ĐÁNH GIÁ CHẤTLƯỢNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG ĐẦU TƯCỦA NHÀ NƯỚC TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN QUẢNG TRỊ TỪNĂM

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY tín DỤNG đầu tư của NHÀ nước tại CHI NHÁNH NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN QUẢNG TRỊ (Trang 40)

CHƯƠNG 2: ĐÁNH GÍA CHẤTLƯỢNG HOẠT ĐỘNG

2.2. ĐÁNH GIÁ CHẤTLƯỢNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG ĐẦU TƯCỦA NHÀ NƯỚC TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN QUẢNG TRỊ TỪNĂM

– 2013

Biểu đồ 2.1: Doanh số cho vay

(Nguồn: Báo cáo tín dụng hàng năm của Chi nhánh NHPT Quảng Trị) ĐVT: Triệu đồng

Doanh số cho vay tăng trưởng tương đối ổn định trong 2 năm 2010, 2011 là do Chi

nhánh đã giải ngân theo kế hoạch đối với một số dự án lớnđã ký hợp đồng tín dụng trong kỳ, cụ thểnhư: Dự án Nhà máy thuỷđiện Đakrông 2 (Hợp đồng tín dụng vay vốn 212.000 triệu đồng), Dự án Nhà máy thuỷđiện Đakrông 3 (Hợp đồng tín dụng vay vốn 86.000 triệu

đồng), Nhà máy thuỷđiện Sông Tranh 3(Hợp đồng tín dụng vay vốn 529.000 triệu đồng), Dự án Kiên cốhoá kênh mương do UBND tỉnh vay (Hợp đồng tín dụng vay vốn 90.000 triệu đồng).

Tỉnh Quảng Trị là một tỉnh nghèo, vấn đềthu hút đầu tư còn nhiều hạn chế, tiềm năng

phát triển chưa được khơi dậy, chính vì vậy việc tìm kiếm và tiến hành cho vay vốn Tín dụng đầu tư của Nhà nước đối với các dựán đúng đối tượng, đủđiều kiện còn gặp nhiều

khó khăn. Trong năm 2010, 2011, một số dự án thủy điện đã được tạo điều kiện thực hiện

trên địa bàn tỉnh, nắm bắt thời cơ này, Chi nhánh đã gặp gỡ và hướng dẫn khách hàng lập hồsơ vay vốn, qua đó đã ký được hợp đồng tín dụng và giải ngân vốn vay Tín dụng đầu tư

của Nhà nước dẫn đến mức tăng trưởng doanh sốqua 2 năm đạt cao (trên 70%). Sang năm

2012, 2013, doanh số sụt giảm do không ký hợp đồng tín dụng mới, chủ yếu giải ngân các dự án chuyển tiếp.

mức không cao so với mức bình quân chung của toàn hệ thống, phụ thuộc nhiều vào việc triển khai các dựán đầu tư trên địa bàn, mà số dựán này qua các năm sốlượng không nhiều.

* Kết quả đã đạt được:

Trong những năm qua, Chi nhánh NHPT Quảng Trị đã cố gắng nỗ lực thực hiện chính sách cho vay vốn ĐTPT của Nhà nước nhằm hỗ trợ các ngành nghề, các dự án trọng

điểm, thúc đẩy phát triển kinh tếtrên địa bàn Quảng Trị, trong đó tập trung cho vay các

chương trình, dự án trọng điểm như:

Chương trình mục tiêu của Chính phủ: Cho vay chương trình kiên cố hoá kênh

mương, hàng năm giải ngân bình quân trên 60 tỷđồng cho vay kiên cố hóa hệ thống kênh

mương tại các vùng sản xuất nông nghiệp. Tính đến năm 2013, đã cơ bản bê tông kiên cố hơn 2.000 km kênh mương nội đồng trên địa bàn toàn tỉnh.

Các dự án công nghiệp: Đã cho vay đầu tư các dự án, cụ thểnhư Nhà máy thủy điện

Đakrông 3 thuộc Công ty cổ phần (CTCP) thủy điện Trường Sơn, Nhà máy thủy điện Hạ

Rào Quán thuộc CTCP Sông Cầu, Nhà máy thủy điện Sông Tranh 3 thuộc CTCP thủy điện Sông Tranh 3, Nhà máy thủy điện Đakrông 2 thuộc CTCP thủy điện Đakrông,... góp phần

thúc đẩy tăng thu cho ngân sách của tỉnh.

