Tổng dư nợ trên vốn huyđộng

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY tín DỤNG đầu tư của NHÀ nước tại CHI NHÁNH NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN QUẢNG TRỊ (Trang 47 - 55)

CHƯƠNG 2: ĐÁNH GÍA CHẤTLƯỢNG HOẠT ĐỘNG

2.2.4. Tổng dư nợ trên vốn huyđộng

Bảng 2.3: Dư nợ từnăm 2009 – 2013

(Nguồn: Báo cáo tín dụng hàng năm của Chi nhánh NHPT Quảng Trị) ĐVT: Triệu đồng

Năm/Chỉ tiêu 2009 2010 2011 2012 2013

Dư nợ 367.439 462.371 670.721 732.784 882.758

Số vốn huy động 45.258 58.470 30.680 20.158 20.419

Biểu đồ 2.5: Dư nợ/vốn huy động

(Nguồn: Báo cáo tín dụng hàng năm của Chi nhánh NHPT Quảng Trị) ĐVT: Triệu đồng

Trong điều kiện kinh tếkhó khăn, tiềm lực vốn nhàn rỗi trên địa bàn không nhiều, Chi

nhánh đã có nhiều biện pháp huy động vốn đảm bảo cho vay theo quy định nhưng tình hình giai đoạn 2009 – 2013 không có chuyển biến tích cực. Trong khi dư nợ ngày một tăng lên

thì ở chiều ngược lại, số vốn huy động có xu hướng giảm sút qua từng năm. Theo quy định của Ngân hàng Phát triển Việt Nam (huy động vốn tối thiểu đạt 5% dư nợtương đương với

dư nợ/vốn huy động tối đa 20 lần), chỉtrong 2 năm 2009, 2010, hệ sốđạt tiêu chuẩn tương ứng theo từng năm là 8,12 lần và 7,91 lần.Từnăm 2011 – 2013, hệ sốdư nợ/vốn huy động

đạt mức cao hơn so với quy định tối đa và liên tục tăng qua từng năm, cụ thể là 21,86 lần, 36,35 lần và 43,23 lần. Tóm lại, trong những năm gần đây, việc huy động vốn tại Chi nhánh NHPT Quảng Trị gặp rất nhiều khó khăn do khách hàng ít, chính sách huy động phụ thuộc

vào quy định của NHPTVN vốn không linh động và ít ưu đãi, lãi suất không cạnh tranh

được với thị trường. Nguồn vốn huy động chủ yếu từ những chủđầu tư đang có quan hệ

vay vốn với Chi nhánh. Từđó, khảnăng sử dụng nguồn vốn đảm bảo cho vay Tín dụng đầu

tư của Nhà nước không đảm bảo, phải phụ thuộc vào nguồn vốn chuyển về từ Ngân hàng Phát triển Việt Nam.

Bảng 2.4: Nợ quá hạn/dư nợ từnăm 2009 - 2013

(Nguồn: Báo cáo tín dụng hàng năm của Chi nhánh NHPT Quảng Trị) ĐVT: Triệu đồng

Năm/Chỉ tiêu 2009 2010 2011 2012 2013

Dư nợ 367.439 462.371 670.721 732.784 882.758

Nợ quá hạn 13.282 12.793 15.280 15.239 101.259

Nợ quá hạn/Dư nợ 3,61% 2,77% 2,28% 2,08% 11,47%

Biểu đồ 2.6: Nợ quá hạn/Dư nợ

(Nguồn: Báo cáo tín dụng hàng năm của Chi nhánh NHPT Quảng Trị) ĐVT: Triệu đồng

Theo quy định của Ngân hàng Phát triển, tỷ lệ nợ quá hạn/dư nợđủ tiêu chuẩn là dưới 3%. Từ năm 2009-2012, hệ sốnày được cải thiện giảm xuống theo từng năm, do những công tác thu hồi, xử lý nợ được Chi nhánh quan tâm thực hiện quyết liệt, từ mức 3,61%

năm 2009, giảm xuống qua các năm và đến năm 2012, hệ số chỉ còn 2,10%. Điều này cho thấy trong giai đoạn 2009 – 2012, chất lượng tín dụng tại Chi nhánh NHPT Quảng Trị đã được nâng lên đáng kể. Tuy vậy, đến năm 2013, tỷ lệ nợ quá hạn/dư nợtăng đột biến lên mức 11,47% chủ yếu là do các dự án thủy điện đến hạn trả nợ gặp khó khăn do nguyên nhân khách quan chưa trảđược nợ, đã đề nghị gia hạn nợnhưng đang trong thời gian xem

xét, chưa có quyết định cuối cùng của Ngân hàng Phát triển Việt Nam, số nợ quá hạn do đó tăng cao.

