0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (122 trang)

Điều kiện về cơ sở pháp lý

Một phần của tài liệu HOẠT ĐỘNG PHÁI SINH TẠI NGÂN HÀNG TMCP QUÂN ĐỘI: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP. (Trang 65 -69 )

2.2.1.1. Khung pháp lý chung điều chỉnh hoạt động cung ứng dịch vụ phái sinh của Ngân hàng nhà nước Việt Nam

Để thị trường hoạt động hiệu quả, Ngân hàng nhà nước trong những năm vừa qua đã xây dựng một hành lang pháp lý tương đối đầy đủ, tạo cơ sở giúp các Ngân hàng, Tổ chức tín dụng phi Ngân hàng triển khai thuận lợi các nghiệp vụ này trong thực tế. Dưới đây là các quy định hiện hành của Ngân hàng nhà nước về cung ứng sản phẩm phái sinh đối với các Tổ chức tín dung:

Luật các Tổ chức tín dụng (TCTD) năm 2010

Hoạt động cung cứng sản phẩm phái sinh được quy định trong Điều 105.1 và 105.2 như sau : “Sau khi được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận bằng văn bản, ngân hàng thương mại được kinh doanh, cung ứng dịch vụ cho khách hàng ở trong nước và nước ngoài các sản phẩm sau đây: a) Ngoại hối; b) Phái sinh về tỷ giá, lãi

suất, ngoại hối, tiền tệ và các tài sản tài chính khác. Ngân hàng Nhà nước quy định về phạm vi kinh doanh ngoại hối; điều kiện, trình tự, thủ tục chấp thuận việc kinh doanh ngoại hối; kinh doanh, cung ứng sản phẩm phái sinh của ngân hàng thương mại”.

Như vậy, Ngân hàng thương mại chỉ được cung ứng sản phẩm phái sinh khi xin được giấy phép chấp thuận của Ngân hàng nhà nước và phải tuân thủ phạm vi kinh doanh các sản phẩm theo đúng quy định cho phép của Ngân hàng nhà nước.

Pháp lệnh ngoại hối

Ngoại tệ là loại tài sản cơ sở quan trọng và phổ biến trong các loại tài sản cơ sở của sản phẩm phái sinh, do đó, hoạt động cung ứng sản phẩm phái sinh cũng chịu sự quản lý của các quy định về hoạt động ngoại hối tại Pháp lệnh Ngoại hối số 28/2005/PL-UBTVQH11 ngày 13/12/2005, Pháp lệnh số 06/2013/PL- UBTVQH13 ngày 18/3/2013 (Sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Ngoại hối) và Nghị định số 70/2014/NĐ-CP ngày 17/7/2014.

Quy định của NHNN

Trên cơ sở Luật các TCTD, Pháp lệnh Ngoại hối, NHNN đã ban hành các quy định làm nền tảng cho triển khai các công cụ tài chính phái sinh, cụ thể bao gồm:

Về cấp giấy phép đối với nghiệp vụ phái sinh của TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài: Văn bản hợp nhất số 12/VBHN-NHNN ngày 29/11/2017 quy định về việc cấp giấy phép và tổ chức, hoạt động của NHTM, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, văn phòng đại diện của TCTD nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng tại Việt Nam.

Về nghiệp vụ kinh doanh, cung ứng sản phẩm phái sinh ngoại tệ

Thông tư số 15/2015/TT-NHNN ngày 02/10/2015 hướng dẫn giao dịch ngoại tệ trên thị trường ngoại tệ của các TCTD được phép hoạt động ngoại hối. Văn bản này đưa ra các quy định cụ thể về các sản phẩm kỳ hạn, hoán đổi và quyền chọn

ngoại tệ của các NHTM. Trong đó, Theo Điều 4, với các TCTD được phép khác, NHTM được phép thực hiện giao dịch giao ngay, giao dịch kỳ hạn, giao dịch hoán đổi, giao dịch quyền chọn; với Tổ chức kinh tế NHTM được phép thực hiện giao dịch giao ngay, giao dịch kỳ hạn, giao dịch hoán đổi, giao dịch quyền chọn (trừ giao dịch mua quyền chọn); với người cư trú là tổ chức khác và cá nhân, NHTM được thực hiện giao dịch giao ngay, giao dịch kỳ hạn, giao dịch quyền chọn (trừ giao dịch mua quyền chọn). NHTM không được cung ứng sản phẩm phái sinh ngoại tệ cho người không cư trú là tổ chức, cá nhân. Đối với quyền chọn USD- VND, để hạn chế yếu tố đầu cơ ảnh hưởng đến điều hành tỷ giá, NHNN đã dừng cho phép thực hiện giao dịch này theo văn bản số 1820/NHNN-QLNH ngày 18/3/2009.

