Năm/Chỉ tiêu 2009 2010 2011 2012 2013 Dư nợ367.439 462.371 670.721 732.784 882
2.4.2. Những nguyên nhân xuất phát từ ngân hàng 1 Do quy định cho vay còn phức tạp
2.4.2.1. Do quy định cho vay còn phức tạp
Theo quy định của Nhà nước, Chủđầu tư có dự án muốn được vay vốn tại Chi nhánh NHPT Quảng Trị cần có những điều kiện như sau:
Đối với dự án:
Thuộc danh mục các dự án vay vốn TDĐT của Nhà nước theo quy đinh của Chính phủ, Thủtướng Chính phủ.
Thực hiện đầy đủ trình tự, thủ tục đầu tư theo đúng quy định của Pháp luật.
Phải phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch ngành, quy hoạch xây dựng của cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Có văn bản chấp thuận chủtrương đầu tư dự áncủa Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố
trực thuộc trung ương.
Có hiệu quả, có khảnăng trảđược nợ vay trong thời hạn vay vốn; được NHPT thẩm
định phương án tài chính, phương án trả nợ vốn vay và chấp thuận cho vay.
Được thành lập và hoạt động tại Việt Nam theo đúng quy định pháp luật. Người đại diện theo pháp luật của Chủđầu tư có năng lực hành vi dân sựđầy đủ.
Có khảnăng quản lý để thực hiện đầu tư và điều hành hoạt động dự án.
Được NHPT thẩm định vềnăng lực và chấp thuận cho vay.
Có vốn chủ sở hữu tham gia dự án tối thiểu bằng 20% tổng mức vốn đầu tư của dự án (không bao gồm vốn lưu động) theo Quyết định đầu tư được cấp có thẩm quyền phê duyệt và phải đảm bảo đủ nguồn vốn để thực hiện dự án. Các nguồn vốn đầu tư khác ngoài nguồn vốn vay TDĐT phải đảm bảo các điều kiện tài chính (tín dụng) cụ thể.
Thực hiện bảo đảm tiền vay theo quy định của pháp luật và của NHPT.
Mua bảo hiểm tài sản tại doanh nghiệp hoạt động hợp pháp tại Việt Nam đối với toàn bộ tài sản bảo đảm tiền vay của dự án thuộc đối tượng mua bảo hiểm bắt buộc trong suốt thời hạn vay vốn.
Thực hiện chếđộ hạch toán kếtoán, báo cáo tài chính theo quy định của pháp luật;
báo cáo tài chính hàng năm phải được kiểm toán bởi công ty kiểm toán độc lập đủđiều kiện hoạt động theo danh mục thông báo của Bộ Tài chính trừ một sốtrường hợp đặc thù theo
quy định của Thủtướng Chính phủ.
Có văn bản của Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch Hội đồng quản trị (trường hợp chủ đầu tư vay vốn là Công ty trách nhiệm hữu hạn, Công ty cổ phần), chủ sở hữu doanh nghiệp (các loại hình doanh nghiệp khác) cam kết thực hiện đầy đủcác nghĩa vụ khi thực hiện vay vốn đầu tư dự án và chấp hành đầy đủ các quy định của pháp luật có liên
quan đến đầu tư dự án, sử dụng vốn vay
Hồ sơ thẩm định dự án:
Văn bản của chủđầu tư đề nghị vay vốn Tín dụng đầu tư của Nhà nước để thực hiện dự án;
Hồ sơ dự án:
Báo cáo đầu tư hoặc Báo cáo kinh tế kỹ thuật hoặc Báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc Dựán đầu tư xây dựng công trình được lập theo quy định hiện hành;
Giấy chứng nhận đầu tư (trong trường hợp dự án bắt buộc phải có Giấy chứng nhận
đầu tư theo quy định);
Quyết định đầu tư (đối với dựán đã có Quyết định đầu tư);
Văn bản của cơ quan có thẩm quyền về các nội dung liên quan đến dự án theo quy
định hiện hành về quản lý đầu tư và xây dựng;
Các văn bản khác do chủđầu tư gửi kèm liên quan đến việc đầu tư dự án.
Hồ sơ chủ đầu tư:
Hồsơ pháp lý: Quyết định thành lập của cơ quan có thẩm quyền và Giấy chứng nhận
đăng ký doanh nghiệp đối với chủ đầu tư được thành lập theo Luật Doanh nghiệp; Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đối với chủđầu tư thành lập theo Luật Hợp tác xã; Giấy
phép đầu tư (đối với chủđầu tư là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài không đăng ký
lại theo quy định của Luật doanh nghiệp).