Nhìn chung, công tác thu hồi nợ tại Chi nhánh giai đoạn 2009 – 2013 được quan tâm,

đưa thành nhiệm vụ trọng tâm, vì vậy Chi nhánh luôn tìm ra được các giải pháp để thu hồi nợ vay

2.2.6. Hệ số thu nợ (%)

Bảng 2.5: Hệ số thu nợ từnăm 2009 – 2013

(Nguồn: Báo cáo tín dụng hàng năm của Chi nhánh NHPT Quảng Trị) ĐVT: Triệu đồng

Năm/chỉ tiêu 2009 2010 2011 2012 2013

Doanh số cho vay 95.278 171.427 298.893 165.000 217.605

Doanh số thu nợ gốc 73.131 76.495 90.543 102.937 67.631

Hệ số thu nợ 76,76% 44,62% 30,29% 62,39% 31,08%

Biểu đồ 2.7: Hệ số thu nợ

(Nguồn: Báo cáo tín dụng hàng năm của Chi nhánh NHPT Quảng Trị) ĐVT: Triệu đồng

Từnăm 2009 – 2011, doanh số thu nợcó tăng lên, tuy nhiên do doanh sốcho vay tăng

hồi nợ gốc chưa được Chi nhánh thực hiện tốt, trong khi sốlượng giải ngân cho vay ngày một tăng, khảnăng bảo đảm thu hồi vốn giảm sút, nguy cơ mất an toàn tín dụng tăng lên. Bước sang năm 2012, Chi nhánh đã có nỗ lực thu hồi nợ, bên cạnh đó, có một số dự án lớn trả nợtrước hạn, dẫn đến hệ số thu nợđược cải thiện lên 62,39% nhưng chỉđạt mức thấp trong hệ thống (dưới 65%). Tiếp sang năm 2013, hệ số thu nợ lại trở vềđà suy giảm, đạt mức 31,08%. Điều này cho thấy, Chi nhánh cần quan tâm hơn nữa đến các giải pháp nhằm thu hồi nợđạt kết quả cao trong bối cảnh cho vay ra ngày càng nhiều. Nếu không cải thiện

được chỉ tiêu hệ số thu nợnày, nguy cơ mất vốn ngày càng tăng, chất lượng tín dụng giảm sút.

2.2.7. Vòng quay vốn tín dụng (vòng)

Bảng 2.6: Vòng quay vốn tín dụng từnăm 2009 – 2013

(Nguồn: Báo cáo tín dụng hàng năm của Chi nhánh NHPT Quảng Trị) ĐVT: Triệu đồng

Năm/Chỉ tiêu 2009 2010 2011 2012 2013 Doanh số thu nợ gốc 73.131 76.495 90.543 102.937 67.631 Dư nợ cuối kỳ 367.439 462.371 670.721 732.784 882.758 Dư nợ đầu kỳ 345.292 367.439 462.371 670.721 732.784 Dư nợ bình quân 356.366 414.905 566.546 701.752 807.771 Vòng quay vốn tín dụng 0,21 0,18 0,16 0,15 0,08 Biểu đồ 2.8: Vòng quay vốn tín dụng

Vòng quay vốn tín dụng đo lường tốc độ luân chuyển vốn tín dụng của Ngân hàng phản ánh số vốn đầu tưđược quay vòng nhanh hay chậm. Số vòng quay vốn tín dụng của Chi nhánh rất thấp, chỉ đạt 0,21 vòng năm 2009 và liên tục giảm qua các năm từ 2010 – 2013 với số liệu lần lượt là 0,18; 0,16; 0,15; 0,08 chứng tỏ nguồn vốn luân chuyển rất chậm, một đồng vốn cho vay chưa được một lần trong nămvà liên tục giảm. Điều đó chứng tỏ khả năng thu hồi vốn vay tín dụng đầu tư của Chi nhánh chậm, hiệu quả thấp, cần phải được quan tâm cải thiện.

