu tổ chức và quy mô của Ngân hàng TMCP Quân đội

Một phần của tài liệu Hoạt động phái sinh tại Ngân hàng TMCP Quân đội: thực trạng và giải pháp. (Trang 61)

Hệ thống cơ cấu tổ chức của MB khá hoàn thiện và vững chắc, có sự phân quyền và giao nhiệm vụ cụ thể từ trên xuống dưới, tạo điều kiện cho các phòng ban quản lý, hoàn thành công việc hiệu quả cũng như kiểm soát được rủi ro, góp phần đem lại kết quả hoạt động tối ưu cho ngân hàng.

Nhiệm vụ, chức năng của các phòng ban tiêu biểu:

Đại hội đồng cổ đông : Cơ quan có thẩm quyền cao nhất của MB là Đại hội đồng cổ đông. Đại hội cổ đông sẽ thông qua định hướng phát triển Ngân hàng, đồng thời có quyền bầu, bãi nhiệm, miễn nhiệm thành viên Hội đồng quản trị và Ban Kiểm soát.

Hội đồng quản trị : Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý ngân hàng, nhân danh MB để đưa ra các quyết định thực hiện quyền và nghĩa vụ của công ty, cũng như các quyền và nghĩa vụ nằm ngoài thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông.

Ban Kiểm soát : Ban Kiểm soát là cơ quan giám sát hoạt động của MB, nhằm đánh giá tính trung thực, hợp lý hoạt động kinh doanh và các báo cáo tài chính của hệ thống MB. Đồng thời, thực hiện kiểm toán nội bộ, kiểm soát đánh giá việc chấp hành quy định pháp luật, quy định nội bộ, điều lệ nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị. Cơ quan kiểm toán nội bộ thuộc thành viên của Ban kiểm soát

Tổng giám đốc : Tổng giám đốc là người chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị, trước pháp luật về việc điều hành hoạt động kinh doanh hàng ngày của MB theo nhiệm vụ quyền hạn phù hợp quy định pháp luật và Điều lệ của MB.

Hệ thống mạng lưới của MB :

Tính đến năm 2019, MB có 1 trụ sở chính ; 269 chi nhánh/ Phòng giao dịch trong nước (99 chi nhánh và 197 phòng giao dịch) ; 2 chi nhánh tại nước ngoài (Lào, Campuchia) và 1 văn phòng đại diện tại Nga.

Các công ty con và công ty liên kết :

MB Group hiện có 6 công ty con bao gồm : Công ty cổ phần Chứng khoán MB (MBS), Công ty cổ phần quản lý quỹ và khai thác tài sản MB (MBAMC), Công ty cổ phần quản lý quỹ đầu tư MB (MB Capital), Tổng công ty Cổ phần Bảo hiểm Quân Đội (MIC), Công ty TNHH Bảo hiểm nhân thọ MB Ageas Life, Công ty Tài chính TNHH MB Shinshei (Mcredit). Trong năm 2019, các công ty con đều đang hoạt động hiệu quả, cùng với ngân hàng mẹ đóng góp một phần lợi nhuận

không nhỏ vào mục tiêu tăng trưởng của MB Group.2.1.3 Các hoạt động kinh doanh chủ yếu của Ngân hàng TMCP Quân Đội:

2.1.3.1. Các lĩnh vực được phép hoạt động:

Dưới sự cho phép của Ngân hàng nhà nước Việt Nam, Ngân hàng MB thực hiện đầy đủ chức năng của một ngân hàng thương mại được phép kinh doanh đa năng tổng hợp về tiền tệ, tín dụng, dịch vụ ngân hàng và phi ngân hàng, làm ngân hàng đại lý, phục vụ các dự án từ các nguồn vốn, các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước. Hoạt động kinh doanh của MB tập trung vào các lĩnh vực sau :

- Kinh doanh ngân hàng theo các quy định của Thống đốc NHNN Việt Nam: gồm các hoạt động trung gian tiền tệ và các hoạt động dịch vụ tài chính.

