Tưởng Giới Thạch bắt giam từ tháng 8.1942 đến tháng 9.1943 ở Trung Quốc .
b . Vài nét về Nhật kí trong tù
- Gồm 134 bài thơ chữ Hán , được dịch raTiếng Việt và in lần đầu năm1960.
- Có giá trị hiện thực và nhân đạo. 2. Vị trí bài thơ
- Bài “Chiều tối” là bài thứ 31 trong tập thơ, được viết trên đường chuyển từ nhà lao Tĩnh Tây sang nhà lao Thiên Bảo vào cuối thu 1942.
II. Đọc - hiểu văn bản
1. So sánh bản dịch thơ và nguyên tác
- Câu 1 : dịch đạt .
- Câu 2 : không dịch được chữ “cô” trong từ “cô vân mạn mạn”, dịch “trôi nhẹ” chưa đúng. - Câu 3 : thừa chữ “tối”.
- Câu 4 : tương đối đúng ý.
2. Bức tranh thiên nhiên chiều muộn nơinúi rừng núi rừng
“ Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ Chòm mây trôi nhẹ giữa tầng không”
- Bức tranh thiên nhiên :
+ “Cánh chim mỏi” : cảm nhận rất sâu trạng thái bên trong của sự vật, một cảm nhận của con người hiện đại trên cơ sở ý thức sâu sắc cái tôi cá nhân trước ngoại cảnh.
+ Có sự tương đồng : chim mệt mỏi sau một ngày kiếm ăn, người tù mệt mỏi sau một ngày lê bước trên đường .
Sự hoà hợp giữa tâm hồn nhà thơ với cảnh vật
7’
20’
Hs: trả lời
GV: yêu cầu HS nêu vài nét về Nhật kí trong tù và bài thơ Chiều tối ?
Hs: trả lời
Gv: HS xác địnhvị trí của bài thơ?
Hs: trả lời
Hoạt động 2 : Đọc -hiểu văn bản
GV: gọi Hs đọc phần phiên âm , dịch nghĩa , dịch thơ
GV: yêu cầu HS so sánh bản dịch thơ và phần phiên âm, chỉ ra những chỗ chưa sát nghĩa?
HS: trình bày
GV: yêu cầu HS thảo luận câu hỏi 2 trong SGK
HS: cử đại diện trình bày
GV: nhận xét bổ sung và chốt` lại các ý chính.
GV: Bức tranh chiều tối ở 2 câu đầu có những hình ảnh nào quen thuộc , gần gũi trong văn chương cổ điển?
HS: trao đổi và trả lời
thể hiện tình yêu thương của Bác đối với mọi sự sống trên đời .
+ “Chòm mây trôi nhẹ” lẻ loi trôi lững lờ qua lưng trời: gợi cái cao rộng , êm ả của một buổi chiều thu.
Không phải đến HCM, Người mới mượn h.ả cánh chim để giải bày tâm trạng. Trong thơ cổ đã nói rất nhiều:
“Chim bay về núi, tối rồi.” (Ca dao)
“Chim hôm thoi thót về rừng” (Nguyễn Du)
“Ngàn mây gió cuốn chim bay
mỏi”
(Bà Huyện Thanh Quan) Ngòi bút HCM diễn tả thiên nhiên rất chân thật, tự nhiên…
“Quyện điểu quy lâm tầm túc thụ” câu thơ đầy tâm trạng. Nhìn
cánh chim bay mà nhận ra vẻ uể oải của đôi cánh chim. Chỉ một cái nhìn ta nhận ra con người đó giàu tình cảm biết bao! Có lẽ Bác bị giải đi suốt cả ngày quá mệt mỏi nên dễ đồng cảm với cánh chim “quy lâm” kia. Nhưng nhà thơ không để lộ ra vẻ mệt mỏi của mình.
Hình ảnh gợi nhớ câu thơ:
Hạc vàng bay mất từ lâu
Ngàn năm mây trắng bây giờ còn bay.
(Thôi Hiệu)
Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt
(N.Khuyến
* Gv: Liên hệ giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh : Sự kết hợp hài hoà giữa tình yêu thiên nhiên cuộc sống và bản lĩnh người chiến sĩ cách mạng Hồ Chí Minh.
- Vẻ đẹp tâm hồn của Hồ Chí Minh : + Yêu thiên nhiên
+ Phong thái ung dung , tự tại
Những rung động dạt dào , bản lĩnh của người chiến sĩ , chất thép ẩn đằng sau chất tình.
3.Bức tranh đời sống ở 2 câu sau
“ Cô em xuống núi xay ngô tối Xay hết, lò than đã rực hồng”