Kết luận và kiến nghị

Một phần của tài liệu những giải pháp chủ yếu chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá huyện phú lộc, tỉnh thừa thiên huế (Trang 150 - 153)

- Tiểu vùng khu III:

Kết luận và kiến nghị

1. Kết luận

Qua nghiên cứu đề tài "Những giải pháp chủ yếu chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hớng CNH-HĐH huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế " cho chúng tôi thấy:

1. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp phân theo ngành huyện Phú Lộc thời kỳ 1998-2002 là phù hợp; tỷ trọng GO ngành nông nghiệp truyền thống giảm dần, tỷ trọng GO ngành thuỷ sản tăng dần trong tổng giá trị sản xuất nhóm ngành NLN. Trong nội bộ từng ngành, cơ cấu sản xuất cùng chuyển dịch theo hớng tích cực; trong ngành nông nghiệp truyền thống tỷ trọng chăn nuôi tăng dần; trong ngành lâm nghiệp tỷ trọng khai thác rừng trồng ngày càng gia tăng; trong ngành thuỷ sản tỷ trọng nuôi trồng tăng lên rõ rệt, trong khi tỷ trọng đánh bắt giảm xuống. Nh vậy, sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và cơ cấu sản xuất của từng ngành đã diễn ra theo hớng sản xuất hàng hoá.

2. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp phân theo vùng đã thực sự khai thác có hiệu quả các tiềm năng thế mạnh của từng vùng, từng bớc hình thành các vùng chuyên canh sản xuất hàng hoá có quy mô lớn. Cơ cấu sản xuất giữa các vùng cân đối, phù hợp với điều kiện cụ thể của Phú Lộc.

3. Các nguồn lực chủ yếu về đất đai, lao động, vốn đã đợc huy động và khai thác sử dụng có hiệu quả phục vụ đắc lực cho việc hình thành một cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hớng đa canh, hiệu quả, bền vững và tạo ra sự cân đối giữa các ngành, vùng trong quá trình phát triển ở huyện Phú Lộc.

4. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp đã diễn ra cùng với việc nâng cao trình độ thuỷ lợi hoá , cơ giới hoá, điện khí hoá, hoá học hoá, sinh học hoá... trong sản xuất NLN; góp phần thúc đẩy quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn; tạo ra bớc đột phá quan trọng cho sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế chung của huyện Phú Lộc bắt kịp xu thế chung của tỉnh Thừa Thiên Huế và cả nớc. Mặt khác, sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp còn góp phần làm tăng tiềm lực cho chính bản thân nhóm ngành NLN, thúc

đẩy sản xuất hàng hoá, nâng cao hiệu quả sản xuất, khai thác thêm nhiều đất đai, tăng việc làm cho ngời lao động; tạo tiền đề cho việc phân công lại lao động giữa các ngành, giữa các vùng; góp phần xoá đói giảm nghèo trên địa bàn huyện Phú Lộc.

Tóm lại, sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp huyện Phú Lộc trong thời kỳ 1998 - 2002 đã thực sự theo hớng CNH, HĐH.

5. Bên cạnh kết quả đạt đợc, luận văn còn chỉ rõ: Tốc độ tăng trởng và sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp còn chậm, cha đáp ứng yêu cầu, có nhiều mặt cha bắt kịp xu thế chung của cả nớc và thiếu vững chắc. Sản xuất hàng hoá cha phát triển. Hiệu quả sản xuất còn thấp. Trong nông nghiệp truyền thống, chăn nuôi phát triển cha cân đối với trồng trọt; trong nuôi trồng thuỷ sản vẫn chủ yếu là độc canh nuôi tôm, trình độ thâm canh cha cao; vùng gò đồi cha đợc khai thác hiệu quả. Việc ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật còn hạn chế; vấn đề phát triển bền vững và bảo vệ môi trờng vẫn còn nhiều bất cập. Đây chính là những lực cản cần khắc phục trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp huyện Phú Lộc theo hớng CNH, HĐH những năm tiếp theo.

6. Trên cơ sở đó và căn cứ vào yêu cầu phát triển luận văn đã đa ra định hớng và hệ thống giải pháp có căn cứ khoa học và khả thi nhằm khắc phục những tồn tại yếu kém trong thời gian qua, phát huy lợi thế của từng ngành, từng vùng và lợi thế chung nhằm thúc đẩy nhanh hơn sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hớng CNH, HĐH trong mối quan hệ với việc nâng cao hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trờng và đảm bảo sự phát triển bền vững ở huyện Phú Lộc trong giai đoạn 2002-2010.

Những kết luận trên đây khẳng định rằng mục tiêu của luận văn đề ra đã đợc thực hiện đầy đủ và trọn vẹn.

2. Đề nghị

Nhằm thực hiện tốt định hớng và giải pháp đề ra, chúng tôi xin nêu một số kiến nghị :

a. Đối với Trung ơng:

- Chính sách đất đai: Cần có cơ chế cụ thể về miễn tiền thuê đất của các tổ chức sản xuất giống, chế biến nông sản hàng hoá;

- Chính sách tín dụng: hỗ trợ vay vốn trung hạn và dài hạn để nông dân đầu t lâu dài;

- Nghiên cứu hệ sinh thái toàn diện đầm phá Cầu Hai, Lăng Cô và xây dựng đầm phá Thừa Thiên Huế trở thành khu bảo tồn thiên nhiên.

b. Đối với tỉnh Thừa Thiên Huế:

- Xúc tiến nhanh việc xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất, đờng, điện, nớc, chợ nông thôn theo các dự cán đã phê duyệt của Trung ơng trên địa bàn huyện Phú Lộc;

- Đầu t nghiên cứu các đề tài khoa học phục vụ sản xuất NLN, gắn ngời sản xuất với các nhà khoa học và với các doanh nghiệp bằng các chính sách cụ thể.

c. Đối với huyện Phú Lộc :

- Xúc tiến nhanh việc xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất, đờng, điện, nớc, chợ nông thôn theo các dự cán đã phê duyệt của Trung ơng, của Tỉnh, của huyện, và của các tổ chức viện trợ trong và ngoài nớc trên địa bàn huyện Phú Lộc;

- Sớm hoàn thành quy hoạch chi tiết nuôi trồng thuỷ sản trên đầm phá và ven đầm phá;

- Sớm hoàn thành cấp đất thổ c cho nhân dân, đồng thời đẩy nhanh thời gian hoàn thành dồn điền đổi thửa;

- Cần xây dựng bổ sung các chuyên đề cụ thể về ứng dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật vào sản xuất NLN.

Một phần của tài liệu những giải pháp chủ yếu chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá huyện phú lộc, tỉnh thừa thiên huế (Trang 150 - 153)