Quá trình thu hồi đất nông nghiệp hiện nay đang tác động tiêu cực đến một bộ phận lao động ở nông thôn

Một phần của tài liệu Sở hữu và tác động của nó đối với lực lượng sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp ở nước ta hiện nay (Trang 120 - 123)

cực đến một bộ phận lao động ở nông thôn

Thu hồi đất nông nghiệp được hiểu là chuyển quyền sử dụng đất (bao gồm hầu hết quyền sở hữu ruộng đất) của các hộ nông dân cho các tổ chức, cá nhân khác để phục vụ cho quá trình phát triển kinh tế. Trong quá trình phát triển kinh tế hiện nay, cần thiết phải chuyển đổi mục đích sử dụng một phần đất nông nghiệp để phục vụ cho quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa. Tuy nhiên, quá trình này đang tác động tiêu cực đến một bộ phận lao động nông thôn ở nhiều địa phương, đặc biệt là ở những nơi có chính sách đền bù không thỏa đáng, hoặc tiêu cực trong quá trình thu hồi đất.

Các số liệu thống kê cho thấy, những vùng kinh tế trọng điểm là khu vực có diện tích đất nông nghiệp thu hồi lớn nhất, chiếm khoảng 50% diện tích đất thu hồi trên toàn quốc. Những địa phương có diện tích đất thu hồi lớn là Tiền Giang (20.308 ha), Đồng Nai (19.752 ha), Bình Dương (16.627 ha), Quảng Nam (11.812 ha), Cà Mau (13.242 ha), Hà Nội (7.776 ha), Hà Tĩnh (6.391 ha), Vĩnh Phúc (5.573 ha). Những số liệu điều tra gần đây của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho thấy, tại 16 tỉnh trọng điểm về thu hồi đất, diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi chiếm khoảng 89% và diện tích đất thổ cư chiếm 11%. Đồng bằng sông Hồng là vùng có diện tích đất bị thu hồi lớn nhất, chiếm 4,4% tổng diện tích đất nông nghiệp, tỷ lệ này ở Đông Nam Bộ là 2,1%,...[161]. Điều đáng lưu ý là việc thu hồi đất nông nghiệp trong thời gian vừa qua tập trung chủ yếu vào một số huyện, xã có mật độ dân số cao, diện tích đất nông nghiệp bình quân đầu người thấp, có xã diện tích đất bị thu hồi chiếm tới 70-80% diện tích đất canh tác.

Việc thu hồi đất nông nghiệp của người nông dân để giao quyền sử dụng đất cho các tổ chức, cá nhân khác trong quá trình thực hiện công nghiệp

hóa, đô thị hóa hiện nay có thể làm cho ruộng đất đó được khai thác, sử dụng tốt hơn, hiệu quả kinh tế cao hơn, nhưng quá trình đó cũng đồng thời đã có những tác động tiêu cực đến một bộ phân lao động ở nông thôn. Quá trình thu hồi đất để xây dựng khu công nghiệp, khu chế xuất, khu đô thị ở các vùng nông thôn trên cả nước trong những năm vừa qua, ước tính số dân bị tác động, ảnh hưởng trực tiếp là: nhường đất cho khu công nghiệp là khoảng 1,5 triệu người; cho khu đô thị là khoảng 2,23 triệu người và cho xây dựng hạ tầng là khoảng 339 nghìn người,… [161]. Khi đã bị thu hồi, không còn đất canh tác, nhiều hộ nông dân dễ rơi vào cảnh bần cùng hóa.

Đối với những nơi mà quá trình thu hồi đất có chính sách đền bù không thỏa đáng, hoặc do những tiêu cực, thiếu minh bạch trong quá trình thu hồi đất, khiến cho người nông dân bức xúc, bất bình, dẫn đến những vụ kiện cáo kéo dài, căng thẳng. Theo Báo cáo kết quả giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật trong giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân đối với các quyết định hành chính về đất đai của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đến tháng 11-2012, trong 528 vụ việc tồn đọng kéo dài có 509 vụ khiếu nại, 19 vụ tố cáo. Khiếu nại về đất đai là 422 vụ việc (chiếm 79,9%), trong đó bồi thường giải phóng mặt bằng, dự án thu hồi đất là 217 vụ việc (chiếm 51%) [40].

Trong quá trình thực hiện Khoán 10 và các luật, chính sách đất đai, người nông dân đã được giao ruộng đất – một tư liệu sản xuất không thể thiếu trong quá trình sản xuất nông nghiệp. Việc thu hồi đất nông nghiệp đồng nghĩa với việc họ mất đi một tư liệu sản xuất quan trọng. Do vậy, cần phải đưa ra các giải pháp để hạn chế những tác động tiêu cực đến người nông dân trong quá trình thu hồi đất, đặc biệt là phải khắc phục những hạn chế, thiếu sót trong quá trình thu hồi đất. Tránh tình trạng đền bù cho người nông dân một cách rẻ mạt rồi bán cho người khác với giá cao, đồng thời phải tránh tình trạng thu hồi đất của người nông dân mà không tạo ra cơ hội việc làm cho họ.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Trong những năm thực hiện đường lối đổi mới, sở hữu ở nước ta đã có sự đổi mới căn bản, đặc biệt là sở hữu trong lĩnh vực nông nghiệp. Đảng ta đã chủ trương đa dạng hóa các hình thức sở hữu, tạo điều kiện thuận lợi cho sự hình thành và phát triển của tất cả các hình thức sở hữu, các thành phần kinh tế. Trong lĩnh vực nông nghiệp, ruộng đất của các hợp tác xã đã được giao cho các hộ nông dân. Khi đã được Nhà nước giao quyền sử dụng đất, các hộ nông dân trở thành đơn vị kinh tế độc lập, tự chủ theo cơ chế thị trường.

Những đổi mới đúng đắn về sở hữu đã tác động tích cực đến sự phát triển của lực lượng sản xuất. Trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, tất cả các yếu tố cấu thành lực lượng sản xuất đều có bước phát triển quan trọng; quá trình sản xuất ngày càng mang tính chất xã hội hóa; sự phân công lao động ngày càng phù hợp; khả năng ứng dụng khoa học vào sản xuất ngày càng tốt hơn, từ đó đã tạo ra năng suất lao động trong lĩnh vực nông nghiệp ở nước ta ngày càng cao. Nền sản xuất nông nghiệp nước ta không những đáp ứng được yêu cầu trong nước mà còn vươn lên vị trí hàng đầu về xuất khẩu lương thực.

Tuy nhiên, sở hữu ở nước ta hiện nay vẫn còn những hạn chế nhất định, tác động tiêu cực đến sự phát triển của lực lượng sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp. Do vậy, cần phải tiếp tục đổi mới sở hữu để thúc đẩy sự phát triển của lực lượng sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp.

Chương 4:

Một phần của tài liệu Sở hữu và tác động của nó đối với lực lượng sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp ở nước ta hiện nay (Trang 120 - 123)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(164 trang)
w