Năm/Chỉ tiêu 2009 2010 2011 2012 2013 Dư nợ367.439 462.371 670.721 732.784 882
3.1.1.2. Các chỉ tiêu chủ yếu phải đạt từ nay đến năm
1. Chỉ tiêu cụ thể về phát triển kinh tế
Tốc độtăngtrưởng bình quân hàng năm thời kỳ 2011-2020 đạt 12-13%, trong đó giai đoạn 2011-2015 đạt 11,5 - 12,5%/năm và đạt 12,5 - 13,5/năm giai đoạn 2016-2020; GDP
bình quân đầu người đến năm 2015 tăng hơn 2 lần so với năm 2010 và năm 2020tăng hơn
2 lần so với năm 2015;
năm 2015 cơ cấu kinh tế: công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp là 49%, 31%, 20%; đến năm
2020 cơ cấu tương ứng là 56%, 31% và 13%;
Phấn đấu kim ngạch xuất khẩu đến năm 2015 đạt 80 - 100 triệu USD và năm 2020 đạt 170 – 200 triệu USD; tỷ lệ thu ngân sách chiếm khoảng 20% từGDP vào năm 2015 và
khoảng 22% vào năm 2020.
2. Định hướng phát triển các ngành, lĩnh vực a. Công nghiệp -xây dựng
Phát triển công nghiệp – xây dựng nhằm tạo động lực trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế; nâng cao chất lượng sản phẩm hàng hóa bảo đảm sức cạnh tranh trên thịtrường; ưu tiên
phát triển các ngành công nghiệp có thế mạnh, công nghiệp tạo ra các sản phẩm có hàm
lượng công nghệ và giá trị gia tăng cao; khuyến khích phát triển ngành công nghiệp, các nghề tiểu thủ công nghiệp, ngành nghề truyền thống ở nông thôncó lợi thế, giải quyết nhiều
lao động.
Phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng ngành công nghiệp – xây dựng bình quân thời kỳ
2011-2020 đạt 16-17%, trong đó giai đoạn 2011-2015 đạt 17-18%/năm và giai đoạn 2016- 2020 khoảng 16-17%/năm. Mục tiêu đến năm 2020 ngành đóng góp 56% GDP, giải quyết việc làm cho khoảng 24% lao động xã hội. Trong đó tập trung phát triển các ngành công nghiệp chủ yếu sau:
Công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản và đồ uống: Phát triển công nghiệp chế
biến gắn với nguyên liệu tại chỗnhư cà phê, cao su, hồ tiêu, tinh bột sắn, thủy hải sản, súc sản, thức ăn chăn nuôi, gỗ, nhựa thông, bột giấy, dầu sinh học, nước uống các loại; xem xét kêu gọi đầu tư xây dựng nhà máy bia phù hợp với nguồn lực và nhu cầu thịtrường;
Công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng: Tập trung sản xuất các sản phẩm như xi măng, đá xây dựng, các phụgia xi măng, gạch xây dựng, các loại tấm lợp; nghiên cứu sản xuất vật liệu xây dựng cao cấp, vật liệu mới như kính xây dựng, gạch ốp tường cao cấp; nghiên cứu chuyển đổi nhà máy xi măng lò đứng 8,2 vạn tấn/năm thành công nghệ lò quay công suất khoảng 15 vạn tấn/năm; đưa dây chuyền nghiền clanke tại Khu công nghiệp Nam
Đông Hà vào hoạt động; tiếp tục triển khai các dự án xi măng tại Cam Tuyền, Cam Lộ, Tân Lâm và Tà Rùng phù hợp với nguồn lực và nhu cầu thịtrường trong từng thời kỳ;
Công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản: Khai thác sử dụng tiết kiệm, hiệu quả
khai thác khoáng sản với chế biến ra những thực phẩm hàng hóa, hạn chế bán nguyên liệu
thô; khai thác đi đôi với bảo vệ, tái tạo, phục hồi môi trường vùngmỏ;