Tại các Điều từ Điều 5 đến Điều 13 trong thông tư, NHNN cũng đã đưa ra những quy định cụ thể về đồng tiền, tỷ giá, kỳ hạn, hình thức thỏa thuận xác nhận giao dịch, phương tiện giao dịch và ngày thanh toán giao dịch. Bảng 2.3. Các sản phẩm phái sinh ngoại hối các TCTD được phép cung cứng

(Nguồn : Quy định của NHNN và tác giả tự tổng hợp ) Về nghiệp vụ kinh doanh, cung ứng sản phẩm phái sinh lãi suất:

NHNN đã ban hành Thông tư số 01/2015/TT-NHNN ngày 06/01/2015 quy định hoạt động kinh doanh, cung ứng sản phẩm phái sinh lãi suất của NHTM, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Trong đó, NHTM, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được phép cung ứng sản phẩm phái sinh lãi suất trên thị trường trong nước và kinh doanh sản phẩm phái sinh lãi suất trên thị trường quốc tế đối với những loại sản phẩm phái sinh lãi suất sau: Sản phẩm lãi suất kỳ hạn (Forward rate agreement),

Sản phẩm hoán đổi lãi suất một đồng tiền (Interest rate swap), Sản phẩm hoán đổi lãi suất giữa hai đồng tiền hoặc hoán đổi tiền tệ chéo (Cross currency swap), Sản phẩm quyền chọn lãi suất (Interest rate option). Điều 11 của Thông tư có quy định “Khi kinh doanh sản phẩm phái sinh lãi suất trên thị trường quốc tế, ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải thực hiện với tổ chức tài chính nước ngoài được xếp hạng tín nhiệm tối thiểu Baa/P-3 theo đánh giá xếp hạng của Moody’s Investors Service hoặc BBB-/A-3 theo đánh giá xếp hạng của Standard&Poor’s hoặc BBB-/F3 theo đánh giá xếp hạng của Fitch Ratings tại thời điểm giao kết hợp đồng phái sinh lãi suất, trừ trường hợp chi nhánh ngân hàng nước ngoài kinh doanh sản phẩm phái sinh lãi suất trên thị trường quốc tế với ngân hàng mẹ hoặc chi nhánh ở nước ngoài của ngân hàng mẹ.”

Về nghiệp vụ cung ứng sản phẩm phái sinh giá cả hàng hóa của NHTM:

Thông tư số 40/2016/TT-NHNN ngày 30/12/2016 quy định hoạt động cung ứng sản phẩm phái sinh giá cả hàng hóa của NHTM.

Về hoạt động ngoại hối: Văn bản hợp nhất số 45/VBHN-NHNN ngày 17/10/2016 hướng dẫn về phạm vi hoạt động ngoại hối, điều kiện, trình tự, thủ tục chấp thuận hoạt động ngoại hối của TCTD, CNNHNNg.

Về chứng khoán phái sinh và thị trường chứng khoán phái sinh: Nghị định số 42/2015/NĐ-CP ngày 05/05/2015.

2.2.1.2. Các văn bản quy định của Ngân hàng Quân đội

Trên cơ sở tuân thủ các quy định của NHNN, Ngân hàng MB đã soạn thảo và ban hành các văn bản, hướng dẫn, quy trình thực hiện cho các phòng ban.

Mỗi nghiệp vụ cung ứng sản phẩm phái sinh đều được hệ thống hóa thành quy trình, trong đó nêu rõ lưu đồ thực hiện giữa các phòng ban, giữa ngân hàng với khách hàng; quy định rõ trách nhiệm của các phòng ban tham gia; cũng như xây dựng đầy đủ các mẫu hợp đồng, xác nhận giao dịch, các chứng từ liên quan

khác để giao dịch với khách hàng. Từ đó, tạo điều kiện thuận lợi cho việc kinh doanh sản phẩm phái sinh được thực hiện thông suốt, hạn chế rủi ro.

Tính đến hết năm 2019, Ngân hàng MB đã xây dựng đầy đủ các quy trình cho các loại nghiệp vụ phái sinh ngoại hối, phái sinh giá cả hàng hóa, phái sinh lãi suất, chứng khoán phái sinh. Cùng với đó, các hướng dẫn về hạch toán, ghi nhận lợi nhuận, lưu trữ chứng từ cũng được ban hành đi kèm đầy đủ.

Hàng năm hoặc ngay khi có sự thay đổi trong hệ thống văn bản pháp luật của Ngân hàng nhà nước, các Quy trình, hướng dẫn của Ngân hàng MB đều được các phòng ban có liên quan tham gia rà soát, cải tiến để cập nhất nhất với quy định của Ngân hàng nhà nước cũng như phù hợp với tình hình kinh doanh của Ngân hàng. Như vậy, về điều kiện cơ sở pháp lý, Ngân hàng MB hoàn toàn đáp ứng được các yêu cầu của NHNN để thực hiện kinh doanh và cung ứng các sản phẩm phái sinh lãi suất như đã nói ở trên.

Một phần của tài liệu HOẠT ĐỘNG PHÁI SINH TẠI NGÂN HÀNG TMCP QUÂN ĐỘI: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP. (Trang 65 -69 )

×