Năm/Chỉ tiêu 2009 2010 2011 2012 2013 Dư nợ367.439 462.371 670.721 732.784 882
3.2.9. Tăng cường công tác kiểmtra kiểm soát nội bộ trong nghiệp vụ tín dụng, h ạn chế và phòng ngừa rủi ro.
liên quan đến tình hình sử dụng tiền vay, tiến độ thực hiện kế hoạch kinh doanh, khảnăng
trả nợ và mức trả nợ của khách hàng, tăng cường công tác giám sát nhằm sớm phát hiện rủi ro, phân tích nguyên nhân và có biện pháp hữu hiệu để xử lý kịp thời từ đó giảm thấp những khoản nợ tồn đọng, bảo đảm an toàn nguồn vốn cho vay. Trong công tác kiểm tra, kiểm soát tín dụng cần chú ý đến các vấn đề sau:
Phân tích tình hình tài chính: Hàng năm, cán bộ tín dụng phải yêu cầu chủđầu tư gởi
báo cáo tình hình tài chính đã qua kiểm toán đểlàm căn cứđánh giá hoạt động của khách hàng vay vốn.
Phải xuống địa bàn hoạt động của khách hàng: Việc phân tích thông tin tài chính chỉ
có thểđưa những đánh giá sơ bộ về tình hình tài chính của khách hàng. Hơn nữa, bản thân bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh chỉ cho biết rất ít về kế
hoạch kinh doanh của khách hàng. Do đó, để có bức tranh rõ ràng về tình hình hoạt động của khách hàng, cán bộ tín dụng phải thường xuyên xuống địa bàn hoạt động của khách hàng. Mặt khác, việc xuống địa bàn là cơ sởđểxác định sự tồn tại và tình trạng thực tế của nhà xưởng, máy móc thiết bịcũng như các tài sản đảm bảo khác. Hơn nữa, những thông tin thu thập được từ thực tế sẽ là cơ sởđể kiểm chứng lại chất lượng, tính chính xác của các phân tích tài chính.
Trong quá trình giám sát, nếu chủđầu tư gặp khó khăn trong việc trả nợ, bản thân cán bộ tín dụng cần phải phân tích rõ nguyên nhân cụ thểvà đề xuất biện pháp xử lý. Mặt khác, cán bộ tín dụng phải thường xuyên bám sát địa bàn hoạt động của chủđầu tư đểcó hướng xử lý cho phù hợp.
Mặt khác, hồsơ tín dụng, tình hình chủđầu tư và dự án phải luôn được Phòng Kiểm tra Chi nhánh lập kế hoạch kiểm tra theo tiến độ giải ngân của dựán. Đảm bảo toàn bộ các dự án phát sinh phải được kiểm tra trước, trong và sau khi giải ngân nhằm sớm phát hiện những sai sót, tồn tại cũng như những biểu hiện tiêu cực phát sinh từ cán bộ chuyên quản, từ chủđầu tư cũng như dự án (nếu có) để kịp thời có biện pháp ngăn chặn, xử lý.