Khái niệm về công cụ pháisinh và hoạt động phái sinh:

Một phần của tài liệu Hoạt động phái sinh tại Ngân hàng TMCP Quân đội: thực trạng và giải pháp. (Trang 27 - 30)

1.1.2.1 Công cụ phái sinh:

“Phái sinh” được dịch từ nguyên gốc tiếng Anh là “derivative”, có nghĩa là “bắt nguồn từ” hay “phát sinh từ”. Trên thế giới, hiện nay có nhiều định nghĩa khác nhau về CCPS được đưa ra bởi những tổ chức uy tín như sau:

Theo sách trắng báo cáo về thị trường phái sinh toàn cầu của một trong những tổ chức điều hành sàn chứng khoán lớn nhất thế giới Deutsche Boerse AG cho rằng: “CCPS là những công cụ tài chính mà giá trị của nó phụ thuộc (hoặc bắt nguồn) từ giá trị của những biến số cơ sở. “Biến số cơ sở là những yếu tố (như giá trị, mức độ biến động giá,...) của một tài sản cơ sở (underlying asset) được giao dịch trong hợp đồng phái sinh

Theo John Downes và Jordan Elliot Goodman (2010) thì “CCPS là một hợp đồng có giá trị phụ thuộc vào kết quả hoạt động của một tài sản, tài chính gốc, một chỉ số hoặc các công cụ đầu tư khác”

Còn tại Việt Nam, trong Luật các Tổ chức tín dụng năm 2010 (khoản 23. Điều 4) thuật ngữ sản phẩm phái sinh được giải thích là “Công cụ tài chính được định giá theo biến động dự kiến về giá trị của một tài sản tài chính gốc như tỷ giá, lãi suất, ngoại hối, tiền tệ hoặc tài sản tài chính khác”.

Dù được định nghĩa theo nhiều cách khác nhau, nhưng tựu trung lại CCPS là một công cụ mà giá trị của nó bắt nguồn từ giá trị của các tài sản cơ sở; thu nhập trong tương lai của nó phụ thuộc vào sự thay đổi của các biến số cơ sở, như giá của hàng hóa, tỷ giá, lãi suất, chỉ số chứng khoán hay các loại chỉ số khác. Bản thân CCPS không có giá trị, mà giá trị của nó phụ thuộc vào giá trị của tài sản cơ sở.

Tài sản cơ sở có thể là bất cứ thứ gì được 2 bên chấp thuận giao dịch và được chia thành 2 nhóm chính như sau:

- Tài sản hàng hóa:

+ Nông sản: ngũ cốc (ngô, lúa mỳ, đậu), các loại thịt, các sản phẩm bơ sữa, lâm sản, coca, café, đường…

+ Nhiên liệu: dầu thô, dầu sưởi, dầu diesel, dầu ethanol, xăng, khí ga, than. + Kim loại: vàng, bạc, bạch kim, paladin, đồng, thép, uranium.

+ Thời tiết: Nhiệt độ các nước Mỹ, Canada, Australia, Châu Âu, Châu Á Thái Bình Dương, bão hurricane, sương mù, lượng tuyết, lượng mưa.

- Tài sản tài chính:

+ Chỉ số cổ phiếu: S&P 500, S&P midcap 400, S&P smallcap 600, chỉ số DownJohn, S&P CNX, Nikkei 225…

+ Các loại tiền tệ được lưu hành

+ Lãi suất: Lãi suất Eurodollar, Euribor, Tibor, Sibor, Libor, các chỉ số lãi suất… Theo Hunt & Kennedy (2004), “Công cụ tài chính phái sinh - thường được gọi là các công cụ tài chính mới - là công cụ tài chính có giá trị được xác định dựa trên cơ sở giá trị của các công cụ tài chính cơ sở như chứng khoán, hối đoái, lãi suất”.

Như vậy, dựa trên sự phân loại về tài sản cơ sở, ta có thể chia CCPS thành phái sinh hàng hóa và phái sinh tài chính trong đó phái sinh hàng hóa là các giao dịch phái sinh mà tài sản cơ sở là hàng hóa (nông sản, nhiên liệu, kim loại…) và phái sinh tài chính là các giao dịch phái sinh có tài sản cơ sở là tài sản tài chính (lãi suất, tỷ giá, chỉ số chứng khoán…).

1.1.2.2 Hoạt động phái sinh

Hoạt động phái sinh trong bài viết được định nghĩa là nghiệp vụ sử dụng các công cụ phái sinh, bao gồm cả phái sinh hàng hóa và phái sinh tài chính, nhằm các mục tiêu khác nhau như phân tán, phòng ngừa rủi ro về giá cả hàng hóa, lãi suất, chứng khoán, tỷ giá…; kinh doanh, bảo vệ lợi nhuận hoặc tạo ra lợi nhuận; lợi dụng chênh lệch giá và đầu cơ. Từ hoạt động phái sinh tạo ra các giao dịch phái sinh mà theo Redhead (2010) nói rằng “GDPS chính là một loại hình bảo hiểm rủi ro tài chính khi thực hiện các hợp đồng kinh tế mà bản chất là phân tán rủi ro tiềm ẩn và đương nhiên, lợi nhuận của các giao dịch cùng được chia sẻ cho các bên. GDPS gồm các giao dịch kỳ hạn (Forward), hoán đổi (Swaps), quyền chọn (Options) và tương lai (Futures)”.

Một phần của tài liệu Hoạt động phái sinh tại Ngân hàng TMCP Quân đội: thực trạng và giải pháp. (Trang 27 - 30)