Công nghiệp cơ khí: Phát triển các cơ sởđóng và sửa chữa tàu đánh cá, phương tiện vận tải,máy nông nghiệp, cán kéo thép, cơ khí chế tạo, sản xuất phụ tùng, linh kiện máy móc; sản xuất phụtùng xe máy, xe đạp; lắp ráp xe ô tô tải nhẹ;
Công nghiệp hóa chất: Nghiên cứu mở rộng quy mô nhà máy sản xuất phân bón NPK,
nhà máy săm lốp xe máy, xe đạp; sản xuất các sản phẩm cao su dân dụng và y tế; nhựa xây dựng; bao bì các loại phù hợp với nguồn lực và nhu cầu thịtrường. Nghiên cứu, xem xét các dự án sản xuất, chế biến các sản phẩm từ khí đốt trên địa bàn Tỉnh phù hợp với quy hoạch chung và phải bảo đảm hiệu quả kinh tế;
Công nghiệp sản xuất và phân phối điện, nước: Tiếp tục xem xét, phát triển sản xuất
điện, nhất là thủy điện nhỏđáp ứng tốt nhu cầu điện tại chỗ. Tiếp tục nâng cấp, mởrộng các nhà máy cấp nước đô thị, các khu cụm công nghiệp, thương mại, dịch vụdu lịch; mở rộng diện cấp nước sạch cho vùng nông thôn;
Tiếp tục phát triển các ngành công nghiệp khác: Công nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu
như dệt may, giày da; lắp ráp điện, điện tử, điện lạnh; sản xuất hàng mỹ nghệ, sản phẩm phục vụ khách du lịch và xuất khẩu.
Chú trọng phát triển nhà ở xã hội cho công nhân, nhà ởcho các đối tượng tái định cư
phát sinh trong quá trình hình thành các khu, cụm công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp; Phát triển các khu đô thị thuộc thành phốĐông Hà, thị xã Quảng Trị, đô thị vệ tinh và các khu du lịch dọc bờ biển, từng bước hình thành thịtrường bất động sản.
b. Phát triển thương mại và dịch vụ
Phát triển mạnh các ngành dịch vụ, nhất là các dịch vụ có giá trị gia tăng cao, tiềm
năng lớn và có sức cạnh tranh; đồng thời phát huy lợi thế các ngành dịch vụ trên tuyến hành lang kinh tếĐông – Tây bảo đảm tốt mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Phấn đấu tốc độ tăng trưởng lĩnh vực dịch vụ bình quân thời kỳ 2011-2020 đạt 11-
12%, trong đó giai đoạn 2011-2015 đạt 10-11%/năm, giai đoạn 2016 – 2020 từ 12-
13%/năm. Tập trung phát triển các ngành dịch vụvà thương mại chủ yếu sau: Vềthương mại:
Củng cố và mở rộng thị trường nội địa, nhất là thị trường nông thôn; đẩy mạnh xuất khẩu cácloại hàng hóa sản xuất tại địa phương. Khuyến khích hình thành các doanh nghiệp
thương mại có quy mô lớn và khảnăng cạnh tranh cao;
Phát triển khu Kinh tếthương mại đặc biệt Lao Bảo thành một trong những trung tâm
giao lưu hàng hóa, dịch vụ lớn của vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải Trung Bộ với các
nước,các vùng lãnh thổ trên tuyến hành lang kinh tếĐông – Tây;
Khuyến khích phát triển hệ thống cửa hàng xăng dầu trên tuyến hành lang kinh tế Đông – Tây; hệ thống chợđầu mối, chợ nông thôn, chợ chuyên doanh phù hợp với nhu cầu trao đổi hàng hóa, dịch vụ giữa các vùng;
Xây dựng các điểm dừng nghỉ kết hợp với trưng bày, bán các sản phẩm địa phương,
các trung tâm phân phối hàng hóa, trung tâm thương mại, siêu thị văn minh, hiện đại trên tuyến hành lang kinh tếĐông – Tây.
