Năm/Chỉ tiêu 2009 2010 2011 2012 2013 Dư nợ367.439 462.371 670.721 732.784 882
2.4.1.4. Do những hạn chế của chính sách cho vay
Tài sản đảm bảo khi xử lý không trả đủ nợ gốc và lãi vay:
Theo quy định, chủđầu tưđược dùng các tài sản hình thành từ vốn vay để thế chấpvà
trong trường hợp liên tiếp trong 06 tháng chủđầu tư không thực hiện hoặc thực hiện không
đầy đủ nghĩa vụ trả nợ theo hợp đồng tín dụng (hoặc phụ lục hợp đồng – nếu đã được gia hạn nợ), sau khi đã áp dụng các biện pháp thu hồi nợ mà chủđầu tư không trảđược nợ thì
đơn vịcho vay được quyền phát mại tài sản để thu hồi nợvay theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, trên thực tế việc ký hợp đồng thế chấp tài sản hình thành từ vốn vay chỉ mang tính nguyên tắc, tài sản được ký thế chấp từđầu theo giá trị dự toán, sau khi dự án hoàn
thành đưa vào sử dụng, Chi nhánh và chủđầu tư sẽ phối hợp ký tiếp phụ lục giá trị tài sản thế chấp sau khi chủđầu tư quyết toán xong. Nhiều tài sản trên sổ sách có giá trị rất lớn
nhưng giá trị thực tế rất khó xác định do thuộc loại hiếm trên thịtrường và tính thanh khoản rất thấp. Ví dụnhư các dự án trồng rừng nguyên liệu phục vụ xuất khẩu, tài sản thế chấp là rừng trồng. Giá trị trên sổ sách của những dự án này là rất lớn (giá trị thực tế của rừng trồng)
nhưng khi chủ đầu tư không thể trả được nợ, không chăm sóc thì rừng cây thiệt hại nặng nề, giảm sút về sốlượng và chất lượng thì không thể xử lý tài sản được vì giá trị thấp và tính thanh khoản rất kém. Ngoài ra, còn một số dựán khác như sản xuất lợn giống, tôm giống… thì tài sản thế chấp là những lợn giống, tôm giống bố mẹ nên việc xử lý tài sản thế
chấp lại càng khó khăn hơn. Mặt khác, tài sản khi đã đưa vào xửlý thường là khi chủđầu
tư không còn hoạt động sản xuất kinh doanh, máy móc, thiết bị, nhà xưởng,... ngừng hoạt
động nên khảnăng xuống cấp còn cao hơn, thời gian xử lý tài sản thường rất dài nên giá trị
tài sản cũng bị giảm sút cả hữu hình và vô hình.
Mức lãi suất cho vay đối với các dự án cũ thấp:
bằng 150% lãi suất trong hạn, trong khi lãi suất cho vay tín dụng đầu tư trước năm 2007 được giữ nguyên trong suốt thời gian vay vốn. Tại Chi nhánh hiện nay tồn tại rất nhiều dự
án có lãi suất từ 5,4%/năm đến cao nhất là 8,4%/năm (lãi suất quá hạn cao nhất chỉ là
12,6%/năm) và chỉ tính trên số nợ gốc quá hạn (không phạt nợ lãi quá hạn), trong khi đó lãi suất cho vay dài hạn của các NHTM trên địa bàn Quảng Trịđối với số vốn vay trong cùng kỳtrước năm 2007 từ 12-15%/năm. Như vậy, lãi suất quá hạn vốn tín dụng đầu tưcủa Nhà
nước tối đa chỉtương đương với lãi suất cho vay của NHTM trong cùng thời kỳ. Như vậy, lãi suất nợ quá hạn của vốn Tín dụng đầu tư của Nhà nước chỉtương đương với lãi suất cho vay của các NHTM. Do đó, với sự chênh lệch lãi suất như trên nên các doanh nghiệp sẵn sàng chiếm dụng vốn, chấp nhận nợ quá hạn đối với tín dụng đầu tư và trả nợ các ngân hàng
thương mại trước để giảm chi phí, đạt được lợi nhuận. Mặt khác, hầu hết các doanh nghiệp
ở Quảng Trị cũng như cả nước đều rất thiếu vốn để sản xuất kinh doanh nên các doanh nghiệp khó có thể chấp nhận việc trả nợ vay với lãi suất thấp để vay lại với lãi suất cao. Bên cạnh đó, việc vay vốn tại các NHTM lại gặp khó khăn về tài sản thế chấp. Thông thường, các NHTM chỉ cho vay từ 50-70% giá trị tài sản thế chấp nên các doanh nghiệp khó có thể vay được một sốlượng tiền lớn.