Dự án xã hội hóa giáo dục - y tế: Trường THPT tư thục Bùi Dục Tài với năng lực thiết kế tối đa 1.200 học sinh/năm.

Các dự án chế biến nông sản, dựán đầu tư trồng chăm sóc rừng và các ngành nghề

khác: Nhà máy sản xuất và chế biến nước và đá tinh khiết, chế biến rượu và cao rắn thuộc Công ty TNHH Sikar, Dự án trồng rừng kinh tế thuộc Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Bến Hải, Nhà máy khai thác than bùn và chế biến phân phức hợp hữu cơ vi sinh đa lượng thuộc

Công ty TNHH Trường Anh.

2.2.2. Doanh số thu nợ

Bảng 2.1: Doanh số thu nợ (gốc & lãi) từnăm 2009 – 2013

(Nguồn: Báo cáo tín dụng hàng năm của Chi nhánh NHPT Quảng Trị) ĐVT: Triệu đồng

Năm 2009 2010 2011 2012 2013

Doanh số thu nợ gốc 73.131 76.495 90.543 102.937 67.631 Doanh số thu lãi 17.181 15.611 30.202 37.616 30.344 Kế hoạch thu nợ gốc 90.077 95.070 102.821 121.586 194.135

Kế hoạch thu lãi 21.785 19.682 31.998 53.738 81.404 Tỷ lệ hoàn thành kế hoạch thu nợ gốc 81,19% 80,46% 88,06% 84,66% 34,84% Tỷ lệ hoàn thành kế hoạch thulãi 78,87% 79,32% 94,39% 70,00% 37,28%

Biểu đồ 2.2: Doanh số thu nợ gốc

(Nguồn: Báo cáo tín dụng hàng năm của Chi nhánh NHPT Quảng Trị) ĐVT: Triệu đồng

Doanh số thu nợ tăng lên qua các năm nguyên nhân là do công tác thu nợ được chú trọng đặc biệt, đây được xem là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong công tác hàng

năm của Chi nhánh. Kế hoạch thu nợluôn được lãnh đạo và các phòng nghiệp vụ nắm bắt chặt chẽđể có những phương án thực hiện tối ưu nhất, hiệu quả cao nhất. Bên cạnh đó, việc các hợp đồng tín dụng lớn được ký kết đã đến thời hạn thu hồi nợcũng góp phần làm gia

tăng doanh số thu nợ qua từng năm. Với tỷ lệ hoàn thành kế hoạch lần lượt là 81,19%, 80,46%, trong 2 năm 2009, 2010, tỷ lệ hoàn thành kế hoạch thu nợđược xếp loại khá (trong khoảng từ 75% - dưới 85% theo quy định của NHPT); đến năm 2011, tỷ lệ thu nợ gốc đạt 88,06% kế hoạch năm, xếp loại tốt (trong khoảng từ 85% trở lên); năm 2012, tỷ lệ hoàn

thành kế hoạch thu nợ gốc đạt xấp xỉ loại tốt (84,66%). Nhìn chung, trong giai đoạn 2009 – 2012, Chi nhánh luôn hoàn thành kế hoạch thu nợ gốc đạt khá trở lên (tỷ lệ hoàn thành

luôn đạt trên 80%). Trong năm 2013, do gặp khó khăn trong việc thanh toán cho các nhà thầu thi công công trình, thời tiết, khí hậu không thuận lợi cho việc thi công nên các dự án thủy điện không thểhoàn thành đúng tiến độquy định, không thể trả nợtheo đúng hợp đồng tín dụng đã ký, trong khi đó, kế hoạch thu nợđược lập và phê duyệt căn cứ các tiêu chí tại hợp đồng tín dụng, cụ thể là các dự án Nhà máy thủy điện Đakrông 2, thủy điện Đakrông

3, thủy điện Sông Tranh 3. Kết quả là doanh số thu nợnăm 2013 giảm xuống còn 67.631 triệu đồng (giảm 52,2% so với doanh số thu nợ gốc năm 2012).Điều này cho thấy, những yếu tố khách quan, bất khả kháng có ảnh hưởng rất lớn đến khảnăng thu hồi nợđúng hạn, làm giảm chất lượng tín dụng.

