Các loại công cụ pháisinh tài chính:

Một phần của tài liệu Hoạt động phái sinh tại Ngân hàng TMCP Quân đội: thực trạng và giải pháp. (Trang 32 - 40)

Các công cụ trên thị trường tài chính phái sinh rất đa dạng, nhưng nhìn chung có các công cụ chính như sau :

1.1.5.1. Hợp đồng kỳ hạn (Forward):

Hợp đồng kỳ hạn là một “thỏa thuận mua hay bán một số lượng nhất định đơn vị tài sản cơ sở ở một thời điểm xác định trong tương lai theo một mức giá xác định ngay tại thời điểm thỏa thuận hợp đồng” (Nguyễn Văn Tiến, 2012).

Thời điểm xác định trong tương lai là ngày thanh toán hợp đồng hay ngày đáo hạn. Thời gian từ khi ký hợp đồng đến ngày thanh toán gọi là kỳ hạn của hợp đồng. Giá xác định áp dụng trong ngày thanh toán hợp đồng gọi là giá kỳ hạn.

Tại thời điểm ký kết hợp đồng kỳ hạn, chưa hề có sự trao đổi tài sản cơ sở hay thanh toán. Hoạt động này sẽ xảy ra trong tương lai tại thời điểm xác định trong hợp đồng theo mức giá đã xác định từ ngày ký hợp đồng bất chấp giá thị trường vào ngày thanh toán là bao nhiêu đi nữa. Do giá hàng hóa vào thời điểm đáo hạn hợp đồng có thể thay đổi tăng hay giảm xuống so với mức giá đã ký kết trong hợp đồng nên một trong hai bên mua hoặc bán sẽ bị thiệt hại do đã cam kết một mức giá thấp hơn(đối với bên bán) hoặc cao hơn (đối với bên mua) so với giá thị trường. Tiền thu được từ hợp đồng kỳ hạn (Payoffs) được tính như sau :

Payoff trên mỗi đơn vị tài sản từ vị thế mua = ST– K Payoff trên mỗi đơn vị tài sản từ vị thế bán = K – ST

Trong đó : K : giá thực hiện ; ST : giá giao ngay tài sản tại thời điểm đáo hạn hợp đồng.

Trong hợp đồng kỳ hạn, giá hàng hóa vào thời điểm đáo hạn hợp đồng có thể thay đổi tăng hay giảm xuống so với mức giá đã ký kết trong hợp đồng. Khi đó, một trong hai bên mua hoặc bán sẽ bị thiệt hại do đã cam kết một mức giá thấp hơn (đối với bên bán) hoặc cao hơn (đối với bên mua) so với giá thị trường. Lãi và lỗ của các bên trong HĐKH sẽ bằng nhau nhưng ngược nhau về dấu.

Hợp đồng kỳ hạn có một số đặc điểm như sau:

Thứ nhất, HĐKH được giao dịch trên thị trường phi tập trung (OTC), do đó có tính mềm dẻo cao hơn và có thể thay đổi điều khoản hợp đồng khi có sự đồng ý của các bên tham gia

Thứ hai, các bên tham gia HĐKH không phải thực hiện việc thanh toán cũng như giao hàng tại thời điểm ký kết hoặc trong thời hạn hợp đồng, việc thanh toán, giao dịch diễn ra vào thời điểm đáo hạn hợp đồng. Tuy nhiên vì chỉ có hai bên tham gia nên mỗi bên đều phụ thuộc duy nhất vào bên kia trong việc thực hiện hợp đồng, xuất hiện rủi ro thanh toán khi có một trong hai bên không thực hiện hợp đồng

Thứ ba, HĐKH thường được ký kết giữa hai tổ chức tài chính hoặc giữa tổ chức tài chính với khách hàng. Tham gia vào thị trường này chủ yếu là các tổ chức tài chính như ngân hàng thương mại, quỹ đầu tư và các đối tác của các tổ chức tài chính này.

