Năm/Chỉ tiêu 2009 2010 2011 2012 2013 Dư nợ367.439 462.371 670.721 732.784 882
2.4.3. Nhóm nguyên nhân thuộc về chủ đầu tư/khách hàng
Chủ đầu tư là nhân tố vô cùng quan trọng quyết định hiệu quả hoạt động Tín dụng
đầu tư của Nhà nước của Chi nhánh. Chính họ mới là người biết được chính xác nhất việc vay vốn là để sử dụng vào việc gì? hiệu quả ra sao? khảnăng trả nợ như thếnào? Nhưng
trong thực tế, do nhiều nguyên nhân khác nhau mà chính họ là những người tạo ra những hạn chế, bất cập trong hoạt động Tín dụng đầu tư của Nhà nước của Chi nhánh trong thời gian qua. Nhóm nguyên nhân này thể hiện ởtrình độ và ý thức của chủđầu tư trong việc vay vốn, sử dụng vốn và hoàn trả vốn vay.
Về trình độ, năng lực chủ đầu tư
Trình độ, năng lực chủđầu tư còn hạn chế ngay từ khâu chuẩn bịđầu tưcho đến khâu quản lý, khảnăng thực hiện đầu tư và khai thác dự án.
Trước hết, phải thừa nhận rằng phần lớn các dự án do các thành phần kinh tếtư nhân
(mà chủ yếu là các Doanh nghiệp tư nhân và hộ cá thể) làm chủđầu tư, do trình độ còn hạn chế nên ngay từ khâu chuẩn bị lập dựán đã thể hiện những bất cập như: những vấn đề về
trình tự thủ tục lập dự án không tuân thủtheo quy định; những thông tin, dữ liệu làm cơ sở
lập dựán không đủ thuyết phục, không đầy đủ dữ kiện đểđánh giá, không lường trước được những tác động từ nền kinh tếảnh hưởng đến tính khả thi của dự án…nên thường những dựán này khi hoàn thành đưa vào sử dụng thì không mang lại hiệu qủa như tính toán ban đầu.
Bên cạnh đó, một số dự án khác thuộc các Công ty cổ phần, Công ty TNHH có chủ
sở hữu là cá nhânthường “lách luật” trong việc thuê chuyên môn thực hiện quản lý đầu tư
dự án, tức là chủ yếu sử dụng đầy đủ bằng cấp trên giấy tờđể phù hợp với quy định nhưng
thực tế nhân sự không bảo đảm, vừa thiếu, vừa yếu, chỉ một sốít người làm được việc. Đội
ngũ cán bộ giúp việc còn hạn chế vềtrình độ quản lý thực hiện dự án sẽ dẫn đến tình trạng gây thất thoát, lãng phí trong đầu tư…làm giảm đi tính hiệu quả của dự án.
Về ý thức của chủ đầu tư:
Thứ nhất, còn mang nặng tư tưởng bao cấp trong quan hệ vay - trả:
vay nguồn vốn ưu đãi của Nhà nước mà không tính đến các phương án trả nợ. Nhiều doanh nghiệp đến nay, thay vì tính toán đến các phương án sản xuất kinh doanh có hiệu quảđể trả
nợ vay cho Chi nhánh thì họ lại viện mọi lý do để cố tình trì hoãn việc trả nợ (mặc dù thời hạn trả nợ cuối cùng đã hết), thậm chí còn đề nghị xem xét cơ cấu nợ mặc dù không thuộc
đối tượng., không đủ hồsơ, thủ tục.
Thứhai, suy nghĩ chưa thực sựđúng đắn về chính sách Tín dụng đầu tư của Nhà nước: Những suy nghĩ lệch lạc này thường xuất hiện ở những chủđầu tư là doanh nghiệp có quy mô nhỏ, đặc biệt là các doanh nghiệp tư nhân, thể hiện ở cả trong khâu lập hồsơ vay
vốn và việc trả nợ vốn vay.
Trong khâu lập hồsơ vay vốn, còn một số nhà đầu tư có tâm lý "ngại" vay vốn ưu đãi
vì sợ phải qua nhiều khâu phiền phức, xuất phát từsuy nghĩ rằng: nguồn vốn ưu đãi thì không tiếp cận được - nhất là đối với tư nhân. Chính vì thế mà những dự án thuộc đối tượng
và đủđiều kiện vay vốn Tín dụng đầu tư của Nhà nước nhưng chủ đầu tư vẫn không làm thủ tục vay vốn tại Chi nhánh.
Đối với những dựán đã vay vốn Tín dụng đầu tư của Nhà nước tại Chi nhánh thì lại thiếu ý thức trách nhiệm trong việc trả nợ các khoản nợ đến hạn. Tồn tại những suy nghĩ như thế này, một phần xuất phát từ thực tế những chủđầu tư đã vay vốn từnăm 2007 trở
vềtrước (thời điểm Nghịđịnh 151/NĐ-CP về tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu mới có hiệu lực) đến nay vẫn còn dư nợ, là những ưu đãi trong chính sách Tín dụng đầu tư của Nhà
nước trong thời gian trước đây còn quá nhiều - thể hiện rõ nhất là lãi suất cho vay quá thấp
trong khi đó thì các chủ dự án là khách hàng không thường xuyên, họít nghĩ đến chữ tín trong quan hệ tín dụng, họ chấp nhận chịu lãi suất nợ quá hạn vẫn còn có lợi hơn vay ngân hàng thương mại (các dự án vay vốn Tín dụng đầu tư của Nhà nước tại Chi nhánh hầu hết với lãi suất 5,4%/ năm, lãi suất nợ quá hạn cũng chỉ có 8,1% /năm, vẫn còn thấp hơn nhiều so với vay vốn ngân hàng thương mại).