Biểu đồ 2.3: Doanh số thu lãi

Nhìn chung, mặc dù đã có nhiều cố gắng, nỗ lực trong công tác thu nợ gốc và lãi vay, tuy nhiên, kết quả thu lãi trong những năm qua không cao và có xu hướng sụt giảm trong những năm sau. Cụ thể, tỷ lệ thu lãi so với kế hoạch được giao năm 2009, 2010 chỉđạt mức khá (lần lượt đạt 78,87%, 79,32%). Riêng tỷ lệ hoàn thành kế hoạch thu lãi năm 2011 đạt tốt (94,39%) chủ yếu là do Dự án Nhà máy thủy điện Đakrông 2, thủy điện Đakrông 3 trả

nợ lãi trong thời gian xây dựng, có nghĩa là dựán chưa hoàn thành, chưa đến hạn trả nợ

(gốc & lãi) theo hợp đồng tín dụng đã ký, chưa có kế hoạch thu lãi được giao nhưng khách hàng đã trảlãi trước hạn, dẫn đến mức trả lãi trong kỳtăng lên trong tổng kế hoạch trả lãi

được giao. Ngược lại, đến năm 2013, tỷ lệ hoàn thành kế hoạch thu lãi đạt rất thấp (37,78%),

nguyên nhân như đã nêu đối với trường hợp thu nợ gốc ở trên.

2.2.3. Dư nợ tín dụng và tốc độtăng dư nợ

Bảng 2.2: Dư nợ từnăm 2009 – 2013

(Nguồn: Báo cáo tín dụng hàng năm của Chi nhánh NHPT Quảng Trị) ĐVT: Triệu đồng

Dư nợ 367.439 462.371 670.721 732.784 882.758 Tốc độ tăng trưởng dư nợ 25,84% 45,06% 9,25% 20,47%

Biểu đồ 2.4: Tình hình dư nợ

(Nguồn: Báo cáo tín dụng hàng năm của Chi nhánh NHPT Quảng Trị) ĐVT: Triệu đồng

Từ số liệu trong thời gian qua cho thấy dư nợtăng trưởng qua từng năm, năm sau cao hơn năm trước. Năm 2010, dư nợ tăng từ 367.439 triệu đồng cuối năm 2009 lên 462.371

triệu đồng, đạt tốc độtăng trưởng 25,84%, đến năm 2011, tăng lên mức 670.721 triệu đồng,

đạt tốc độ tăng trưởng cao 45,06%, do trong năm 2011, một số các dự án lớn đã ký hợp

đồng tín dụng được giải ngân đồng loạt. Năm 2012, dư nợ vẫn có sựtăng trưởng lên mức 732.784 triệu đồng, tuy nhiên tốc độtăng trưởng có giảm chỉ còn 9,25%, nguyên nhân cuối

năm 2011 bước sang năm 2012, nền kinh tế nói chung gặp nhiều khó khăn, nhiều dự án vay vốn tín dụng đầu tư tại Chi nhánh cũng chịu ảnh hưởng, tiến độ thực hiện không đúng kế

hoạch ban đầu, giá cả vật tư, nguyên liệu tăng cao, dự án thi công chậm nên không giải ngân vốn vay được theo kế hoạch vốn Tín dụng đầu tư của Nhà nước đã đăng ký. Sang năm

2013, khi tình hình kinh tế dần dần ổn định, các dự án tiếp tục giải ngân theo kế hoạch dẫn

đến dư nợtăng lên mức 882.758 triệu đồng, đạt tốc độ 20,47%.

Nhìn chung, trong giai đoạn 2009 – 2013, Chi nhánh NHPT Quảng Trịđã có nhiều cố

gắng, nỗ lực trong việc tìm kiếm, hướng dẫn các khách hàng ký kết hợp đồng tín dụng mới, giải ngân theo kế hoạch và đã đạt được kết quả trong việc triển khai mục tiêu tăng trưởng

dư nợ, dư nợnăm sau luôn có xu hướng tăng cao hơn năm trước. Tuy vậy, bên cạnh những

nguyên nhân khách quan như đã nêu trên, các khách hàng vay vốn tại Chi nhánh có quy mô dựán đầu tư về vốn không lớn, đa số các dựán đều vay vốn tín dụng đầu tư dưới 500 tỷ đồng nên việc giải ngân đạt mục tiêu trên 1.000 tỷđồng dư nợ(đứng vào nhóm trung bình trong toàn hệ thống) trong thời hạn ngắn vẫn chưa thể thực hiện được. Vềquy mô dư nợ, Chi nhánh đang được xếp trong nhóm thấp nhất của toàn hệ thống.

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY tín DỤNG đầu tư của NHÀ nước tại CHI NHÁNH NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN QUẢNG TRỊ (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(150 trang)