2.2.8. Tình hình nợ quá hạn và lãi treo

Bảng 2.7: Tình hình nợ quá hạn & lãi treo từnăm 2009 – 2013

(Nguồn: Báo cáo tín dụng hàng năm của Chi nhánh NHPT Quảng Trị) ĐVT: Triệu đồng

Năm/Chỉ tiêu 2009 2010 2011 2012 2013

Dư nợ 367.439 462.371 670.721 732.784 882.758

Nợ quá hạn 13.282 12.793 15.280 15.239 101.259

Lãi đến hạn chưa thu được 5.029 5.833 11.183 16.422 31.674 Biến động lãi đến hạn chưa thu được 15,99% 91,72% 46,85% 92,88%

Biểu đồ 2.9: Tình hình nợ quá hạn

(Nguồn: Báo cáo tín dụng hàng năm của Chi nhánh NHPT Quảng Trị) ĐVT: Triệu đồng

Nợ quá hạn có xu hướng tăng lên trong từng thời kỳ, trong đó, năm 2011 có tốc độ tăng 19,44% cao và năm 2013 có tốc độ tăng 564,46% là rất cao, nguyên nhân chính do một số dựán đến hạn trả nợ gặp khó khăn do nguyên nhân khách quan không trảđược nợ nhưng chưa hoàn thành thủ tục cơ cấu nợ. Năm 2012, nợ quá hạn giảm 0,26% là không

đáng kể. Nhìn chung nợ quá hạn cũng có xu hướng tăng lên trong giai đoạn 2009 -2013,

điều này chứng tỏ chất lượng công tác thu hồi nợ không tốt, nợđến hạn không được trảđầy

đủ theo hợp đồng tín dụng đã ký, cần phải có biện pháp khắc phục kịp thời.

(Nguồn: Báo cáo tín dụng hàng năm của Chi nhánh NHPT Quảng Trị) ĐVT: Triệu đồng

Tương tựnhư đối với chỉ tiêu nợ quá hạn, lãi đến hạn chưa thu cũng có xu hướng tăng lên trong giai đoạn 2009 -2013, trong đó, năm 2011 và 2013 cũng có tốc độ tăng rất lớn,

tương ứng với số liệu là 91,72% và 92,88%. Điều này khẳng định, chất lượng thu hồi lãi

vay cũng rất thấp, nguồn thu chính của Chi nhánh bịgăm giữ tại các dự án gặp khó khăn

không trảđược nợ (gốc & lãi). Chất lượng tín dụng thông qua chỉtiêu lãi đến hạn chưa thu

của Chi nhánh so với bình quân chung của hệ thống đạt thấp.

2.2.9. Quy định về trích lập dự phòng rủi ro

Theo Quyết định số44/2007/QĐ-TTg ngày 30/3/2007 của Thủtướng Chính phủ V/v Ban hành Quy chế quản lý tài chính đối với Ngân hàng Phát triển Việt Nam thì tại điều 8, Bảo đảm an toàn vốn quy định Mức trích dự phòng rủi ro hàng năm tối đa bằng 0,5% trên

dư nợ bình quân cho vay đầu tư, cho vay tín dụng xuất khẩu, nghĩa vụ bảo lãnh tín dụng

đầu tư, tín dụng xuất khẩu và bảo lãnh dự thầu và thực hiện hợp đồng.

Trong khuôn khổ luận văn này, tác giả chỉ tính trích dự phòng rủi ro trên dư nợ bình quân cho vay vốn Tín dụng đầu tư của Nhà nước.

Bảng 2.8: Tình hình trích dự phòng rủi ro từnăm 2009 – 2013

Năm/Chỉ tiêu 2009 2010 2011 2012 2013 Dư nợ 367.439 462.371 670.721 732.784 882.758

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY tín DỤNG đầu tư của NHÀ nước tại CHI NHÁNH NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN QUẢNG TRỊ (Trang 47 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(150 trang)