Về du lịch:
Phát triển du lịch thành ngành kinh tế mạnh có đóng góp lớn cho nền kinh tế; lựa chọn một số sản phẩm du lịch hấp dẫn, đặc trưng để xây dựng một sốthương hiệu du lịch mạnh
như: du lịch về lại chiến trường xưa, hành lang kinh tếĐông – Tây, sinh thái biển – đảo,
thăm quan các di tích; phát triển mạnh khu dịch vụ và du lịch Cửa Việt – Cửa Tùng – đảo Cồn Cỏ;
Liên kết chặt chẽ với du lịch các vùng miền trong cả nước và các nước trên tuyến hành lang kinh tếĐông – Tây để hình thành các tuyến du lịch trong nước với quốc tế;
Vận tải, kho bãi: Phát triển mạnh dịch vụ vận tải, mạng lưới kho bãi, dịch vụ phục vụ
hàng quá cảnh, tạm nhập tái xuất, gia công tái chế, đóng gói sản phẩm, linh kiện hàng hóa; Phát triển mạnh dịch vụbưu chính viễn thông theo hướng hiện đại, tiện lợi hướng về cơ sở;
Tài chính, ngân hàng: Phát triển hệ thống tín dụng, ngân hàng nhằm cung cấp các dịch vụ hiện đại. Xây dựng các trung tâm lưu ký chứng khoán phục vụ nhu cầu nhân dân;
Phát triển các dịch vụkhác như bảo hiểm, tư vấn, công nghệ thông tin, phần mềm, nghiên cứu và chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất và đời sống.
c. Về nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản và phát triển nông thôn.
Phấn đấu tốc độtăng trưởng ngành nông nghiệp thời kỳ 2011-2020 đạt bình quân 3,5 – 4,0%/năm.
Phát triển toàn diện theo hướng nông nghiệp sạch, bền vững bằng việc ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ mới, phương pháp canh tác có tỷ lệcơ giới hóa cao
từkhâu làm đất đến thu hoạch trên cơ sở hình thành các vùng sản xuất hàng hóa lớn, tập trung bảo đảm nguyên liệu cho công nghiệp chế biến. Trong đó:
Tăng diện tích vùng lúa chất lượng cao lên khoảng 15.000 ha vào năm 2015 và khoảng 18.000 –20.000 ha vào năm 2020; bảo đảm an ninh lương thực trước mắt và lâu dài;
Tiếp tục phát triển mạnh các loại cây công nghiệp có giá trị kinh tếcao như cao su, cà
phê, hồ tiêu. Hình thành một số vùng sản xuất lớn, tập trung, chuyên canh các loại cây trồng phù hợp với điều kiện tựnhiên (đất đai, khí hậu) của từng vùng vànhu cầu thịtrường;
Tăng tỷ trọng chăn nuôi trong giá trị sản xuất nông nghiệp đạt 35% vào năm 2015 và
khoảng 40% vào năm 2020. Trọng tâm là nâng cao chất lượng đàn gia súc, gia cầm theo
hướng tăng trọng, thông qua mô hình chăn nuôi trang trại tập trung và hộ gia đình. Phát triển chăn nuôi bảo đảm phát huy lợi thế từng vùng và an toàn dịch bệnh;
Bảo vệ và phát triển rừng, nâng cao hiệu quả sử dụng đất, chất lượng độ che phủ hợp lý; kết hợp trồng rừng với phát triển chăn nuôi để khai thác, sử dụng có hiệu quảđất trống,
đồi núi trọc. Phấn đấu mỗi năm trồng mới trên 4.500 ha rừng tập trung. Chú trọng phát triển các khu bảo tồn thiên nhiên Đakrông, Bắc Hướng Hóa và rừngcảnh quan sinh thái dọc
đường Hồ Chí Minh;
