Đặc điểm địa bàn nghiên cứu và phơng pháp nghiên cứu
2.2.1. Thu thập và xử lý thông tin
Thông tin và số liệu đợc thu thập chủ yếu dới 2 dạng: - Thông tin và số liệu thứ cấp:
Số liệu thứ cấp là nguồn số liệu đã đợc tính toán, công bố từ các cơ quan thống kê, Kế hoạch cấp huyện, Tỉnh. Ngoài ra, số liệu còn đợc tập hợp,
tính toán, tổng hợp từ các báo cáo sản xuất hàng năm của các ngành trong Huyện và của các xã, hợp tác xã dùng cho mục đích tính toán, phân tích, đánh giá và dự báo cơ cấu kinh tế của huyện. Đây là nguồn thông tin cơ bản dựa trên số liệu điều tra toàn diện của cơ quan Thống kê và các bộ phận có liên quan và đợc sử dụng nhất quán xuyên suốt đề tài nhằm thực thực hiện các mục tiêu nghiên cứu đặt ra của Luận văn.
Các chỉ tiêu phân tích chủ yếu là chỉ tiêu số bình quân, chỉ tiêu tốc độ phát triển, chỉ tiêu cơ cấu, chỉ tiêu so sánh.
- Thông tin và số liệu sơ cấp:
Để có loại thông tin này, chúng tôi đã dựa trên sự phân vùng của huyện, tham khảo ý kiến của cán bộ huyện và các nhà chuyên môn chọn ngẫu nhiên máy móc 60 hộ đại diện cho 3 vùng (Tiểu vùng khu I, tiểu vùng khu II và tiểu vùng khu III) của huyện. Mỗi vùng chọn 20 hộ từ 2 - 3 xã đại diện để điều tra. Thông tin từ các hộ là thông tin bổ sung cần thiết về cơ cấu sản xuất cụ thể của các hộ trên mỗi vùng.
- Phơng pháp điều tra nhanh nông thôn có sự tham gia của ngời dân và cán bộ địa phơng, với mục đích khảo sát hiện trạng sản xuất ở các tiểu vùng, tham khảo ý kiến về sản xuất và đời sống, kinh nghiệm sản xuất của một số hộ làm ăn giỏi, để có đề xuất về chuyển dịch cơ cấu kinh tế đợc cụ thể hơn (phiếu điều tra đợc trình bày ở phần phụ lục).