- Cung ứng sản phẩm phái sinh theo quy định của Pháp luật;

- Đại lý bảo hiểm và các dịch vụ liên quan khác theo quy định của pháp luật; - Kinh doanh trái phiếu và các giấy tờ có giá khác theo quy định của pháp luật; - Mua bán, gia công, chế tác vàng;

- Đối với các ngành nghề kinh doanh có điều kiện, ngân hàng chỉ kinh doanh khi có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật.

Chi tiết theo Giấy phép thành lập và hoạt động NHTM cổ phần số 100/GP- NHNN ngày 16/10/2018.

2.1.3.2. Một số kết quả hoạt động kinh doanh chính trong năm 2019 :

Bảng 2.1 : Kết quả kinh doanh hợp nhất quý 4/2019 của Ngân hàng Quân đội

Bảng 2.2 : Kết quả hoạt động trong năm 2019 của Ngân hàng Quân đội

Đơn vị tính : Tỷ VND

Kết thúc năm 2019, Ngân hàng MB ghi nhận tổng lợi nhuận trước thuế cao kỷ lục đạt trên 10.000 tỷ đồng, tăng khoảng 30% so với năm 2018, vượt 5% kế hoạch cả năm được Đại hội cổ đông thông qua.

Trong năm 2019, thu nhập lãi thuần của Ngân hàng MB lũy kế cả năm 2019 đạt gần 18,000 tỷ đồng, tăng 23%, với thu nhập lãi đạt gần 31,197 tỷ đồng, tăng 26%; và chi phí lãi chiếm gần 13,197 tỷ đồng, tăng 29% so với năm 2018. Đây cũng là một năm MB ghi dấu tăng trưởng mạnh mẽ về thu từ dịch vụ: lãi thuần dịch vụ tăng 24%, đạt gần 3,186 tỷ đồng và lãi thuần từ kinh doanh ngoại hối tăng 46% so với năm trước, đạt hơn 647 tỷ đồng.

411,488 tỷ đồng, tăng 14% so với năm 2018, chủ yếu từ cho vay khách hàng đạt gần 250,331 tỷ đồng, tăng 17% và các khoản lãi, phí phải thu tăng 10% so với đầu kỳ, đạt gần 3,772 tỷ đồng. Trong đó, dự phòng cho vay khách hàng chiếm gần 3,200 tỷ đồng.

Về nguồn vốn huy động, ngân hàng MB ghi nhận tiền gửi của khách hàng đạt gần 272,710 tỷ đồng, tăng 14% so với đầu kỳ trong khi tiền gửi và vay các TCTD khác giảm 17%, còn hơn 50,314 tỷ đồng. Phát hành giấy tờ có giá cao gấp 2 lần đầu kỳ, đạt hơn 26,289 tỷ đồng.

Cùng với đó, tính đến cuối năm 2019, nợ xấu của ngân hàng MB chiếm gần 2,898 tỷ đồng, tiếp tục duy trì mức thấp dưới 1%. Trong đó, nợ dưới tiêu chuẩn (nợ nhóm 3) và nợ nghi ngờ (nợ nhóm 4) lần lượt tăng 26% và 13%, nợ có khả năng mất vốn (nợ nhóm 5) giảm 36%, chiếm gần 618 tỷ đồng.

2.2. Các điều kiện cho việc thực hiện hoạt động phái sinh tại Ngân hàng TMCP Quân đội Quân đội

2.2.1. Điều kiện về cơ sở pháp lý

2.2.1.1. Khung pháp lý chung điều chỉnh hoạt động cung ứng dịch vụ phái sinh của Ngân hàng nhà nước Việt Nam

Để thị trường hoạt động hiệu quả, Ngân hàng nhà nước trong những năm vừa qua đã xây dựng một hành lang pháp lý tương đối đầy đủ, tạo cơ sở giúp các Ngân hàng, Tổ chức tín dụng phi Ngân hàng triển khai thuận lợi các nghiệp vụ này trong thực tế. Dưới đây là các quy định hiện hành của Ngân hàng nhà nước về cung ứng sản phẩm phái sinh đối với các Tổ chức tín dung: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Luật các Tổ chức tín dụng (TCTD) năm 2010

