Chuyển dịch cơ cấu sản xuất lâm nghiệp

Một phần của tài liệu những giải pháp chủ yếu chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá huyện phú lộc, tỉnh thừa thiên huế (Trang 74 - 77)

1. GTSX ngành chăn nuôi tỷ.đ 31,826 28,84 28,49 36,23 37,

3.1.3. Chuyển dịch cơ cấu sản xuất lâm nghiệp

Trong cơ cấu sản xuất NLN, giá trị sản xuất ngành lâm nghiệp chiếm tỷ trọng nhỏ và giảm dần từ 21,13% năm 1998 xuống còn 13,44% năm 2002 (bảng 3.1). Trong nội bộ ngành lâm nghiệp cơ cấu sản xuất chủ yếu gồm 3 lĩnh vực hoạt động: trồng và chăm sóc rừng; khai thác rừng; hoạt động khác. Theo bảng 3.10 tỷ trọng giá trị sản xuất trồng và chăm sóc rừng giảm xuống từ 10,28% (năm 1998) xuống còn 7,6% (năm 2002) trong tổng giá trị sản xuất của ngành lâm nghiệp. Tơng tự tỷ trọng giá trị khai thác giảm từ 86,15% (1998) xuống 83,46% (2000), sau đó đến năm 2001 và 2002 tăng lên tơng ứng 84,15% và 86,5%. Giá trị sản phẩm khác (mây tắt, đót, mật ong...) tăng từ năm 1998 đến năm 2000, sau đó lại giảm dần trong hai năm 2001-2002. Sự chuyển dịch cơ cấu VA lâm nghiệp cũng diễn ra cùng xu hớng của sự chuyển dịch GO. Đáng chú ý là tỷ trọng VA trong GO tăng dần lên từ 58,6% (năm 1998) lên 65,877% năm 2002, điều đó nói lên rằng các sản phẩm qua gia công chế biến đợc gia tăng và việc khai thác tự nhiên giảm dần xuống. Vì vậy sự chuyển dịch GO và VA của ngành lâm nghiệp trong giai đoạn 1998 đến 2002, mặc dù thiếu ổn định, cha vững chắc nhng chất lợng chuyển dịch đã có những dấu hiệu tích cực.

Bảng 3.10 : Kết quả và cơ cấu GO, VA lâm nghiệp huyện Phú Lộc thời kỳ 1998 - 2002 (tính theo giá hiện hành)

1. GTSX (GO) tỷ.đ 40,582 36,589 37,082 32,34 32,94- Trồng và chăm sóc rừng 4,172 3,842 3,811 3,108 2,503 - Trồng và chăm sóc rừng 4,172 3,842 3,811 3,108 2,503 - Khai thác 34,961 31,101 30,947 27,24 28,493 - Hoạt động khác 1,449 1,647 2,324 2,018 1,944 2. Cơ cấu GTSX % 100 100 100 100 100 - Trồng và chăm sóc rừng 10,28 10,50 10,28 9,61 7,60 - Khai thác 86,15 85,00 83,46 84,15 86,50 - Hoạt động khác 3,57 4,50 6,27 6,24 5,90 3. GTGT thêm (VA) tỷ.đ 23,812 22,103 24,916 21,300 21,700 - Trồng và chăm sóc rừng 2,837 2,689 2,820 2,238 1,852 - Khai thác 19,903 18,162 20,237 17,488 18,293 - Hoạt động khác 1,072 1,251 1,859 1,574 1,555 4. Cơ cấu VA % 100 100 100 100 100 - Trồng và chăm sóc rừng 11,914 12,166 11,318 10,570 8,535 - Khai thác 83,584 82,170 81,220 82,103 84,300 - Hoạt động khác 4,502 5,664 7,462 7,327 7,165 Nguồn: Niên giám thống kê huyện Phú Lộc năm 2002 và 2003

Xét về tăng trởng (xem bảng 3.11) bình quân mỗi năm giá trị sản xuất lâm nghiệp giảm 7,92%; nhng đến năm 2002 lại tăng 1,85% so với năm 2001; điều đáng quan tâm là GO và VA của khai thác lâm nghiệp lại tăng bình quân hàng năm là 5,61% và 8,36%, điều đó khẳng định việc đầu t trong thời gian qua là đúng hớng và bắt đầu phát huy hiệu quả.

Bảng 3.11 : Tốc độ phát triển GO, VA lâm nghiệp huyện Phú Lộc thời kỳ 1998 - 2002 (Tính theo giá CĐ 1994)

Đvt: tỷ đồng

Chỉ tiêu 1998 1999 2000 2001 2002 TĐBQ 98/02

(%)

- Trồng và chăm sóc rừng 10,064 4,938 4,329 3,685 2,613 71,38 - Khai thác 7,090 4,462 10,152 7,533 8,820 105,61 - Sản phẩm khác 5,858 8,600 3,869 4,782 5,107 96,63 2. GTGT lâm nghiệp 12,930 11,211 11,697 10,200 10,300 94,47 - Trồng và chăm sóc rừng 5,655 3,076 2,759 2,349 1,627 73,24 - Khai thác 3,984 2,779 6,471 4,802 5,493 108,36 - Sản phẩm khác 3,291 5,356 2,466 3,049 3,180 99,14

Nguồn : Niên giám thống kê huyện Phú Lộc năm 2002 và 2003

Tuy giá trị sản xuất bình quân không tăng do thực hiện chủ trơng hạn chế đi đến chấm dứt khai thác rừng và lấy củi ở cả rừng tự nhiên, rừng phòng hộ; nhng các hoạt động chăm sóc rừng, bảo vệ rừng và trồng rừng đợc chú trọng phát triển và đạt nhiều thành tựu. Đặc biệt là công tác trồng rừng phòng hộ đầu nguồn, rừng phòng hộ ven biển đợc đẩy mạnh, chú trọng công tác phòng chống các vi phạm lâm luật, nên tỷ trọng diện tích rừng trồng chiếm trong tổng diện tích đất tự nhiên tăng từ 32,82% năm 1998 lên 38,34% năm 2002, diện tích rừng trồng tăng bình quân hàng năm là 6,21%. Với thành tích đó ngành lâm nghiệp Phú Lộc là đơn vị đầu tiên đã đợc Chủ tịch nớc tặng danh hiệu Anh hùng lao động trong thời kỳ đổi mới của ngành lâm nghiệp trong cả nớc.

Đến 2002 rừng tự nhiên và rừng trồng ở Phú Lộc phát triển tốt. Hệ thực vật, động vật của rừng tự nhiên ngày càng phát triển phong phú, nhiều loại gỗ quý, động vật quý hiếm đang phát triển trở lại nâng độ che phủ lên 55,07%. Trong diện tích rừng trồng đến năm 2002 rừng sản xuất là 8070,26 ha .

Đối với rừng sản xuất, năm 2002 khai thác đợc 400 ha, gấp 10 lần so với năm 1998 và chiếm tỷ lệ 86,5% trong tổng giá trị sản xuất ngành lâm nghiệp. Hiện nay, diện tích sắp đến kỳ khai thác làm nguyên liệu giấy lên đến 8000 ha; sẽ tạo ra khối lợng hàng hoá lớn trong những năm tiếp theo. Đồng thời kết hợp với phát triển cây nông nghiệp tập trung nh cao su, sắn nguyên

liệu, cây ăn quả tạo nên mô hình kinh tế vờn rừng, vờn đồi kết hợp chăn nuôi đại gia súc.

Nhìn chung, ngành lâm nghiệp trong thời gian qua tuy có nhịp độ tăng trởng âm nhng đã phát triển đúng hớng. Khâu trồng rừng, chăm sóc rừng và khoanh nuôi đợc đẩy mạnh, chuyển hẳn từ khai thác rừng tự nhiên sang khai thác rừng sản xuất, phát triển rừng sản xuất cùng với rừng tự nhiên, rừng phòng hộ ở mức độ hợp lý. Đời sống nhân dân sống ven rừng bằng nghề rừng ổn định và từng bớc đợc cải thiện. Tuy vậy, việc thực hiện quy hoạch sử dụng đất và thực tế sử dụng đất giữa cây lâm nghiệp, cây nông nghiệp (nh cao su, sắn nguyên liệu, cây ăn qủa) và chăn nuôi đại gia súc ở vùng gò đồi vẫn còn nhiều mâu thuẫn phải tìm cách tháo gỡ mới có thể tạo ra thế phát triển bền vững và hiệu quả.

Một phần của tài liệu những giải pháp chủ yếu chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá huyện phú lộc, tỉnh thừa thiên huế (Trang 74 - 77)