Tóm lại, chính vì mức lãi suất quá hạn thấp nên doanh nghiệp chấp nhận nợ quá hạn
đểđạt được lợi nhuận.
Đối tượng cho vay không ổn định:
Không giống như tín dụng của các NHTM, đối tượng cho vay vốn Tín dụng đầu tư
của Nhà nước thay đổi theo từng thời kỳvà đối tượng vay có xu hướng hẹp dần để thích
ứng với quá trình hội nhập kinh tế quốc tế nên phần lớn các chủ đầu tư chỉ có cơ hội vay vốn Tín dụng đầu tư của Nhà nước một lần duy nhất. Ví dụ như từ ngày 20/12/2006, khi Nghị định về tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước số 151/2006/NĐ-CP
được ban hành và Nghịđịnh 106/2008/NĐ-CP ngày 19/9/2008 sửa đổi, bổ sung thì các dự
án xây dựng mới và mở rộng cơ sở giết mổ, chế biến gia súc, gia cầm tập trung; dự án phát triển giống thủy, hải sản (thuộc lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn - không phân biệt địa bàn
đầu tư); Dự án sản xuất động cơ Diezel từ 300CV trở lên; Dựán đầu tư đóng mới toa xe
đường sắt và lắp ráp đầu máy xe lửa (thuộc lĩnh vực công nghiệp – không phân biệt địa bàn
đầu tư) thuộc đối tượng vay vốn nhưng khi Nghịđịnh 75/2011/NĐ-CP về tín dụng đầu tư
thuộc đối tượng vay vốn, bên cạnh đó có một số dự án mới thuộc đối tượng như Dự án hạ
tầng khu công nghiệp, khu công nghiệp hỗ trợ, khu chế xuất, khu công nghệ cao (nhóm A, B thuộc lĩnh vực kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội – không phân biệt địa bàn đầu tư); Dự án nuôi, trồng thủy, hải sản gắn với chế biến công nghiệp; Dựán chăn nuôi gia súc, gia cầm gắn với chế biến công nghiệp (Nhóm A, B thuộc lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn – không phân biệt địa bàn đầu tư). Qua thực tế tại địa bàn tỉnh Quảng Trị, số chủtư vay vốn từ hai lần trở lên chỉ chiếm tỷ lệ thấp, sốlượng đếm trên đầu ngón tay, cụ thể đến nay chỉ có 3 khách hàng vay vốn từ hai (02) lần trở lên là Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Bến Hải
đầu tư dự án trồng rừng kinh tế; Công ty TNHH Sikar đầu tư dự án chế biến nông sản, rượu, cao rắn và nước tinh khiết; Công ty TNHH MTV Thương mại Quảng Trịđầu tư dự án Nâng cấp và mở rộng nhà máy chế biến tinh bột sắn Hướng Hóa. Chính vì vậy, chủđầu tưvay vốn Tín dụng đầu tư của Nhà nước tại Chi nhánh NHPT Quảng Trị có tâm lý chỉ vay một lần rồi thôi, trả nợ xong là hết quan hệ nên không chú trọng đến nghĩa vụ trả nợ với Chi nhánh, chấp nhận nợ quá hạn để chiếm dụng vốn nhằm phục vụ cho mục đích riêng của doanh nghiệp.