Năm/Chỉ tiêu 2009 2010 2011 2012 2013 Dư nợ367.439 462.371 670.721 732.784 882
2.4.1.2. NHPTVN chưa được chủ động trong việc xửlý rủi ro
Nguồn vốn dự phòng xử lý rủi ro:
Hiện nay, việc trích lập quỹ dự phòng chỉ dựa vào một tiêu chí duy nhất là 0,5% trên tổng dư nợ bình quân. Việc trích lập này không đảm bảo được tính chủđộng của ngân hàng khi xử lý rủi ro vì khi nguồn xử lý rủi ro không đủbù đắp thì phải thông qua Bộ tài chính trình Chính phủ phê duyệt. Cụ thể, muốn xử lý rủi ro được cho một dự án, Chi nhánh phải lập báo cáo gửi Ngân hàng Phát triển Việt Nam, sau một thời gian thẩm định, tổng hợp, Ngân hàng Phát triển Việt Nam phải tiếp tục báo cáo lên Bộ Tài chính trình Chính phủ phê duyệt, quá trình này diễn ra mất rất nhiều thời gian. Mặt khác, việc trích lập dựphòng như trên chưa phản ảnh được mức độ rủi ro có thể xảy ra và chưa đảm bảo hoàn trảđủ vốn .
Thẩm quyền xử lý rủi ro:
Hiện nay, Tổng Giám đốc Ngân hàng Phát triển Việt Nam có thẩm quyền xem xét quyết định việc điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, gia hạn nợđối với các dự án vay vốn tín dụng đầu
tư và tín dụng xuất khẩu. Bộtrưởng Bộ Tài chính quyết định khoanh nợ cho chủđầu tư và
nhà xuất khẩu trên cơ sởđề nghị của Chủ tịch Hội đồng quản lý Ngân hàng Phát triển Việt Nam. Thủtướng Chính phủ quyết định các trường hợp xóa nợ (gốc, lãi), bán nợ do Bộ Tài
chính trình, trên cơ sở đề nghị của Chủ tịch Hội đồng quản lý Ngân hàng Phát triển Việt Nam và ý kiến thẩm định của liên Bộ Tài chính - Kế hoạch và Đầu tư - Ngân hàng Nhà
nước Việt Nam. Như vậy, thẩm quyền của NHPT VN trong việc xử lý rủi ro rất hạn chế, những dự án có nợ xấu cần phải xử lý chủ yếu là báo cáo Bộ tài chính trình Chính phủ quyết
định làm cho tiến độ xử lý rủi ro chậm, dẫn đến tình trạng nợ quá hạn tồn đọng còn nhiều.
2.4.1.3. NHPT VN chưa có biện pháp khuyến khích và xửlý các đơn vị vay vốn theo chương trình của Chính phủ trả nợ