Vai trò của thịtrường tài chính pháisinh

Một phần của tài liệu Hoạt động phái sinh tại Ngân hàng TMCP Quân đội: thực trạng và giải pháp. (Trang 42 - 43)

Thị trường phái sinh, với các công cụ phái sinh như Forward, Future, Option, Swap tùy theo đặc điểm của từng công cụ và việc sử dụng mỗi công cụ vào các hoạt động nghiệp vụ cụ thể khác nhau như: sử dụng trong hoạt động tín dụng, kinh doanh ngoại tệ, kinh doanh chứng khoán…đến cả trong lĩnh vực mua bán hàng hóa trên thị trường hàng hóa, sẽ có vai trò và tác dụng khác nhau. Tuy nhiên, chúng đều mang lại một lợi ích cơ bản và quan trọng là phòng chống rủi ro tài chính, nhờ hạn chế được sự biến động của giá cả hàng hóa, tỷ giá, lãi suất… Cũng chính lợi ích này của các công cụ phái sinh đã phản ánh vai trò to lớn của thị trường này đối với nền kinh tế, các doanh nghiệp và các tổ chức tín dụng.

Đối với các Doanh nghiệp:

Với tư cách là người sử dụng các dịch vụ của thị trường phái sinh, thị trường phái sinh đem lại các lợi ích sau:

- Khi sử dụng các CCPS sẽ giúp doanh nghiệp phòng ngừa và hạn chế các loại rủi ro có liên quan do những biến động của các yếu tố thị trường: do biến động giá cả, tỷ giá, lãi suất…Qua đó, doanh nghiệp không phải chịu các khoản lỗ do biến động bất lợi từ các yếu tố trên. Đảm bảo lợi nhuận và duy trì kết quả kinh doanh theo đúng kế hoạch.

- Sử dụng các CCPS giúp cho doanh nghiệp nâng cao khả năng sử dụng vốn hiệu quả nhờ cân đối được luồng tiền, giúp cơ cấu lại tài sản nợ-tài sản có và giảm bớt chi phí vốn cho doanh nghiệp

- Tạo điều kiện cho doanh nghiệp nâng cao khả năng thu thập, phân tích, xử lý thông tin hiệu quả, qua đó nâng cao trình độ quản lý doanh nghiệp của các nhà quản trị.

Đối với các Tổ chức tín dụng:

- Tạo điều kiện cho các TCTD mở rộng và phát triển các hoạt động dịch vụ, phát triển và đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ ngân hàng.

- Tạo điều kiện cho các TCTD nâng cao hiệu quả kinh doanh, tăng thu nhập cho TCTD: Bên cạnh việc các CCPS mang lại cho các TCTD nguồn thu thông qua

phí và chênh lệch tỷ giá, chênh lệch lãi suất, các TCTD còn phát triển hoạt động phái sinh và cung cấp các công cụ này cho doanh nghiệp nhằm phòng ngừa rủi ro cho doanh nghiệp, đem lại nguồn thu phí dịch vụ không nhỏ.

- Phát triển và cung ứng các sản phẩm phái sinh trong lĩnh vực tài chính ngân hàng không chỉ giúp các ngân hàng nâng cao khả năng phân tích, đánh giá và dự báo diễn biến thị trường, rất có lợi cho hoạt động kinh doanh ngân hàng mà còn nâng cao uy tín cho các ngân hàng nhờ cung cấp sản phẩm dịch vụ hiện đại, góp phần hình thành thương hiệu ngân hàng mạnh.

Đối với nền kinh tế:

Theo Deutsche Boerse AG (2009) “Thị trường giao dịch phái sinh đóng góp cho sự phát triển kinh tế thông qua việc phát huy tốt các chức năng của hệ thống tài chính, đó là: Cầu nối giữa tiết kiệm và đầu tư; Sàng lọc, chuyển giao, và phân tán rủi ro; Giám sát DN, các tổ chức kinh tế; tăng tính thanh khoản của các công cụ tài chính”.

Sự phát triển của thị trường phái sinh, tạo ra sự phát triển hoàn thiện các loại thị trường của nền kinh tế. Đồng thời, với bản chất là công cụ phái sinh, thị trường này sẽ hỗ trợ cho thị trường hàng hóa, thị trường tài chính phát triển ổn định, hiệu quả góp phần thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng và phát triển bền vững.

Bên cạnh đó, thị trường tài chính phái sinh còn tạo điều kiện thu hút vốn đầu tư nước ngoài, thu hút các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào những nền kinh tế đang phát triển như Việt Nam. Quá trình này gắn liền với sự tin tưởng, niềm tin của nhà đầu tư về mức độ phòng ngừa rủi ro khi nền kinh tế có đủ biện pháp phòng ngừa, có thị trường phái sinh phát triển, để các nhà đầu tư bảo toàn và tạo lợi nhuận, cũng như chủ động trong kế hoạch đầu tư kinh doanh.

Một phần của tài liệu Hoạt động phái sinh tại Ngân hàng TMCP Quân đội: thực trạng và giải pháp. (Trang 42 - 43)