Hoạt động cung cứng sản phẩm phái sinh được quy định trong Điều 105.1 và 105.2 như sau : “Sau khi được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận bằng văn bản, ngân hàng thương mại được kinh doanh, cung ứng dịch vụ cho khách hàng ở trong nước và nước ngoài các sản phẩm sau đây: a) Ngoại hối; b) Phái sinh về tỷ giá, lãi

suất, ngoại hối, tiền tệ và các tài sản tài chính khác. Ngân hàng Nhà nước quy định về phạm vi kinh doanh ngoại hối; điều kiện, trình tự, thủ tục chấp thuận việc kinh doanh ngoại hối; kinh doanh, cung ứng sản phẩm phái sinh của ngân hàng thương mại”.

Như vậy, Ngân hàng thương mại chỉ được cung ứng sản phẩm phái sinh khi xin được giấy phép chấp thuận của Ngân hàng nhà nước và phải tuân thủ phạm vi kinh doanh các sản phẩm theo đúng quy định cho phép của Ngân hàng nhà nước.

Pháp lệnh ngoại hối

Ngoại tệ là loại tài sản cơ sở quan trọng và phổ biến trong các loại tài sản cơ sở của sản phẩm phái sinh, do đó, hoạt động cung ứng sản phẩm phái sinh cũng chịu sự quản lý của các quy định về hoạt động ngoại hối tại Pháp lệnh Ngoại hối số 28/2005/PL-UBTVQH11 ngày 13/12/2005, Pháp lệnh số 06/2013/PL- UBTVQH13 ngày 18/3/2013 (Sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Ngoại hối) và Nghị định số 70/2014/NĐ-CP ngày 17/7/2014.

Quy định của NHNN

Trên cơ sở Luật các TCTD, Pháp lệnh Ngoại hối, NHNN đã ban hành các quy định làm nền tảng cho triển khai các công cụ tài chính phái sinh, cụ thể bao gồm:

Về cấp giấy phép đối với nghiệp vụ phái sinh của TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài: Văn bản hợp nhất số 12/VBHN-NHNN ngày 29/11/2017 quy định về việc cấp giấy phép và tổ chức, hoạt động của NHTM, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, văn phòng đại diện của TCTD nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng tại Việt Nam.

Về nghiệp vụ kinh doanh, cung ứng sản phẩm phái sinh ngoại tệ

Thông tư số 15/2015/TT-NHNN ngày 02/10/2015 hướng dẫn giao dịch ngoại tệ trên thị trường ngoại tệ của các TCTD được phép hoạt động ngoại hối. Văn bản này đưa ra các quy định cụ thể về các sản phẩm kỳ hạn, hoán đổi và quyền chọn

ngoại tệ của các NHTM. Trong đó, Theo Điều 4, với các TCTD được phép khác, NHTM được phép thực hiện giao dịch giao ngay, giao dịch kỳ hạn, giao dịch hoán đổi, giao dịch quyền chọn; với Tổ chức kinh tế NHTM được phép thực hiện giao dịch giao ngay, giao dịch kỳ hạn, giao dịch hoán đổi, giao dịch quyền chọn (trừ giao dịch mua quyền chọn); với người cư trú là tổ chức khác và cá nhân, NHTM được thực hiện giao dịch giao ngay, giao dịch kỳ hạn, giao dịch quyền chọn (trừ giao dịch mua quyền chọn). NHTM không được cung ứng sản phẩm phái sinh ngoại tệ cho người không cư trú là tổ chức, cá nhân. Đối với quyền chọn USD- VND, để hạn chế yếu tố đầu cơ ảnh hưởng đến điều hành tỷ giá, NHNN đã dừng cho phép thực hiện giao dịch này theo văn bản số 1820/NHNN-QLNH ngày 18/3/2009.