Thứ tư, các HĐKH là giao dịch sơ cấp, không có thị trường thứ cấp cho các hợp đồng này.

Căn cứ vào tài sản cơ sở, HĐKH được phân loại thành các loại sau:

- HĐKH ngoại hối: là HĐKH có tài sản cơ sở là các đồng tiền, chủ yếu là các ngoại tệ mạnh thường được sử dụng để thanh toán hàng hóa như USD, EUR, GBP, JPY,AUD …

- HĐKH lãi suất: tài sản cơ sở của hợp đồng này là các chứng khoán (trái phiếu chính phủ, tín phiếu kho bạc…), lãi suất liên ngân hàng. Theo Nguyễn Văn Tiến (2012), giao dịch kỳ hạn lãi suất là một giao dịch “mà theo đó các bên tham gia đồng ý thanh toán cho nhau bằng tiền mặt khoản chênh lệch lãi suất (không có giao nhận khoản tiền gốc) của 1 khoản vay ngắn hạn”

- HĐKH chỉ số cổ phiếu: có tài sản cơ sở là các chỉ số cơ bản của thị trường như Nikkei 225, S&P500 …

1.1.5.2. Hợp đồng tương lai (Future):

Hợp đồng tương lai “là một thỏa thuận mua bán một số lượng nhất định đơn vị tài sản cơ sở theo giá cố định tại thời điểm hợp đồng có hiệu lực và việc chuyển giao tài sản được thực hiện vào một ngày trong tương lai được xác định bởi Sở giao dịch.” (Nguyễn Văn Tiến, 2012).

Khác với hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng tương lai thường được giao dịch trên các sở giao dịch và chỉ cung cấp cho một vài loại tài sản. Tiền thu được từ hợp đồng tương lai (Payoffs) được tương tự như ở hợp đồng kỳ hạn.

Các tài sản cơ sở thường thấy của hợp đồng tương lai bao gồm:

- HĐTL hàng hóa cơ bản: các loại nông sản (ngũ cốc, bột, dầu, gia súc, thịt gia súc, gỗ, bông, cà phê, ca cao…), kim loại (vàng, bạc, nhôm, platinum, palladium, chì, nickel, thiếc, kẽm và đồng) và năng lượng (dầu nóng, dầu thô, khí thiên nhiên, xăng không chì, than, propane và điện)

- HĐTL tiền tệ: thường rất đa dạng bao gồm nhiều loại ngoại tệ đồng bảng Anh, đồng yên Nhật, đồng đôla Canada, đồng real Brazil, đồng đôla Úc, đồng franc Thụy Sỹ, đồng Euro.

- HĐTL lãi suất và HĐTL trái phiếu: ở hợp đồng tương lai lãi suất, tài sản cơ sở thường thấy bao gồm tín phiếu kho bạc, các khoản tiền gửi (ví dụ: tiền gửi bằng đồng đôla Mỹ ở các thị trường ngoài nước Mỹ).v.v...Với hợp đồng tương lai trái phiếu, tài sản cơ sở của hợp đồng thường là trái phiếu chính phủ với những thời hạn trái phiếu khác nhau

- HĐTL chỉ số cổ phiếu: Tài sản cơ sở là một chỉ số cổ phiếu nhất định. Các chỉ số thường được chọn là chỉ số chung toàn thị trường, chỉ số ngành, chỉ số từ một nhóm hay rổ cổ phiếu. Các HĐTL này thường được thanh toán bằng tiền khi đáo hạn, không diễn ra sự chuyển giao danh mục cổ phiếu cấu thành chỉ số cơ sở giữa các bên tham gia hợp đồng.

- HĐTL cổ phiếu: Tài sản cơ sở là các cổ phiếu riêng lẻ được niêm yết trên các Sở giao dịch chứng khoán và thường đòi hỏi phải đáp ứng những tiêu chuẩn nhất định, đặc biệt là tính thanh khoản trên thị trường.

