lực lượng sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp ở Việt Nam
1.2.1. Những công trình nghiên cứu về sự tác động của sở hữu đối với lực lượng sản xuất với lực lượng sản xuất
Trong quá trình nghiên cứu và sưu tầm những tài liệu, chúng tôi nhận thấy có những công trình nghiên cứu bàn về sự tác động của sở hữu đối với lực lượng sản xuất một cách trực tiếp, chuyên sâu. Tuy nhiên, cũng có những công trình chỉ đề cập đến sự tác động này với tính cách là một bộ phận trong các công trình nghiên cứu của họ, thường là bàn về sự tác động này trong quá trình bàn về mối quan hệ biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất. Các tác giả cùng với những công trình dưới đây là điển hình trong việc nghiên cứu sự tác động này.
- Tác giả Nguyễn Tĩnh Gia: Biểu hiện đặc thù của quy luật quan hệ sản
xuất phù hợp với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam (Luận án phó tiến sĩ Triết học, Học
viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội, năm 1987). Trong công trình này, tác giả bàn về bản chất của quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất và những biểu hiện đặt thù của nó trong thời đại ngày nay; đảm bảo sự phù hợp của quan hệ sản xuất với lực lượng sản xuất trong quá trình cải tạo quan hệ sản xuất ở nước ta;... Công trình của tác giả được hoàn thành vào năm 1987, tức là thời điểm nước ta đã thực hiện đường lối đổi mới (trong đó có đổi mới quan hệ sở hữu) được một năm. Do vậy, tác giả đã phân tích, đánh giá việc nhận thức và vận dụng quy luật về sự phù hợp của quan hệ sản xuất với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất nói chung, mối quan hệ giữa lực lượng sản xuất với quan hệ sở hữu nói riêng, theo quan điểm mới, tránh được cách nhìn nhận chủ quan duy ý chí
thường thấy trong các công trình trước đổi mới. Nhìn chung, công trình của tác giả đã trình bày có hệ thống các biểu hiện của quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất trong điều kiện nước ta tiến lên chủ nghĩa xã hội không qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa. Theo tác giả thì việc lựa chọn các hình thức trung gian quá độ thích hợp, tức là nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, là phương thức đảm bảo sự phù hợp của quan hệ sản xuất với lực lượng sản xuất; quá trình cải tạo và không ngừng hoàn thiện quan hệ sản xuất phải được phân loại cho phù hợp với từng chặng đường nhất định, bởi vì điều đó sẽ cho phép đảm bảo điều kiện kinh tế - xã hội cần thiết để thúc đẩy nhanh sự phát triển của lực lượng sản xuất thích hợp với điều kiện cụ thể của đất nước. Công trình này cũng chỉ ra rằng, khi quan hệ sản xuất được củng cố, đặc biệt là khi chế độ sở hữu phù hợp với lực lượng sản xuất thì sẽ tạo ra phương thức kết hợp tốt nhất giữa lao động với tư liệu sản xuất, phát huy khả năng lao động, kích thích việc áp dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất, tăng năng suất lao động và hiệu quả kinh tế. Tuy nhiên, công trình của tác giả được hoàn thành cách đây đã khá lâu (28 năm), đó là thời điểm mà nước ta mới bước vào thời kỳ đổi mới, nhiều chủ trương đổi mới quan hệ sở hữu, phát triển nền kinh tế nhiều thành phần chưa được cụ thể hóa, chưa có cơ sở thực tiễn để kiểm nghiệm. Công trình này cũng không có điều kiện tiếp cận những nội dung đổi mới quan hệ sở hữu sâu sắc diễn ra trong những năm đổi mới sau này. Tác giả cũng không có điều kiện để sử dụng những cơ sở thực tiễn, những thành tựu kinh tế - xã hội rất phong phú có được trong những năm thực hiện đường lối đổi mới để phục vụ cho những nhận định, đánh giá trong công trình của mình.
- Các tác giả Hoàng Bình – Lê Văn Dương – Nguyễn Đình Hòa – Trần Ngọc Linh – Nguyễn Văn Thức: Thực trạng quan hệ sản xuất và lực lượng
đề cập đến những vấn đề sau: một cách tiếp cận duy vật lịch sử về đặc điểm thực trạng kinh tế - xã hội Việt Nam hiện nay; đường lối phát triển và cải tạo nông nghiệp ở nước ta – những vấn đề lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất; một số vấn đề phát triển lực lượng sản xuất ở nước ta hiện nay; nhìn lại chủ nghĩa tư bản dưới ánh sáng của quy luật về sự thích ứng giữa quan hệ sản xuất và lực lượng sản xuất. Về thực chất, mỗi nội dung này là một bài viết của một tác giả nhất định, các nội dung này cũng tương đối độc lập với nhau. Tuy nhiên, công trình này có một số nội dung, nhất là nội dung “đường lối phát triển và cải tạo nông nghiệp ở nước ta – những vấn đề lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất” do tác giả Lê Văn Dương viết, rất gần với hướng nghiên cứu của chúng tôi. Tác giả Lê Văn Dương nhìn nhận chính sách Khoán 10 như là một sự đổi mới toàn diện quan hệ sản xuất trong nông nghiệp, mở ra những điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của lực lượng sản xuất trong lĩnh vực này.
