Thái độ: Nghiêm túc khi chữa bài và có thái độ cầu thị 4.Năng lực cần hình thành:

Một phần của tài liệu Giao an tong hop (Trang 69 - 72)

I. Mục đích, yêu cầu của thao tác lập luận bình luận.

3. Thái độ: Nghiêm túc khi chữa bài và có thái độ cầu thị 4.Năng lực cần hình thành:

4.Năng lực cần hình thành:

- Năng lực tổng hợp kiến thức.

- Năng lực phát hiện và chữa lỗi hoàn thiện lại bài viết. - Năng lực giải quyết vấn đề phát sinh từ bài kiểm tra. - Năng lực phát triển ngôn ngữ tiếng Việt.

II. CHUẨN BỊ

1. Giáo viên: Giáo án, SGK Ngữ Văn lớp 11 tập II.2. Học sinh: SGK, vở ghi, vở soạn. 2. Học sinh: SGK, vở ghi, vở soạn.

III. PHƯƠNG PHÁP

- Phương pháp: Vấn đáp, gợi tìm, phân tích ngữ liệu, thuyết trình. - Đồ dùng dạy học: Giáo án, sgk, phương pháp

IV. QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN BÀI GIẢNG

1.Ổn định tổ chức lớp (1 phút)

Kiểm tra sĩ số, giữ trật tự.

2. Kiểm tra bài cũ ( Không kiểm tra) 3. Giảng bài mới

Nội dung T

G

Hoạt động của thầy và trò

Phần I – Đọc hiểu (4,0 điểm)

Đọc 4 câu thơ sau và trả lời câu hỏi

Gió theo lối gió, mây đường mây, Dòng nước buồn thiu, hoa bắp lay Thuyền ai đậu bến sông trăng đó Có chở trăng về kịp tối nay?

(Trích Đây thôn Vĩ Dạ – Hàn Mặc Tử) 1. Nội dung chủ yếu của đoạn thơ trên là gì ? 2. Bài thơ được ra đời trong hoàn cảnh nào ? 3. Những biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng trong khổ thơ này? Phân tích hiệu quả của biện pháp nghệ thuật ấy.

4. Chữ “kịp” ở câu thơ cuối được hiểu như thế nào?

5. Từ đoạn thơ trên, anh (chị) có cảm nhận như thế nào về tình yêu cuộc sống của nhà thơ Hàn Mặc Tử ? Từ đó, anh (chị) suy nghĩ như thế nào về cách sống của bản thân hiện nay? (Viết đoạn văn khoảng 10 dòng)

Phần II. Làm văn (6,0 điểm)

“Vội vàng” thể hiện niềm yêu đời, yêu sống

đến thiết tha, cuồng nhiệt của nhà thơ Xuân Diệu. Anh (chị) hãy phân tích đoạn thơ sau để làm sáng tỏ nhận định trên:

Ta muốn ôm Cả sự sống mới bắt đầu mơn mởn Ta muốn riết mây đưa và gió lượn Ta muốn say cánh bướm với tình yêu Ta muốn thâu trong một cái hôn nhiều Và non nước, và cây, và cỏ rạng

Cho chếnh choáng mùi thơm, cho đã đầy ánh sáng

Cho no nê thanh sắc của thời tươi

- Hỡi xuân hồng, ta muốn cắn vào ngươi !

II. CHỮA ĐỀ

Phần I: Đọc – hiểu( 4,0 điểm )

1. Nội dung: Niềm khát khao hướng về cuộc sống, thể hiện tình yêu đến đớn đau của Hàn

Hoạt động 2: Chữa đề

Gv: Cho học sinh của mình lên chữa từng câu và nhận xét.

Mặc Tử đối với cuộc đời.

2. Hoàn cảnh ra đời: sự đoán vào năm 1937, khi Hàn Mặc Tử đã mắc bệnh phong, một mình sống ở trại phong Tuy Hòa, hoàn toàn xa cách với thế giới bên ngoài. Lúc này, Hoàng Cúc – người con gái Hàn Mặc Tử thầm yêu trộm nhớ- đã gửi cho Hàn Mặc Tử một tấm hình chụp hồi còn mặc áo dài trắng ở trường Đồng Khánh. Nhà thơ xúc động và cho ra đời bài thơ này.

3. Biện pháp nghệ thuật: lặp cấu trúc ngữ pháp ở hai dòng thơ đầu và sử dụng câu hỏi tu từ ở hai câu cuối.

4. Chữ “kịp”: là mong mỏi, ước mơ, cũng là sự lo âu, trăn trở của nhà thơ về một chuyến đò. Không chỉ là chuyến đò bình thường mà đó là chuyến đò cuộc đời. Nhà thơ lo sợ mình không còn được trở về với cuộc đời đầy yêu mến. Đó là niềm tha thiết mong mỏi đến đớn đau hướng về cuộc đời của nhà thơ.

5. Nhà thơ đã vượt lên được nỗi đau thân xác để tha thiết hướng về cuộc đời. Càng đau buồn vì chia lìa xa cách với cuộc đời, nhà thơ càng hướng đến cuộc đời, càng khao khát được trở về. Đoạn thơ vừa cho ta thấy nỗi buồn, vừa thấy niềm khao khát yêu đời, yêu sống của nhà thơ Hàn Mặc Tử, dù hiện tại nhà thơ đã mắc bệnh nan y. Từ cuộc đời nhà thơ, từ niềm khao khát yêu cuộc sống dù đã mắc bệnh nặng, mỗi chúng ta hôm nay cần có sự nhìn nhận tích cực về cuộc đời và vươn lên để sống thật ý nghĩa.

Phần II: Làm văn (6,0 điểm)

- Về nội dung:

+ Đoạn thơ thể hiện niềm yêu đời, yêu sống đến thiết tha, cuồng nhiệt của nhà thơ.

+ Niềm yêu đời yêu sống bộc lộ qua khao khát được ôm choàng tất cả sự sống để được

Hoạt động 3: Nhận xét

Gv: Nhận xét những ưu và nhược điểm để cùng rút kinh nghiệm.

sống đủ đầy. Cuối bài thơ là khao khát được hưởng thụ, muốn được “cắn” vào trái xuân hồng chín mọng để chan hòa trong cảm giác ngọt ngào, hạnh phúc.

- Về nghệ thuật:

+ Âm hưởng chung là niềm khát khao được giao cảm với đời.

+ Thể thơ tự do với cách ngắt nhịp linh hoạt, các câu thơ dài ngắn đan xen nhau.

+ Câu thơ giàu tính tạo hình, giàu âm hưởng, cấu trúc hài hòa, cân đối.

+ Nghệ thuật liệt kê, lặp cấu trúc ngữ pháp, so sánh táo bạo mang tính biểu đạt cao.

Một phần của tài liệu Giao an tong hop (Trang 69 - 72)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(112 trang)
w