Tiếp tục đổi mới chính sách thu hút đầu tư, chú trọng việc thu hút và sử dụng hiệu quả các nguồn lực thuộc sở hữu nước ngoài vào lĩnh

Một phần của tài liệu Sở hữu và tác động của nó đối với lực lượng sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp ở nước ta hiện nay (Trang 142 - 144)

hút và sử dụng hiệu quả các nguồn lực thuộc sở hữu nước ngoài vào lĩnh vực nông nghiệp

Thực ra, những hạn chế trong thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài cũng như việc xây dựng các cơ chế, chính sách ưu đãi nhằm thu hút đầu tư nói chung, đầu tư trực tiếp nước ngoài nói riêng, vào lĩnh vực nông nghiệp luôn được Đảng, Nhà nước ta quan tâm. Tuy nhiên, hiệu quả của những chính sách này không cao.

Năm 2010, Chính phủ ban hành Nghị định 61/2010 NĐ-CP thu hút doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn nhưng không hiệu quả. Tiếp đó, năm 2013, Chính phủ ban hành Nghị định số 210/2013/NĐ-CP. So với Nghị định 61 thì Nghị định 210 đã bổ sung những điểm mới: quy định rõ trách nhiệm của các cơ quan thực hiện; quy trình nhận hỗ trợ, điều kiện nhận ưu đãi hỗ trợ rõ ràng, minh bạch; có văn bản cam kết hỗ trợ, khi doanh nghiệp hoàn thành đầu tư thì được hưởng chính sách để doanh nghiệp an tâm đầu tư; những hỗ trợ nhỏ (đào tạo, quảng cáo..) được trừ vào chi phí của doanh nghiệp khi quyết toán thuế, không cần hỗ trợ trực tiếp từ ngân sách; có hỗ trợ trực tiếp từ ngân sách Trung ương cho các địa phương còn khó khăn về ngân sách để xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu. Nghị định 210 còn xác định rõ mức hỗ trợ cho từng lĩnh vực, cụ thể: chăn nuôi gia cầm công nghiệp, tập trung (2 tỷ đồng/quy mô dự án); chăn nuôi gia súc, gia cầm tập trung (3-5 tỷ đồng/quy mô dự án); trồng cây dược liệu (15 triệu đồng/ha); nuôi trồng hải sản trên biển (40-100 triệu đồng/lồng); đầu tư cơ sở sấy lúa, sấy phụ phẩm thủy hải sản, chế biến cà phê, chế biến thủy hải sản (2 tỷ đồng/quy mô dự án); bảo quản, chế biến nông lâm thủy sản (50% chi phí xây dựng cơ sở hạ tầng trong hàng rào, 70% chi phí xây dựng cơ sở hạ tầng ngoài hàng rào?????). Ngoài ra Nghị định cũng quy định mức hỗ trợ cho doanh nghiệp đào tạo trực tiếp lao

động phổ thông tại nhà máy và nghiên cứu, sản xuất, thử nghiệm khoa học công nghệ,... [93].

Nhìn chung, những chính sách thu hút đầu tư, nhất là đầu tư trực tiếp nước ngoài vào lĩnh vực nông nghiệp là cơ sở để kỳ vọng việc thu hút doanh nghiệp sẽ đạt kết quả khả quan hơn, góp phần tăng nguồn lực đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn; đổi mới hình thức tổ chức sản xuất và liên kết giữa các thành phần kinh tế ở nông thôn. Ngoài ra Chính sách này sẽ đưa được doanh nghiệp về nông thôn, miền núi, hình thành các vùng nông thôn gắn với công nghiệp và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của cả nước.

Tuy nhiên, doanh nghiệp hoạt động với mục tiêu lợi nhuận nên sẽ quyết định đầu tư nếu có lợi nhuận chứ không phải để nhận tiền hỗ trợ. Do đó, để thu hút đầu tư, đặc biệt là đầu tư trực tiếp nước ngoài vào lĩnh vực sản xuất nông nghiệp thì ngoài những giải pháp, những ưu đãi đã được thể hiện trong Nghị định 210, chúng tôi cho rằng, cần phải chú ý giải quyết tốt các vấn đề sau: cho phép các nhà đầu tư được nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất từ các tập thể, cá nhân. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được thuê đất của các hộ gia đình, cá nhân; khắc phục tình trạng sản xuất manh mún, nhỏ lẻ; có các biện pháp thiết thực phòng chống rủi ro về thiên tai, dịch bệnh; hoàn thiện chính sách và mở rộng bảo hiểm cho nông nghiệp để giảm thiểu rủi ro cho người dân và doanh nghiệp đầu tư trong nông nghiệp, nông thôn; hình thành vùng nguyên liệu ổn định; xử lý nghiêm những trường hợp phá vỡ hợp đồng trong liên kết nông dân – doanh nghiệp;... Trong đó, quan trọng nhất là cho phép các nhà đầu tư được nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất từ các tập thể, cá nhân. Đồng thời, cho phép doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được thuê đất của các hộ gia đình, cá nhân. Trên thực tế, đây đang là một nút thắt, cản trở cả nhà đầu tư và người nông dân. Nhà đầu tư nước ngoài không thể đầu tư, không thể thúc đẩy các hoạt động sản xuất kinh doanh, đưa vốn và

công nghệ vào sản xuất nếu họ không được quyền thuê đất của các hộ gia đình, cá nhân; người nông dân cũng không thể tham gia vào quá trình sản xuất hàng hóa quy mô lớn gắn với khoa học công nghệ hiện đại nếu họ không được quyền góp vốn bằng quyền sử dụng đất.

Tóm lại, để huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực đầu tư, đặc biệt là đầu tư trực tiếp nước ngoài, vấn đề không phải hỗ trợ họ bao nhiêu mà quan trọng nhất là phải tháo gỡ được những khó khăn, rào cản, nhất là rào cản liên quan đến quyền sử dụng đất, tạo ra những điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Sở hữu và tác động của nó đối với lực lượng sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp ở nước ta hiện nay (Trang 142 - 144)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(164 trang)
w