Xâydựng chiến lược và tổ chức thực hiện chiến lược ứng dụng các

Một phần của tài liệu Hoạt động phái sinh tại Ngân hàng TMCP Quân đội: thực trạng và giải pháp. (Trang 105 - 106)

Ngân hàng MB đã xây dựng chiến lược phát triển chung cho toàn bộ hoạt động kinh doanh của ngân hàng đến năm 2021, nhưng chưa có chiến lược phát triển cụ thể cho mảng sản phẩm phái sinh. Trong khi đó, Công cụ phái sinh vốn là một lĩnh vực còn rất mới mẻ và phức tạp, không những là sản phẩm cung cấp cho khách hàng mà còn là công cụ phục vụ công tác quản lý điều hành,bảo hiểm cho ngân hàng, vì vậy rất cần một chiến lược phát triển chi tiết, cụ thể và áp dụng thống nhất trên toàn hệ thống. Xây dựng được chiến lược cụ thể, chi tiết cho việc phát triển các công cụ phái sinh, MB sẽ tạo một lộ trình, đích đến rõ ràng. Bên cạnh đó, việc có chiến lược cụ thể cũng sẽ tạo ra sự quán triệt về nhận thức, sự ưu tiên về các nguồn lực (nhân lực, vật lực, tài lực) cho sự phát triển trên toàn hệ thống.

Căn cứ vào các mục tiêu và phương hướng đã đề ra, từ ban lãnh đạo ngân hàng MB đến các phòng ban trực tiếp tham gia hoạt động phái sinh tại MB cần xây dựng một chiến lược cụ thể, đi từ chiến lược tổng thể đến chiến lược chi tiết cho từng phòng ban, bộ phận. Cùng với đó, ngân hàng MB cũng cần phải xây dựng kế hoạch hành động chi tiết cho các chiến lược đã đề ra, từ đó phân bổ nguồn lực hợp lý, ưu tiên triển khai những mục tiêu quan trọng và thiết yếu trước.

Để chiến lược bám sát với mục tiêu và phương hướng đã đề ra, đạt được hiệu quả tốt nhất thúc đẩy hoạt động phái sinh phát triển, ngân hàng MB cần làm tốt công tác phổ biến, quán triệt nhận thức đến không chỉ các phòng ban trực tiếp có hoạt động phái sinh như Khối nguồn vốn và kinh doanh tiền tệ, khối quản trị rủi

ro, khối vận hành hay phòng kinh doanh của các chi nhánh, mà còn đến từng cá nhân trong toàn hệ thống có liên quan đến việc thực thi chiến lược. Trong quá trình thực hiện cần đảm bảo tuân thủ tính mục tiêu của chiến lược, tập trung nguồn lực để hoàn thành mục tiêu đề ra, kịp thời đề xuất những khó khăn cũng như kiến nghị để Ban lãnh đạo có những chỉ đạo, điều chỉnh kịp thời trong quá trình thực hiện chiến lược.

Song hành cùng với đó, ngân hàng MB cũng cần định kỳ tổ chức các cuộc rà soát, đánh giá hiệu quả của chiến lược theo từng giai đoạn, từ đó linh hoạt thay đổi để phù hợp với thực trạng hoạt động phái sinh tại ngân hàng cũng như những diễn tiến thay đổi của thị trường.

Một phần của tài liệu Hoạt động phái sinh tại Ngân hàng TMCP Quân đội: thực trạng và giải pháp. (Trang 105 - 106)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)