Tại các Điều từ Điều 5 đến Điều 13 trong thông tư, NHNN cũng đã đưa ra những quy định cụ thể về đồng tiền, tỷ giá, kỳ hạn, hình thức thỏa thuận xác nhận giao dịch, phương tiện giao dịch và ngày thanh toán giao dịch. Bảng 2.3. Các sản phẩm phái sinh ngoại hối các TCTD được phép cung cứng

(Nguồn : Quy định của NHNN và tác giả tự tổng hợp ) Về nghiệp vụ kinh doanh, cung ứng sản phẩm phái sinh lãi suất:

NHNN đã ban hành Thông tư số 01/2015/TT-NHNN ngày 06/01/2015 quy định hoạt động kinh doanh, cung ứng sản phẩm phái sinh lãi suất của NHTM, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Trong đó, NHTM, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được phép cung ứng sản phẩm phái sinh lãi suất trên thị trường trong nước và kinh doanh sản phẩm phái sinh lãi suất trên thị trường quốc tế đối với những loại sản phẩm phái sinh lãi suất sau: Sản phẩm lãi suất kỳ hạn (Forward rate agreement),

Sản phẩm hoán đổi lãi suất một đồng tiền (Interest rate swap), Sản phẩm hoán đổi lãi suất giữa hai đồng tiền hoặc hoán đổi tiền tệ chéo (Cross currency swap), Sản phẩm quyền chọn lãi suất (Interest rate option). Điều 11 của Thông tư có quy định “Khi kinh doanh sản phẩm phái sinh lãi suất trên thị trường quốc tế, ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải thực hiện với tổ chức tài chính nước ngoài được xếp hạng tín nhiệm tối thiểu Baa/P-3 theo đánh giá xếp hạng của Moody’s Investors Service hoặc BBB-/A-3 theo đánh giá xếp hạng của Standard&Poor’s hoặc BBB-/F3 theo đánh giá xếp hạng của Fitch Ratings tại thời điểm giao kết hợp đồng phái sinh lãi suất, trừ trường hợp chi nhánh ngân hàng nước ngoài kinh doanh sản phẩm phái sinh lãi suất trên thị trường quốc tế với ngân hàng mẹ hoặc chi nhánh ở nước ngoài của ngân hàng mẹ.”

Về nghiệp vụ cung ứng sản phẩm phái sinh giá cả hàng hóa của NHTM:

Thông tư số 40/2016/TT-NHNN ngày 30/12/2016 quy định hoạt động cung ứng sản phẩm phái sinh giá cả hàng hóa của NHTM.

Về hoạt động ngoại hối: Văn bản hợp nhất số 45/VBHN-NHNN ngày 17/10/2016 hướng dẫn về phạm vi hoạt động ngoại hối, điều kiện, trình tự, thủ tục chấp thuận hoạt động ngoại hối của TCTD, CNNHNNg.

Về chứng khoán phái sinh và thị trường chứng khoán phái sinh: Nghị định số 42/2015/NĐ-CP ngày 05/05/2015.

2.2.1.2. Các văn bản quy định của Ngân hàng Quân đội

Trên cơ sở tuân thủ các quy định của NHNN, Ngân hàng MB đã soạn thảo và ban hành các văn bản, hướng dẫn, quy trình thực hiện cho các phòng ban.

Mỗi nghiệp vụ cung ứng sản phẩm phái sinh đều được hệ thống hóa thành quy trình, trong đó nêu rõ lưu đồ thực hiện giữa các phòng ban, giữa ngân hàng với khách hàng; quy định rõ trách nhiệm của các phòng ban tham gia; cũng như xây dựng đầy đủ các mẫu hợp đồng, xác nhận giao dịch, các chứng từ liên quan

khác để giao dịch với khách hàng. Từ đó, tạo điều kiện thuận lợi cho việc kinh doanh sản phẩm phái sinh được thực hiện thông suốt, hạn chế rủi ro.

Tính đến hết năm 2019, Ngân hàng MB đã xây dựng đầy đủ các quy trình cho các loại nghiệp vụ phái sinh ngoại hối, phái sinh giá cả hàng hóa, phái sinh lãi suất, chứng khoán phái sinh. Cùng với đó, các hướng dẫn về hạch toán, ghi nhận lợi nhuận, lưu trữ chứng từ cũng được ban hành đi kèm đầy đủ.

