CHẤTLƯỢNG TÍN DỤNG 1 Khái ni ệm

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY tín DỤNG đầu tư của NHÀ nước tại CHI NHÁNH NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN QUẢNG TRỊ (Trang 27)

Hoạt động tín dụng là hoạt động chủ yếu, chiếm tỷ trọng lớn nhất trong các hoạt động nghiệp vụ đem lại lợi nhuận lớn nhất chongân hàng thương mạicũng như đem lại thu nhập cho các ngân hàng chính sách. Tuy nhiên, lợi nhuận (hay thu nhập) trong hoạt động tín dụng lại gắn liền với chất lượng tín dụng, Vậy chất lượng tín dụng là gì?

Khi nói đến chất lượng người ta thường nghĩđến chất lượng của hàng hoá và dịch vụ. Đó là sự đáp ứng các yêu cầu của khách hàng về tính năng kỹ thuật và tính kinh tế

(thể hiện ở chi chí có được sản phẩm, chi phíđể sử dụng sản phẩm và hiệu quả sử dụng sản phẩm).Theo tổ chức Quốc tế về Tiêu chuẩn hóa ISO, trong dự thảo DIS 9000:2000, đã đưa ra định nghĩa về chất lượng như sau: “Chất lượng là khả năng của tập hợp các đặc tính của mộtsản phẩm, hệ thống hay quá trình để đáp ứng các yêu cầu của khách hàng và

các bên có liên quan".

Như vậy, chất lượng của hàng hoá dịch vụ nói chung là chất lượng đối với khách hàng (người tiêu dùng), là một trong những yếu tốđể thu hút khách hàng. Tín dụng là một loại dịch vụ đặc biệt, chất lượng tín dụng là yếu tố sống còn đối với hoạt động của một ngân hàng bởi chất lượng tín dụng thể hiện ở khả năng tăng trưởng về doanh số và thu hồi nợ vay đúng hạn. Điểm khác cơ bản so với hàng hoá, dịch vụ thông thường là: chất lượng tín dụng không phải là điểm thu hút sự quan tâm của những người đi vay mà chất lượng tín dụng là yếu tố quan tâm của các nhân viên tín dụng và các nhà quản trị ngân

hàng.

Mặc dù hệ thống ngân hàng quốc tếđã rất phát triển, nhiều ngân hàng lớn đã vươn tầm hoạt động tín dụng của mình ra nhiều khu vực, nhiều nước trên thế giới, nhưng vẫn chưa có một định nghĩa chính xác về chất lượng tín dụng của một ngân hàng thương mại. Chất lượng tín dụng vẫn chỉđược bao hàm trong chất lượng tài sản có của ngân hàng. Tài

sản có là kết quả của việc sử dụng vốn của ngân hàng. Các tài sản có sinh lời là phần tạo ra lợi nhuận chủ yếu của đơn vị. Tài sản có bao gồm các khoản sau: Tiền dự trữ: Bao gồm dự trữ bắt buộc và dự trữ thặng dư. Dự trữ bắt buộc là khoản tiền ngân hàng nhà nước yêu cầu các ngân hàng thương mại phải duy trì một tỷ lệ nhất định nhằm đảm bảo cho quá

trình thanh toán theo yêu cầu của khách hàng. Tỷ lệ dự trữ này phụ thuộc vào chính sách tiền tệ của ngân hàng nhà nước. Dự trữ thặng dư là khoản tiền luôn có sẵn trong các ngân hàng ngoài khoản dự trữ bắt buộc đểđảm bảo cho nhu cầu rút tiền của khách hàng và cho vay trong kỳ; Các khoản đầu tư chứng khoán: Là giá trị của những chứng khoán mà ngân hàng sở hữu. Đây là khoản đầu tư của đơn vị nhằm đa dạng hóa khoản mục kinh doanh; Các khoản mục tín dụng: Là toàn bộ giá trị của khoản mà ngân hàng cho các đối tượng trong nền kinh tế vay nhằm thỏa mãn nhu cầu về vốn; Tài sản cốđịnh: Là những tư liệu lao

động cần thiết có thời gian luân chuyển dài, trên một năm. Đây là cơ sở vật chất quan trọng không thể thiếu trong quá trình hoạt động của đơn vị.