Hợp đồng tương lai có những đặc điểm sau :

Thứ nhất, Hợp đồng tương lai luôn có 2 vị thế : vị thế mua và vị thế bán. Nếu nhà đầu tư dự đoán giá thị trường của hàng hóa cơ sở tăng lên trong tương lai sẽ đứng ở vị thế mua. Ngược lại, sẽ chọn vị thế bán nếu dự đoán giá thị trường giảm đi.

Thứ hai, HĐTL có tính thanh khoản cao hơn HĐKH do Sở giao dịch có thể đứng ra đảo hợp đồng bất cứ khi nào có một bên yêu cầu : Người ở vị thế mua có thể kết thúc quyền và nghĩa vụ của họ vào bất cứ lúc nào trước ngày đáo hạn bằng 1 hợp đồng bán đối ứng tương tự với hợp đồng mua. Những người ở vị thế bán có thể hủy bỏ quyền và nghĩa vụ của họ bằng hợp đồng mua đối ứng. Khi đáo hạn thì hợp đồng cũ bị xóa bỏ và hai bên thanh toán cho nhau phần chênh lệch giá trị vào thời điểm đảo hợp đồng. Hầu hết những người giao dịchtrên thị trường tương lai chọn cách thanh toán khoản chênh lệch thay vì tiến hành giao nhận. Đây cũng chính là đặc điểm khiến HĐTL thường là công cụ được các nhà đầu cơ lựa chọn để tìm kiếm lợi nhuận.

Thứ ba, hợp đồng tương lai có tính tiêu chuẩn hóa cao. Các điều khoản được tiêu chuẩn hóa trong HĐTL là tên hàng, số lượng, thời gian giao hàng và địa điểm giao hàng. Việc thanh toán được thực hiện thông qua công ty thanh toán bù trừ của Sở giao dịch.

Thứ tư, để bảo đảm nghĩa vụ hợp đồng, cả 2 bên tham gia HĐTL đều phải ký quỹ một khoản tiền tại một trung tâm thanh toán hoặc sở giao dịch, khoản ký quỹ này sẽ được điều chỉnh theo giá trị thị trường hàng ngày. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thứ năm, HĐTL là một đòn bẩy tài chính. Khi tham gia thị trường hợp đồng tương lai nhà đầu tư có khả năng thu được những khoản lợi nhuận hết sức ấn tượng chỉ với một số tiền đầu tư ban đầu rất nhỏ (so với việc đầu tư trên thị trường tài sản cơ sở). Một nhà đầu tư muốn mua hay bán hợp đồng tương lai chỉ cần đáp ứng yêu cầu ký quỹ với tính chất là khoản cam kết tài chính đảm bảo thực hiện hợp đồng. Khi dự đoán của nhà đầu tư về biến động giá của tài sản cơ sở trở thành hiện thực, nhà đầu tư sẽ kiếm được lợi nhuận từ vị thế hợp đồng tương lai mà mình nắm giữ. Do hiệu ứng đòn bẩy của khoản tiền ký quỹ, mức sinh lời trên thị trường này thường cao hơn nhiều so với mức sinh lời trên thị trường tài sản cơ sở. Tuy nhiên, mức độ thua lỗ khi nhà đầu tư dự đoán sai cũng sẽ rất lớn, do đó hiệu ứng đòn bẩy cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro, là con dao hai lưỡi cho các nhà đầu tư.

Các chủ thể trên thị trường tương lai bao gồm:

Sở giao dịch: chịu trách nhiệm tổ chức hoạt động giao dịch trên thị trường và đảm nhiệm những vai trò như cung cấp đảm bảo duy trì sự hoạt động liên tục của hệ thống hạ tầng kỹ thuật, đảm bảo thị trường hoạt động ổn định, minh bạch, công bằng thông qua việc ban hành các quy chế cụ thể; cung cấp thông tin giao dịch trên thị trường

Trung tâm thanh toán bù trừ: đảm nhiệm vai trò là người bán đối với bên mua và người mua đối với bên bán trong các HĐTL. Bằng việc ban hành các quy chế, trung tâm đảm bảo việc thực hiện cam kết mang tính nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng.