Điều lệ hoạt động;
Quyết định bổ nhiệm Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng
Giám đốc (Giám đốc): Trưởng Ban quản trị; Chủ nhiệm Hợp tác xã (đối với Hợp tác xã): Kế toán trưởng hoặc phụ trách kế toán;
Trường hợp đơn vị hạch toán phụ thuộc được đơn vị cấp trên giao làm chủđầu tư dự
án (hoặc làm đại diện chủđầu tư) thì phải có văn bản ủy quyền của cấp trên có thẩm quyền. Các tài liệu liên quan khác do chủđầu tư gửi kèm theo (nếu có)
Hồ sơ tài chính:
Báo cáo tài chính theo quy định của pháp luật trong 2 năm gần nhất và báo cáo nhanh
tình hình tài chính đến quý gần nhất (đối với chủđầu tư đã hoạt động sản xuất kinh doanh).
Trường hợp báo cáo tài chính của chủđầu tư đã được kiểm toán, thì phải gửi báo cáo tài
chính đã được kiểm toán kèm theo kết luận của doanh nghiệp kiểm toán độc lập.
Trường hợp Chủ đầu tư là công ty mẹ, báo cáo tài chính bao gồm báo cáo tài chính của công ty mẹ và báo cáo tài chính hợp nhất của nhóm công ty.
Trường hợp công ty con hạch toán độc lập vay vốn với dự bảođảm nghĩa vụ trả nợ
của công ty mẹ, báo cáo tài chính báo cáo tài chính của công ty con, báo cáo tài chính của công ty mẹ và báo cáo tài chính hợp nhất của nhóm công ty.
Hồsơ liên quan đến việc góp vốn điều lệ bảo đảm tính khảthi (đối với chủđầu tư là đơn vị mới thành lập);
Báo cáo về tình hình quan hệ tín dụng với NHPT và các tổ chức cho vay khác của chủ đầu tư, của Người đại diện theo pháp luật, cổđông sáng lập hoặc thành viên góp vốn đến thời điểm gần nhất;
Hồsơ bảo đảm tiền vay (đối với trường hợp dùng tài sản khác để bảo đảm tiền vay):
theo quy định tại Quy chế bảo đảm tiền vay của NHPT.
Theo đó, trong quy định đã thấy sự phức tạp về điều kiện cũng như hồ sơ vay vốn. Trong thời gian qua, đơn vị cho vay vốn Tín dụng đầu tư của Nhà nước luôn cố gắng hoàn thiện quy chế, quy trình theo hướng đơn giản nhưng trên thực tế thủ tục vay vốn vẫn còn phức tạp đã làm hạn chế các chủđầu tư tiếp cận được nguồn vốn Tín dụng đầu tư của Nhà
nước. Theo quy định tất cả các thành phần kinh tế sử dụng vốn Tín dụng đầu tư của Nhà
nước đều phải thực hiện đầy đủ các thủ tục đầu tư xây dựng theo đúng trình tự và nội dung
quy định. Chính những quy định này làm cho các doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc lập bộ hồsơ cũng như đảm bảo các nội dung, điều kiện vay vốn Tín dụng đầu tư của Nhà
nước, nhất là các dự án có quy mô nhỏ, mức vốn vay thấp, những dự án cần xây dựng nhanh
để tranh thủcơ hội đầu tư.
Do quy chế, quy trình cho vay quá phức tạp nên các nhà đầu tư có khảnăng tài chính
mạnh, có tài sản thế chấp lớn.. sẽ nhanh chóng vay vốn ở các NHTM để nắm bắt cơ hội
kinh doanh. Điều này dẫn đến nghịch lý là khi cả hai nhà đầu tư cùng thuộc một đối tượng vay vốn nhưng nhà đầu tư có tiềm lực tài chính mạnh sẽ vay vốn ở các NHTM còn nhà đầu
tư có tiềm lực tài chính kém (không đủ tài sản thế chấp) sẽ vay vốn Tín dụng đầu tư của
Nhà nước. Do đó, sự phức tạp của quy trình, quy chếlà nguyên nhân đào thải những dự án mà chủđầu tư có tiềm lực kinh tế mạnh, làm giảm cơ hội lựa chọn dựán để cho vay, dẫn
đến tình trạng nợ quá hạn tăng cao.