- Tác giả Trương Hữu Hoàn: Quy luật phù hợp của quan hệ sản xuất
với lực lượng sản xuất và vấn đề nhận thức, vận dụng quy luật này ở một số nước xã hội chủ nghĩa (Luận án phó Tiến sĩ Triết học, Viện Triết học – trung
tâm Khoa học Xã hội và Nhân văn Quốc gia, Hà Nội, 1995). Luận án này tập trung làm rõ một số vấn đề lý luận cần làm rõ trong quy luật phù hợp của quan hệ sản xuất với lực lượng sản xuất; vấn đề nhận thức và vận dụng quy luật phù hợp của quan hệ sản xuất với lực lượng sản xuất. Trong quá trình tìm hiểu công trình của tác giả, chúng tôi nhận thấy công trình này nhìn chung đã phân tích, làm nổi bật được thực chất tư tưởng của C.Mác về quy luật phù hợp của quan hệ sản xuất với lực lượng sản xuất; vấn đề nhận thức và vận dụng quy luật phù hợp của quan hệ sản xuất với lực lượng sản xuất ở Liên Xô và Đông Âu trước đây;… Mặc dù tác giả chưa tập trung phân tích quá trình đổi mới quan hệ sở hữu, phát triển nền kinh tế nhiều thành phần và những tác
động tích cực của quá trình đó đối với sự phát triển của lực lượng sản xuất ở nước ta, nhưng kết quả nghiên cứu của ông vẫn là nguồn tư liệu có giá trị tham khảo rất lớn đối với chúng tôi.
- Tác giả Nguyễn Hùng Hậu: Phát triển lực lượng sản xuất và xây
dựng, hoàn thiện từng bước quan hệ sản xuất trong thời kỳ quá độ ở nước ta
(Tạp chí Lý luận Chính trị, số7, năm 2011, tr. 20 – 25). Đây là một bài báo khoa học, chỉ trình bày một cách khái quát mối quan hệ giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất trong thời kỳ quá độ ở nước ta, nhưng nó cũng góp phần quan trọng đối với chúng tôi trong việc định hình những công việc cần triển khai trong quá trình thực hiện đề tài.
- Tác giả Nguyễn Đức Luận: Những tác động của quan hệ sản xuất đối
với sự phát triển của lực lượng sản xuất ở nước ta hiện nay (Luận án Tiến sĩ Triết học, Học viện Khoa học xã hội, thuộc Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, Hà Nội, 2012). Trong công trình này, tác giả đã tập trung nghiên cứu những vấn đề: một số vấn đề lý luận về lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất và tác động của quan hệ sản xuất đối với sự phát triển của lực lượng sản xuất; quá trình đổi mới quan hệ sản xuất và tác động của quá trình đó đối với sự phát triển của lực lượng sản xuất ở nước ta từ năm 1986 đến nay;... Trong luận án này, tác giả đã làm rõ được những tác động của quan hệ sản xuất, đặc biệt là quan hệ sở hữu, đối với sự phát triển của lực lượng sản xuất ở nước ta trong thời kỳ đổi mới. Tác giả đặc biệt nhấn mạnh đến tính đúng đắn của chủ trương đa dạng hóa các hình thức sở hữu của Đảng, bởi lẽ chủ trương này đã thực sự căn cứ vào trình độ của lực lượng sản xuất ở nước ta, thực sự tuân thủ quy luật về sự phù hợp của quan hệ sản xuất với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. Chính việc thực hiện chủ trương này đã tạo ra những điều kiện thuận lợi cho việc giải phóng, khai thác và phát triển lực lượng sản xuất ở nước ta. Trong quá trình tìm hiểu mối quan hệ giữa lực lượng sản xuất và
quan hệ sản xuất, chúng tôi nhận thấy, cách tiếp cận của tác giả rất gần với hướng tiếp cận của chúng tôi, đó là tập trung nghiên cứu những tác động của quan hệ sản xuất đối với sự phát triển của lực lượng sản xuất. Tất nhiên, ở đây có sự khác nhau về phạm vi nghiên cứu. Chúng tôi không nghiên cứu sự tác động của tất cả các mặt cơ bản của quan hệ sản xuất, mà chỉ tập trung nghiên cứu sự tác động của quan hệ sở hữu (mặt cơ bản nhất của quan hệ sản xuất) đối với lực lượng sản xuất trong phạm vi của lĩnh vực nông nghiệp ở nước ta hiện nay.
Như vậy, những công trình trên chủ yếu bàn về mối quan hệ biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất. Trong khi bàn về mối quan hệ này, các tác giả đã chỉ ra sự tác động của sở hữu đối với lực lượng sản xuất ở một mức độ nhất định. Nguyên lý cơ bản mà các tác giả đã chỉ ra là: nếu quan hệ sản xuất nói chung, quan hệ sở hữu nói riêng, phù hợp với trình độ của lực lượng sản xuất thì sẽ thúc đẩy sự phát triển của lực lượng sản xuất.