Các tổ chức trung gian: đóng vai trò là cầu nối cho người mua và người bán tiến hành các giao dịch HĐTL. Các tổ chức trung gian có thể chỉ là người thực hiện các lệnh mua, bán HĐTL cho khách hàng, hoặc cũng có thể tham gia giao dịch cho chính công ty. Ngoài ra, các tổ chức trung gian cũng có thể đóng vai trò là người tư vấn giúp khách hàng lựa chọn được chiến lược phù hợp.

Người sử dụng HĐTL: có thể là các cá nhân hoặc tổ chức tham gia mua bán HĐTL nhằm mục đích đầu cơ hoặc phòng ngừa rủi ro. Những tổ chức cá nhân này không tham gia trực tiếp được mà phải thông qua các tổ chức trung gian

đóng vai trò là người môi giới để thực hiện hoạt động giao dịch trên thị trường. Đồng thời học cũng phải tuân theo những quy định, quy chế mà Sở giao dịch và Trung tâm thanh toán bù trừ đề ra.

1.1.5.3. Hợp đồng hoán đổi (SWAP)

Hợp đồng hoán đổi “là giao dịch bao gồm đồng thời cả hai giao dịch: giao dịch mua và giao dịch bán cùng một số lượng đồng tài sản cơ sở, trong đó kỳ hạn thanh toán của hai giao dịch khác nhau và giá của hai giao dịch được xác định tại thời điểm ký hợp đồng. Thực chất của hợp đồng này là hai bên thoả thuận trao đổi dòng tiền trong tương lai theo một nguyên tắc nhất định”, (Nguyễn Văn Tiến, 2012).

Hợp đồng hoán đổi được xem là một chuỗi các thỏa thuận giữa hai bên tham gia để trao đổi các dòng tiền trong tương lai. Trong công cụ hoán đổi, thông thường một bên sẽ thực hiện thanh toán dòng tiền ngẫu nhiên (random outcome), bên còn lại có thể thực hiện thanh toán bằng những khoản cố định (fixed payments) hoặc cũng có thể thanh toán bằng những khoản biến đổi khác (floating or variable payments).

Hợp đồng hoán đổi có những đặc điểm sau :

Thứ nhất, trong hợp đồng hoán đổi thường có 2 loại giá: giá giao ngay và giá kỳ hạn. Giá giao ngay là giá tại thời điểm giao dịch do hai bên thỏa thuận, Giá kỳ hạn được tính trên cơ sở giá giao ngay, chênh lệch lãi suất giữa các đồng tiền, và số ngày thực tế của hợp đồng.

Thứ hai, ngày thanh toán của HĐHĐ bao gồm 2 loại ngày khác nhau: ngày hiệu lực và ngày đáo hạn. Ngày hiệu lực là ngày thực hiện thanh toán giao dịch giao ngay trong khi ngày đáo hạn là ngày thực hiện thanh toán giao dịch có kỳ hạn.

Thứ ba, các HĐHĐ thường được giao dịch bên ngoài các thị trường giao dịch tập trung, hay nói cách khác nó là một loại công cụ tài chính phái sinh OTC. Hợp đồng hoán đổi không thể được mua hoặc bán trao đổi như các loại chứng khoán

hay hợp đồng tương lai, mà thực sự là những hợp đồng cá biệt giữa hai bên tham gia hợp đồng. Do đó, cách duy nhất để thoát ra khỏi HĐHĐ là thỏa thuận song phương với đối tác để hủy hợp đồng.

Thứ tư, HĐHĐ là hợp đồng bắt buộc yêu cầu các bên phải thực hiện khi đáo hạn bất chấp tỷ giá, lãi suất…trên thị trường giao ngay lúc đó như thế nào. Điền này có mặt lợi là bảo hiểm được rủi ro ngoại hối cho khách hàng nhưng đồng thời đánh mất đi cơ hội kinh doanh nếu như tỷ giá biến động trái với dự đoán của khách hàng.

