Một số kiến nghị về công tác huyđộng vốn

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY tín DỤNG đầu tư của NHÀ nước tại CHI NHÁNH NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN QUẢNG TRỊ (Trang 101 - 102)

Năm/Chỉ tiêu 2009 2010 2011 2012 2013 Dư nợ367.439 462.371 670.721 732.784 882

3.3.3. Một số kiến nghị về công tác huyđộng vốn

Đẩy mạnh huy động vốn qua phát hành trái phiếu phát hành trái phiếu tại thị trường

trong nước, bao gồm trái phiếu Chính phủ, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh và trái phiếu ngân hàng phát triển; cơ cấu trái phiếu theo kỳ hạn phải được xác định một cách hợp lý, phù hợp với đặc điểm hoạt động của ngân hàng phát triển.

Từng bước lành mạnh hóa vềtài chính, đảm bảo công khai minh bạch trong hoạt động của ngân hàng phát triển để nâng cao hệ số tín nhiệm của ngân hàng phát triển trên thị trường vốn trong và ngoài nước.

Có thể tăng cường huy động dưới hình thức này thông qua việc giao cho các Chi nhánh ngân hàng phát triển tại các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương bán trái phiếu gắn với kế hoạch, nhu cầu sử dụng vốn phù hợp với điều kiện của từng Chi nhánh.

Hai là, huy động vốn gắn với việc cung cấp dịch vụ thanh toán. Huy động vốn của các chủđầu tư, khách hàng có quan hệ tín dụng với Ngân hàng Phát triển: huy động vốn từ cung cấp dịch vụthanh toán; huy động từ tài khoản tiền gởi thanh toán của các tổ chức kinh tế có quan hệ tín dụng với ngân hàng phát triển; xây dựng chính sách hợp lý đối với khách hàng nhằm đẩy mạnh huy động vốn.

Huy động vốn gắn với hợp đồng tín dụng: quản lý chặt chẽ vốn tự có của chủđầu tư

tham gia thực hiện dựán; huy động vốn khấu hao cơ bản dùng để trả nợ vay cho ngân hàng phát triển của các đơn vị vay vốn tại ngân hàng phát triển.

Ba là, đa dạng hóa các phương thức huy động vốn. Huy động các nguồn vốn uỷ thác: quản lý các nguồn vốn cấp phát từ ngân sách Nhà nước và các nguồn vốn uỷ thác từ các tổ

chức tài chính, tín dụng, bảo hiểm và tổng công ty Nhà nước; nâng cao hiệu qủa hoạt động quản lý vốn ODA cho vay lại của Chính phủlàm cơ sở cho việc tiếp nhận và quản lý các nguồn vốn uỷ thác, các quỹ quay vòng của các tổ chức tài chính, tín dụng quốc tế.

hàng thương mại và tổ chức tín dụng khác làm cơ sởhuy động vốn tại các tổ chức này; chú trọng việc huy động vốn dưới các hình thức: vay vốn, liên doanh, liên kết, đồng tài trợ các dựán đầu tư với các tổ chức tài chính quốc tếđặc biệt là các nước trong khu vực.

Bốn là, quản lý tập trung nguồn vốn huy động; Nguồn vốn do Chi nhánh huy động phải được quản lý, điều hành tập trung tại hội sở chính, một phần để lại Chi nhánh nhằm

đảm bảo nhu cầu cho vay ngắn hạn hỗ trợ xuất khẩu và thanh toán các khoản nợ ngắn hạn. Tất cả các nguồn vốn huy động và thu nợ gốc ởChi nhánh, sau khi cân đối định mức tồn

ngân để lại Chi nhánh, phải chuyển ngay về hội sởđể quản lý tập trung.

Năm là, gắn huy động vốn với hiệu quả hoạt động và cơ chế tiền lương. Gắn kết quả huy động vốn với hiệu quả hoạt động, với cơ chế tiền lương, thu nhập, thi đua, khen thưởng…tạo nên động lực quan trọng động viên các cá nhân, đơn vị trong toàn hệ thống phát huy tính chủđộng, sáng tạo, quyết tâm hoàn thành nhiệm vụhuy động vốn được giao.

Xây dựng cơ cấu lãi suất huy động thích hợp: Lãi suất huy động thấp là nguyên nhân quan trọng dẫn đến việc không thu hút được khách hàng của hệ thống ngân hàng phát triển, nhất

là đối với một số Chi nhánh ít có tiềm năng vềhuy động. Vì vậy, ngân hàng phát triển nên xây dựng một cơ cấu lãi suất huy động phù hợp, thu hút được nhiều đối tượng, tạo điều kiện cho các Chi nhánh huy động vốn đáp ứng vềcơ bản nguồn vốn cho vay tín dụng đầu

tư phát triển của Nhà nước.

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY tín DỤNG đầu tư của NHÀ nước tại CHI NHÁNH NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN QUẢNG TRỊ (Trang 101 - 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(150 trang)