Hàng năm hoặc ngay khi có sự thay đổi trong hệ thống văn bản pháp luật của Ngân hàng nhà nước, các Quy trình, hướng dẫn của Ngân hàng MB đều được các phòng ban có liên quan tham gia rà soát, cải tiến để cập nhất nhất với quy định của Ngân hàng nhà nước cũng như phù hợp với tình hình kinh doanh của Ngân hàng. Như vậy, về điều kiện cơ sở pháp lý, Ngân hàng MB hoàn toàn đáp ứng được các yêu cầu của NHNN để thực hiện kinh doanh và cung ứng các sản phẩm phái sinh lãi suất như đã nói ở trên.

2.2.2. Điều kiện về cơ sở hạ tầng, công nghệ

MB là một trong những ngân hàng đi tiên phong trong việc ứng dụng công nghệ vào kinh doanh. Do đó, Khối Nguồn vốn và kinh doanh tiền tệ - nơi thực hiện chính các hoạt động phái sinh được trang bị các thiết bị và phần mền chuyên dụng, hiện đại theo tiêu chuẩn quốc tế phục vụ cho các hoạt động kinh doanh các sản phẩm tài chính phái sinh.MB cũng thực hiện quản trị mô hình ngân hàng hiện đại, bảo đảm tính độc lập củatừng bộ phận, đảm bảo hệ thống thông tin thông suốt phục vụ cho quản lý và kinh doanh. Cùng với đó, Ngân hàng MB cũng xây dựng các hệ thống giao dịch online như hệ thống Front to back quản lý giao dịch từ Kinh doanh đến vận hành, đảm bảo các giao dịch được xử lý chính xác, kịp thời cũng như kiểm tra giám sát, báo cáo các số liệu chi tiết và tổng hợp trong toàn hệ thống. Các phần mềm lưu chuyển chứng từ online đã được đưa vào sử dụng để tăng thời gian xử lý giao dịch từ chi nhánh đến Hội sở. Bên cạnh đó, Ngân hàng MB cũng xây dựng hệ sinh thái tương tác cho khách hàng doanh nghiệp lớn và doanh nghiệp vừa và nhỏ, từ

đó thúc đẩy kinh doanh, tạo điều kiện thuận lợi cho chuyên viên kinh doanh nắm bắt và đưa sản phẩm nhanh hơn đến các doanh nghiệp đang nhu cầu sản phẩm phái sinh.

2.2.3. Điều kiện về cơ cấu tổ chức và quản trị điều hành (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Để đảm bảo quá trình cung ứng sản phẩm phái sinh được thông suốt cũng như quản lý được rủi ro, MB hiện đang tổ chức bộ máy theo các khối Front office, khối Middle office và Khối back office. Chức năng nhiệm vụ của từng khối như sau:

Khối Front office: bao gồm Khối nguồn vốn và kinh doanh tiền tệ tại Hội sở và mạng lưới chi nhánh trục dọc, đảm nhận nhiệm vụ chủ yếu là kinh doanh các sản phẩm phái sinh trên thị trường liên ngân hàng và với các khách hàng.

Khối Middle Office: là Khối quản trị rủi ro có chức năng nhận diện, đánh giá mức độ rủi ro thị trường, quản lý tính thanh khoản, rủi ro lãi suất, rủi ro hối đoái, từ đó vừa kiểm soát vừa cảnh báo cho Đơn vị kinh doanh để tối đa hóa lợi nhuận trên cơ sở cân bằng với rủi ro.

Khối Back office – khối Vận hành : là khối hỗ trợ đơn vị kinh doanh xác nhận giao dịch với khách hàng, thực hiện hạch toán, thanh toán các giao dịch trên hệ thống. Đồng thời cũng là đơn vị kiểm soát số liệu, thực hiện các báo cáo liên quan đến hoạt động phái sinh theo yêu cầu của Ngân hàng nhà nước và các cơ quan chủ

Một phần của tài liệu Hoạt động phái sinh tại Ngân hàng TMCP Quân đội: thực trạng và giải pháp. (Trang 61)