Dựa trên tài sản cơ sở, hợp đồng hoán đổi gồm có 2 loại cơ bản là hoán đổi lãi suất và hoán đổi tiền tệ. Trong đó:

Hợp đồng hoán đổi lãi suất: là một thỏa thuận giữa 2 bên, theo đó 2 bên sẽ thực hiện trao đổi các dòng tiền lãi cho nhau. Thông thường 1 bên sẽ nhận lãi suất cố định & bên còn lại sẽ nhận lãi suất thả nổi tại những ngày xác định trước gọi là những ngày giá trị giao dịch, dựa trên khung thời gian và khoản tiền danh nghĩa đã được xác định trước. Swap lãi suất thường là kiểu hoán đổi giữa lãi suất cố định - biến động, nhưng cũng có khi là biến động - biến động.

Hợp đồng hoán đổi ngoại tệ: Là giao dịch hối đoái bao gồm đồng thời cả hai giao dịch: giao dịch mua và giao dịch bán cùng một số lượng đồng tiền này với đồng tiền khác, trong đó kỳ hạn thanh toán của hai giao dịch khác nhau và tỷ giá của hai giao dịch được xác định tại thời điểm ký hợp đồng.

1.1.5.4. Hợp đồng quyền chọn (Option) :

Theo Hull (2009), hợp đồng quyền chọn (Option) được định nghĩa là “một loại hợp đồng cho phép người mua nó có quyền, nhưng không bắt buộc, được mua hoặc được bán một số lượng xác định các đơn vị tài sản cơ sở trong một khoảng thời gian hoặc tại một thời điểm xác định trong tương lai với mức giá xác định ngay tại thời điểm thỏa thuận hợp đồng”.

Thứ nhất, HĐQC là một trong số các công cụ phái sinh có đặc điểm khá khác biệt: Vị thế mua là người mua quyền có quyền thực hiện hay không thực hiện hợp đồng, còn vị thế người bán phải có nghĩa vụ thực hiện hoặc không thực hiện hợp đồng theo lựa chọn của người mua quyền quyền.

Thứ hai, trong HĐQC có 2 loại giá: Giá giao ngay (spot) là giá mua bán giao ngay hiện hành tại thời điểm; và Giá thực hiện (strike) là mức giá mà người mua HĐQC được quyền ấn định trước với người bán HĐQC và được chốt trong suốt thời hạn hiệu lực của hợp đồng

Thứ ba, Người mua quyền phải trả cho người bán quyền một khoản phí Premium ngay từ lúc ký hợp đồng. Khoản phí này được xem như giá của quyền chọn.

Thứ tư, trong giao dịch quyền chọn thường có 4 chiến lược cơ bản là: mua quyền chọn mua, mua quyền chọn bán, bán quyền chọn mua và bán quyền chọn bán

Các loại hợp đồng quyền chọn :

Nếu phân loại theo loại quyền, quyền chọn gồm các loại sau

Quyền chọn mua (Call option): Hợp đồng này cho người mua hợp đồng được quyền mua một số lượng hàng hóa cơ sở ấn định theo giá cố định trước thời điểm ấn định trong tương lai. Để có được quyền này, người mua phải trả cho người bán hợp đồng Call option một khoản lệ phí (phí Option).

Quyền chọn bán (Put Option): Quyền chọn này này ngược lại với Call Option. Quyền chọn bán cho người mua hợp đồng quyền được bán một số lượng hàng hóa nhất định với giá ấn định trong 1 thời hạn nhất định.

Quyền chọn hai chiều: Trong trường hợp giá hàng hóa cơ sở trên thị trường phức tạp, nhà đầu tư không thể dự đoán trước chiều hướng tăng hay giảm của nên (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Hoạt động phái sinh tại Ngân hàng TMCP Quân đội: thực trạng và giải pháp. (Trang 32 - 40)