Tiến độ xửlý nợ quá hạn còn chậm

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY tín DỤNG đầu tư của NHÀ nước tại CHI NHÁNH NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN QUẢNG TRỊ (Trang 69 - 70)

Năm/Chỉ tiêu 2009 2010 2011 2012 2013 Dư nợ367.439 462.371 670.721 732.784 882

2.4.2.5. Tiến độ xửlý nợ quá hạn còn chậm

NHPT được xử lý tài sản bảo đảm theo quy định của pháp luật và theo thỏa thuận

trong trường hợp khách hàng có nợ quá hạn liên tiếp trong thời hạn 06 tháng đối với tín dụng đầu tư. Như vậy, theo quy định thì sau 06 tháng kể từngày đến hạn trả nợ nếu chủ đầu tư không thực hiện nghĩa vụ trả nợ thì NHPT có quyền phát mại tài sản để thu hồi nợ. Tuy nhiên, trên thực tế hầu hết các dự án có nợ quá hạn trên 06 tháng liên tiếp, thậm chí một số dự án có nợ quá hạn trên 2-3 năm, đặc biệt có những dự án có nợ quá hạn trên 5

nămnhưng vẫn chưa được xử lý tài sản bảo đảm tiền vay để thu hồi nợ. Nguyên nhân dẫn

đến tình trạng này là do:

Tài sản đảm bảo chỉ mang tính hình thức: Tài sản bảo đảm các dự án chủ yếu là tài sản hình thành từ vốn vay, giá trị sử dụng cao khi tài sản còn hoạt động, khi tài sản ngưng

hoạt động, phải xửlý để thu hồi nợ thì khảnăng thanh khoản thấp do là laoị hàng hóa ít phổ

biến trên thị trường. Những tài sản khác ngoài tài sản hình thành từ vốn vay dùng để thế

chấp chủ yếu là nhà ởvà đất ở, khi xử lý tài sản này, chủđầu tư phần lớn là thiếu hợp tác do tài sản chính là nơi sinh sống của họ, thêm nữa, tài sản là nhà và đất phát mãi thì tâm lý

ởđịa phương rất ít người muốn mua.

Chi nhánh chưa được chủđộng trong việc xử lý rủi ro:

Xử lý tài sản đảm bảo: theo Công văn số 971/NHPT-PC ngày 14/4/2014 của NHPT

v/v hướng dẫn thực hiện Quy chế bảo đảm tiền vay của NHPT, Chi nhánh muốn xử lý tài sản đảm bảo tiền vay để thu hồi nợ thì Chi nhánh phải có văn bản trình Hội sở chính xem

xét và khi được Hội sở chính chấp thuận, Chi nhánh mới có quyền xử lý tài sản đảm bảo để

thu hồi nợtheo quy định.

Khởi kiện ra tòa: cũng theo Công văn số 971/NHPT-PC ngày 14/4/2014 của NHPT

v/v hướng dẫn thực hiện Quy chế bảo đảm tiền vay của NHPT, Chi nhánh muốn xử lý tài sản đảm bảo tiền vay, khi chủ đầu tư vi phạm hợp đồng, Chi nhánh không thể chủ động

trong việc khởi kiện Chủđầu tư ra tòa mà phải được thông qua (ủy quyền) của Tổng giám

đốc.

Chi nhánh còn thiếu kiên quyết trong việc xử lý nợ quá hạn: đối với một số dự án thuộc diện phải xử lý tài sản khi nhận thấy việc phát mãi tài sản mang lại hiệu quả thu hồi nợ, Chi nhánh làm việc thì chủđầu tư trình phương án được tựtìm người mua và được Chi

nhánh đồng ý nhưng thực chất chưa có một chủ đầu tư nào tự chủđộng tìm được người

mua để báo cáo lại cho Chi nhánh cùng phối hợp thực hiện. Khâu cuối cùng, Chi nhánh

cũng phải tự chủđộng tổ chức định giá, tìm người mua, chủđầu tư hầu như không có hoạt

động phối hợp hiệu quả nào.Kết quả là thời gian thực hiện xử lý tài sản bị kéo dài.

Còn có một số dự án thuộc diện xử lý nợ được tạo điều kiện cơ cấu lại nợ để trả nợ. Tuy nhiên, mức trả nợ cam kết của chủđầu tư sau cơ cấu nợ quá thấp so với số nợ còn phải trả. Điều này đã làm kéo dài thời gian trả nợ theo lý thuyết của chủđầu tư lên. Bên cạnh

đó, nếu chủ đầu tư có gặp khó khăn trong giai đoạn nào đó của hoạt động sản xuất kinh doanh hoặc không phối hợp tốt cũng sẽ làm kế hoạch trả nợ càng chậm trễhơn.

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY tín DỤNG đầu tư của NHÀ nước tại CHI NHÁNH NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN QUẢNG TRỊ (Trang 69 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(150 trang)