Phát triển thủy sản trở thành ngành kinh tế mạnh, chiếm trên 30% giá trị sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp vào năm 2020. Khai thác thế mạnh về kinh tế biển, chú trọng phát triển nuôi trồng, khai thác xa bờ, lấy công nghiệp chế biến làm động lực; tổ chức tốt các dịch vụ hậu cần nghề cá, nhất là các loại hình dịch vụ trênbiển để giảm chi phí sản xuất; phát triển thủy, hải sản gắn với du lịch, côngnghiệp ven biển và bảo vệ tốt nguồn lợi thủy sản. Phấn đấu sản lượng thủy sản vào năm 2015 đạt khoảng 32 – 33 nghìn tấn, năm 2020 đạt khoảng 38 nghìn tấn;
Xây dựng nông thôn mới có kết cấu hạ tầng hiện đại, phù hợp với bộ tiêu chí Quốc gia về nông thôn mới, bảo đảm cho người dân nông thôn tiếp cận tốt các dịch vụ xã hội và phúc lợi công cộng. Đổi mới và phát triển các loại hình kinh tế nông thôn, củng cố và phát triển kinh tế hợp tác.
d. Phát triển các lĩnh vực xã hội
Về dân số, lao động, việc làm:Ổn định quy mô dân số đến năm 2015 khoảng 700
nghìn người, năm 2020 khoảng 750 nghìn người,trong đó dân sốnông thôn đến năm 2015
Lực lượng lao động trong độ tuổi có nhu cầu việc làm đến năm 2015 khoảng 341,4
nghìn người, năm 2020 khoảng 360,9 nghìn người. Chuyển dịch cơ cấu lao động theo
hướng tăng tỷ trọng lao động công nghiệp – xây dựng từ15% năm 2015 lên 24% năm 2020,
lao động nông nghiệp giảm từ48% năm 2015 xuống còn 43% vào năm 2020.
Về Giáo dục và đào tạo:
Phát triển toàn diện sự nghiệp giáo dục, đào tạo ở tất cả các cấp, bậc học; gắn giáo dục đào tạo với định hướng phát triển nguồn nhân lực; tăng dần tỷ lệđầu tư từ ngân sách,
đồng thời đẩy mạnh xã hội hóa trong giáo dục và đào tạo;
Tổ chức triển khai thực hiện phổ cập giáo dục mầm non, phấn đấu hoàn thành phổ
cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi trước năm 2015;
Hiện đại hóa cơ sở vật chất, trang thiết bịtrường lớp theo hướng đạt chuẩn quốc gia; củngcốcác trường phổ thông dân tộc nội trú, mở rộng quy mô đào tạo, liên thông với các cấp học và tăng cường hướng nghiệp dạy nghề cho học sinh dân tộc nội trú;
Mở rộng quy mô các cơ sởđào tạo nghềđáp ứng nhu cầu xã hội trong các lĩnh vực giao thông vận tải, nông nghiệp, công nghiệp, giáo dục, y tế, khoa học và công nghệ.
Về phát triển y tếvà chăm sóc sức khỏe nhân dân:
Phát triển đồng bộ mạng lưới y tế đến cơ sở, nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh và phòng chống dịch bệnh;
Đối với các bệnh viện (Đa khoa tỉnh, Lao và Bệnh phổi, Y học cổ truyền) sẽ tiếp tục
đầu tư phù hợp với nguồn lực trong từng thời kỳ; nghiên cứu nâng cấp bệnh viện điều dưỡng phục hồi chức năng Cửa Tùng, các bệnh viện Đa khoa khu vực, phòng Quản lýsức khỏe cán bộ. Thực hiện tốt chủtrương chuẩn quốc gia về y tế xã;
Từng bước hoàn thiện mạng lưới y tế dự phòng và các trung tâm phòng chống bệnh xã hội. Tiếp tục xây dựng, nâng cấp các trung tâm y tế dự phòng tuyến huyện.
