Sự khác nhau giữa Tín dụng đầu tưcủa Nhà nước với tín dụng của NHTM

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY tín DỤNG đầu tư của NHÀ nước tại CHI NHÁNH NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN QUẢNG TRỊ (Trang 25 - 27)

So sánh với các tín dụng thương mại, Tín dụng đầu tư của Nhà nước có những điểm

khác nhau như sau:

Mục đích hoạt động: Tín dụng đầu tưdo Nhà nước quản lý, cho vay theo chủtrương

của Nhà nước nên mục đích hoạt động không vì lợi nhuận. Trong khi đó, tín dụng NHTM do nhiều thành phần quản lý (của Nhà nước hoặc các thành phần khác, liên doanh, ngân hàng...) và mục đích hoạt động chủ yếu là vì lợi nhuận.

Luật điều chỉnh: Tín dụng đầu tư của Nhà nước được điều chỉnh theo luật các tổ chức tín dụng, luật ngân hàng, Nghị định về tín dụng đầu tư và TDXK của Nhà nước, còn đối với các NHTM chỉđược điều chỉnh theo luật ngân hàng và luật các tổ chức tín dụng.

Cơ quan quản lý nhà nước: Tín dụng đầu tư của Nhà nước do Chínhphủ trực tiếp quản

lý, còn đối với NHTM do NHNN trực tiếp quản lý.

Can thiệp của Nhà nước: Tín dụng đầu tư của Nhà nước được Chính phủ bảo đảm khảnăng thanh toán, đối với tín dụng của NHTM được Nhà nước giám sát thông qua luật TCTD và Ngân hàng.

Lãi suất cho vay: Lãi suất cho vay tín dụng đầu tưdo Nhà nước quy định, phù hợp với yêu cầu và mục tiêu phát triển kinh tế từng thời kỳ, từng đối tượng mà Nhà nước cần

khuyến khích và lãi suất cho vay thường cốđịnh và thấp hơn lãi suất của các NHTM.

Đối tượng cho vay: Đối tượng cho vay của tín dụng đầu tư phát triển hẹp, chỉ cho vay

đối với các dự án theo chủtrương của Nhà nước nằm trong kế hoạch đầu tư bằng nguồn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước và chỉ cho vay đầu tư đối với dự án, không cho vay vốn lưu động. Còn đối với tín dụng của NHTM thì đối tượng cho vay rất rộng, ngoài cho vay đầu tư còn cho vay vốnlưu động và các hoạt động khác miễn là đảm bảo an toàn vốn vay, khách hàng chấp nhận lãi suất vay, đủ khảnăng trả nợ cả gốc và lãi.

Tài sản bảo đảm tiền vay: Tín dụng đầu tư của Nhà nước có ưu đãi về tài sản bảo đảm tiền vay hơn so với NHTM.

Thủ tục vay vốn: Tín dụng đầu tư của Nhà nước phức tạp hơn, chủđầu tư phải tuân thủcác quy định về thủ tục đầu tư xây dựng tương tựnhư những dự án sử dụng vốn ngân sách. Một dự án trước khi được đơn vị quản lý vốn Tín dụng đầu tư của Nhà nước thẩm

định cho vay thì chủđầu cần phải thông qua nhiều Sở, ban, ngành có liên quan.

Ví dụnhư một dự án sản xuất nông sản thuộc nhóm C cần phải có một số hồsơ như

sau:

Văn bản của Sở công thươngxác định phù hợp với quy hoạch phát triển công nghiệp.

Văn bản của UBND tỉnh về việc chấp thuận địa điểm xây dựng dự án

Phải có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh do Sở kế hoạch & đầu tư cấp (đối với

đơn vị mới thành lập).

Văn bản của Sở tài nguyên & môi trường đánh giá vềđịa điểm đầu tư có phù hợp với sử dụng đất của địa phương như cách xa trường học, chợ, bệnh viện; xác nhận bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường; đánh giá tác động môi trường khi thực hiện dự án.

Văn bản của Sở xây dựng về việc tham gia ý kiến thẩm định thiết kếcơ sở. Ý kiến của Sở Y tế về chất lượng vệ sinh, an toàn thực phẩm.

Văn bản của Sở khoa học & công nghệ về máy móc thiết bị của dự án chuẩn bịđầu tư. Ý kiến của Đơn vị phòng cháy chữa cháy và thẩm duyệt PCCC.

Cục thuế xác nhận hoàn thành nghĩa vụ thuế (nếu không có kiểm toán).

Như vậy, để hoàn chỉnh cơ bản một hồ sơ vay vốn chủđầu dự án nhóm C cần phải qua UBND tỉnh, 2 cơ quan và 6 sở gồm: Sở Kế hoạch, Sở Tài nguyên, Sở công thương, Sở

xây dựng, Sở khoa học công nghệ và Sở y tế; Cục thuế; Cơ quan phòng cháy chữa cháy và

cơ bản mà chủđầu tư phải hoàn thành trước khi NHPT VN hoặc Chi nhánh NHPT Quảng Trị thẩm định dự án. Trong quá trình thẩm định, nếu thấy hồsơ chưa hợp lý, hợp lệ, NHPT hoặc Chi nhánh vẫn có quyền yêu cầu đơn vị giải trình, bổ sung.

Chi phí phát sinh trong quá trình thực hiện thủ tục vay vốn cao: Do thủ tục vay vốn phức tạp nên phát sinh nhiều khoản chi phí, làm tăng chi phí khi vay vốn.

Thời gian nhận vốn vay chậm: Ngoài ý kiến của các Sở, ban, ngành liên quan khi thực hiện dự án vừa nêu trên, dự án đầu tư phải được NHPT thẩm định trước khi quyết định đầu

tư và thời gian quy định tối đa là 20 ngày đối với nhóm C, 30 ngày đối với nhóm B, 60

ngày đối với nhóm A. Ngoài ra, để được giải ngân vốn vay, chủđầu tư phải tham gia vốn tự có, có hợp đồng kinh tế, hóa đơn giá trịgia tăng... theo quy trình cho vay do NHPT VN ban hành. Do đó, sự phức tạp về hồsơ vay vốn nên chủđầu tư rất chậm nhận được vốn vay.

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY tín DỤNG đầu tư của NHÀ nước tại CHI NHÁNH NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN QUẢNG TRỊ (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(150 trang)