Chất lượng tài sản có của ngân hàng là chỉ tiêu tổng hợp nhất nói lên khả năng bền vững về mặt tài chính, khả năng sinh lời và năng lực quản lý của một ngân hàng. Trong

khuôn khổ của đề tài nghiên cứu này, chất lượng tín dụng được hiểu là chất lượng của các hoạt động cho vay thuộc khoản mục tín dụng.

Cũng như bất cứ một doanh nghiệp nào trong nền kinh tế,ngân hàng cũng phải hoạt động kinh doanh làm sao để đem lại càng nhiều thu nhập cho chủ sở hữu thì càng tốt. Nhưng điều rất khác của Ngân hàng đối với các doanh nghiệp khác là Ngân hàng thương mại là đơn vị kinh tế kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ với 3 nghiệp vụ cơ bản: Nhận gửi, cho vay, cung ứng các dịch vụthanh toán. Vì thế theo quan điểm của Ngân hàng thì chất lượng tín dụng với các yếu tố cấu thành cơ bản đó là mức độ an toàn của tín dụng và khả năng sinh lời do hoạt động tín dụng mang lại.

Mối quan hệ giữa rủi ro và lợi nhuận hay mối quan hệ giữa an toàn và khả năng sinh lời là mối quan hệ biện chứng. Mối quan tâm hàng đầu của tất cả các nhà đầu tư là phải cân nhắc giữa mức độ an toàn và khả năng sinh lời. Về nguyên tắc đánh đổi giữa rủi ro và lợi nhuận thì mức độ rủi ro của lĩnh vực đầu tư càng cao thì sẽ có khả năng sinh lợi càng cao và ngược lại.

Hơn nữa hoạt động của ngân hàng là hoạt động chứa nhiều rủi ro bởi lẽ số tiền ngân hàng cho vay có tới hơn 50% là nguồn vốn ngoài vốn chủ sở hữu. Vì thế nếu như Ngân hàng không cân nhắc thận trọng thì sẽ lâm vào tình trạng “ Mất khả năng thanh toán “.Nói

cách khác, chất lượng tín dụng là một phạm trù phản ánh mức độ rủi ro và sinh lời trong bảng tổng hợp cho vay của một tổ chức tín dụng. Theo Quyết định số 493/2005/QĐ-

NHNN ngày 22/4/2005 của Ngân hàng Nhà nước thì “Rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng” (sau đây gọi tắt là “rủi ro”) là khả năng xảy ra tổn thất trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng do khách hàng không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình theo cam kết”

Đối với Ngân hàng, một khoản tín dụng có khả năng sinh lời cao khi khoản tín dụng đó đến hạn thanh toán thì sẽ hoàn trả đầy đủ vốn gốc và lãi. Do đó theo quan điểm của Ngân hàng chất lượng tín dụng được hiểu là: mức độ an toàn và khả năng sinh lời của hoạt động tín dụng.

tăng trưởng về doanh số, thu nhập và đảm bảo hoàn trả đầy đủ, đúng hạn vốn gốc và lãi.

Với cách đánh giá như đối với tín dụng ngân hàng, nhưng là một hoạt động cho vay không vì mục đích lợi nhuận, đảm bảo mục tiêu đầu tư phát triển nên Chất lượng tín dụng hoạt động cho vay đầu tư của Nhà nước là khả năng tăng trưởng về doanh số, dư nợ cho vay, đảm bảo hoàn trả đầy đủ, đúng hạn vốn vay (gốc và lãi).

Để đánh giá chất lượng tín dụng đầu tư, thông thường người ta sử dụng một số chỉ

tiêu tài chính chủ yếu liên quan đến dư nợ, nợ quá hạn, doanh số cho vay, thu nợ,...

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY tín DỤNG đầu tư của NHÀ nước tại CHI NHÁNH NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN QUẢNG TRỊ (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(150 trang)