Về phát triển văn hóa, thể dục thể thao:
Đẩy mạnh phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng nếp sống văn minh, gia đình văn hóa, cơ quanvăn hóa; tổ chức thực hiện tốt các lễ hội truyền thống như lễ hội Thống nhất Non sông (30/4), lễ hội Tri ân tháng Bảy nhằm giữ gìn, phát huy truyền thống yêu nước, các giá trịvăn hóa dân tộc và tiết kiệm;
Phát triển phong trào thể dục thể thao quần chúng, chú trọng phát triển thể thao thành tích cao; quan tâm phát triển thể dục thể thao học đường;
Nghiên cứu lựa chọn hình thức đầu tư phù hợp để bảo tồn, tôn tạo các di sản văn hóa
vật thể và phi vật thể gắn với phát triển du lịch; trong đó chú trọng những di tích trọng điểm
như Thành Cổ Quảng Trị; địa đạo Vịnh Mốc; Di tích Đôi bờ Hiền Lương; khu Chính phủ
Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam, Khu di tích Sân bay Tà Cơn, Nhà tù
Lao Bảo, tôn tạo di tích Dốc Miếu – Hàng rào điện tử Mc Namara.Quản lý và bảo vệ tốt các di tích lịch sử.
e. Về khoa học và công nghệ:
Khuyến khích chuyển giao, ứng dụng khoa học công nghệ mới, tiên tiến vào quản lý, sản xuất, kinh doanh; coi trọng việc ứng dụng công nghệ cao trong một sốlĩnh vực của ngành công nghiệp, nông nghiệp, thông tin, …
Thực hiện có hiệu quảcác chương trình, đề tài nghiên cứu khoa học công nghệ; gắn nghiên cứu với ứng dụng các sản phẩm của đề tài khoa học vào sản xuất và đời sống;
Đẩy mạnh công tác quản lý chất lượng, đăng ký và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, thương
hiệu sản phẩm hàng hóa;
Từng bước xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị, các trung tâm nghiên cứu, thí nghiệm, kiểm nghiệm, kiểm định, công nghệ thông tin, hệ thống cơ sở dữ liệu phục vụ cho công tác nghiên cứu khoa học công nghệ. Áp dụng các tiêu chuẩn quốc gia trong hoạt động quản lý, sản xuất, kinh doanh.
f. Về bảo vệ tài nguyên môi trường
Chủ động ngăn ngừa, hạn chế mức độ gia tăng ô nhiễm môi trường trong sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ, phát triển đô thị và ở các vùng dân cư tập trung; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ sạch vào các ngành kinh tế; khắc phục tình trạng suy thoái và cải thiện chất lượng môi trường; bảo vệđa dạng sinh học và môi trường sinh thái;
Quản lý bảo vệ chặt chẽ việc khai thác và sử dụng hợp lý, tiết kiệm có hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên, nhất là đất đai, khoáng sản, nước, rừng và tài nguyên biển.
Thực hiện tốt công tác điều tra cơ bản về tài nguyên, khoáng sản để có kế hoạch tổng thể trong việc khai thác tài nguyên, khoáng sản và hoàn thổ, phục hồi môi trường sau khai thác;
Kiểm soát chặt chẽ việc sử dụng và xử lý các loại hóa chất gây ô nhiễm môi trường, chất thải của các cơ sở sản xuất kinh doanh, hộgia đình;
phục hậu quảthiên tai. Xem xét đầu tư xây dựng các công trình phòng, tránh thiên tai và chủđộng ứng phó với biến đổi khí hậu, nước biển dâng, bão lụt, hạn hán, sụt lún đất, sạt lở đất, xói lở bờ sông, bờ biển, nước mặn thâm nhập, sự cố tràn dầu, …
g. Vềđầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng: