Kinh nghiệm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của cả nớc và của tỉnh Thừa Thiên Huế

Một phần của tài liệu những giải pháp chủ yếu chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá huyện phú lộc, tỉnh thừa thiên huế (Trang 44 - 46)

3. Giá trị sản xuất ngành thuỷ sản 15,53 21,40 28,

1.6.7. Kinh nghiệm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của cả nớc và của tỉnh Thừa Thiên Huế

và của tỉnh Thừa Thiên Huế

Một là: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp phải đặt trong mối quan hệ chuyển dịch ngành công nghiệp - xây dựng và du lịch - dịch vụ. Mặc dù tỷ trọng giá trị nông nghiệm giảm xuống nhng phần lớn lao động và dân c nằm trong nông nghiệp và nông thôn, sản phẩm của nông nghiệp đợc sản xuất ra ở nông thôn. Chính vì vậy mà mối quan hệ chuyển dịch trên sẽ thúc đẩy nhanh quá trình phân công, phân công lại lao động trong nông nghiệp để đến năm 2010 chỉ còn 50%, và tăng thu nhập cho nông dân.

Hai là: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nội bộ ngành nông nghiệp phải đảm bảo cùng phát triển hài hoà. ở địa bàn Thừa Thiên Huế lại càng quan tâm hơn, để tránh những mâu thuẫn nh phát triển nông nghiệp, thuỷ sản lại phá rừng đầu nguồn và rừng phòng hộ ven biển làm cho diện tích rừng bị giảm, đất đai bị xói mòn, tăng thêm diện tích bị úng hạn, ngấm mặn và biển xâm thực, sản xuất không bền vững. Sự phát triển hài hoà theo hớng giảm tỷ trọng giá trị nông nghiệp, tăng tỷ trọng giá trị của ngành thuỷ sản và lâm nghiệp.

Ba là: Phát huy lợi thế so sánh của từng vùng để xây dựng và phát triển những vùng sản xuất tập trung gắn với công nghiệp chế biến và thị trờng. Trên

cơ sở đó sẽ chuyển nhanh nền kinh tế tự nhiên sang nền kinh tế hàng hoá có sức cạnh tranh cao và có lợi nhất.

Bốn là: Tăng cờng đầu t vào cơ sở hạ tầng tạo điều kiện để chuyển hẳn kiểu phát triển nông nghiệp truyền thống theo chiều rộng, sang phát triển nông nghiệp theo hớng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, có cơ cấu đa dạng, tập trung hoá, chuyên môn hoá, thâm canh hoá ; áp dụng các thành tựu về cơ khí hoá, thuỷ lợi hoá, điện khí hoá, hoá học hoá và sinh học hoá.

Năm là: Xây dựng, hoàn thành các hệ thống chính sách trong nông nghiệp, nông thôn nhằm tạo môi trờng thuận lợi để huy động các nguồn lực của nhân dân, của các đơn vị kinh tế nh kinh tế nhà nớc, kinh tế tập thể, kinh tế hộ, t nhân, trang trại và hình thức kinh tế có vốn đầu t nớc ngoài và liên kết, hợp tác với nhau trong sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm một cách tự nguyện, dân chủ, bình đẳng, cùng có lợi, thông qua việc ký kết các hợp đồng kinh tế có tính pháp lý.

Chơng 2

Một phần của tài liệu những giải pháp chủ yếu chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá huyện phú lộc, tỉnh thừa thiên huế (Trang 44 - 46)