Sở hữu và sở hữu trong lĩnh vực nông nghiệp

Một phần của tài liệu Sở hữu và tác động của nó đối với lực lượng sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp ở nước ta hiện nay (Trang 44 - 53)

2.1.1.1. Về sở hữu:

Quan hệ sản xuất gồm ba mặt: quan hệ về sở hữu đối với tư liệu sản xuất, quan hệ trong tổ chức và quản lý sản xuất, quan hệ trong phân phối sản phẩm sản xuất ra. Trong đó, quan hệ sở hữu đối với tư liệu sản xuất là quan trọng nhất vì nó quyết định bản chất của quan hệ sản xuất. Chính sở hữu quyết định mục đích, hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh, phương thức quản lý, chi phối việc phân phối sản phẩm làm ra cho nên nó cũng quyết định địa vị của các tập đoàn người trong hệ thống sản xuất xã hội. Trong xã hội có giai cấp, giai cấp nào nắm quyền sở hữu những tư liệu sản xuất chủ yếu của xã hội thì đồng thời sẽ nắm quyền tổ chức quản lý sản xuất và phân phối sản phẩm; giai cấp nào không sở hữu tư liệu sản xuất sẽ phải chấp hành sự tổ chức quản lý đó và phải chấp hành cách thức phân phối sản phẩm của giai cấp sở hữu tư liệu sản xuất.

Trong thực tế, ba mặt của quan hệ sản xuất gắn bó chặt chẽ với nhau, thống nhất hữu cơ với nhau và cùng tác động mạnh mẽ đến lực lượng sản xuất. Tuy nhiên, do mục đích nghiên cứu, chúng tôi không nghiên cứu toàn bộ sự tác động của quan hệ sản xuất đối với lực lượng sản xuất, mà chỉ tập trung làm rõ những tác động của sở hữu đối với lực lượng sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp. Do vậy, những nội dung dưới đây chúng tôi chỉ tập chung bàn về sở hữu.

Dựa vào các tác phẩm kinh điển của chủ nghĩa Mác – Lênin người ta đã đưa ra một số khái niệm sở hữu. Có người cho rằng, “quan hệ sở hữu chính là quan hệ giữa các tập đoàn người trong việc chiếm hữu các tư liệu sản xuất” [56, tr. 440]. Có người lại quan niệm quan hệ sở hữu tư liệu sản xuất “là thể hiện quyền hợp pháp của cá nhân hay cộng đồng đối với tư liệu sản xuất”[90, tr. 170]. Có tác giả lại khẳng định: sở hữu là quan hệ giữa con người với con người đối với việc chiếm hữu của cải và thông qua quan hệ ấy, con người thực hiện mục đích thỏa mãn các nhu cầu của mình [139, tr. 42]. Theo chúng tôi, trong những quan niệm trên, quan niệm thứ ba hợp lý hơn cả. Bởi vì, quan niệm đó thể hiện được tính chất xã hội của sở hữu, đó là quan hệ giữa người với người về đối tượng của sự chiếm hữu; không có các quan hệ đó sẽ không có sở hữu. Quan niệm này thể hiện được thực chất của vấn đề sở hữu, đó là phương tiện để con người thực hiện lợi ích, thỏa mãn các nhu cầu của mình. Quan niệm đó đúng với mọi xã hội, kể cả các xã hội không có giai cấp, không phân chia thành các tập đoàn người đối lập nhau và các xã hội chưa xuất hiện luật pháp hoặc không có luật pháp.

Như vậy, sở hữu là quan hệ giữa con người với con người đối với việc chiếm hữu của cải và thông qua quan hệ ấy, con người thỏa mãn các nhu cầu của mình.

Giữa sở hữu và chiếm hữu có sự khác biệt nhất định. Sở hữu là biểu hiện về mặt xã hội của chiếm hữu, nó thay đổi theo sự thay đổi của những điều kiện kinh tế - xã hội của một giai đoạn lịch sử nhất định. Sở hữu là hình thức xã hội nhất định được hình thành trong quá trình phân công lao động để thực hiện sự chiếm hữu của cải vật chất xã hội của con người. Sở hữu là phạm trù lịch sử, biến đổi cùng với sự biến đổi của các hình thái kinh tế - xã hội trong lịch sử. Còn chiếm hữu là thể hiện quan hệ giữa con người với tự nhiên, là nhu cầu mang tính bản năng sinh tồn của con người, là hành vi gắn liền với sự tồn tại và phát triển của con người. Con người luôn luôn thể hiện năng lực

hoạt động thực tiễn của mình qua hành vi chinh phục tự nhiên, chiếm giữ những cái có trong tự nhiên để tiến hành sản xuất ra của cải vật chất. Ngay từ thời nguyên thủy, con người đã chiếm hữu tự nhiên, chiếm hữu vùng đất, công cụ lao động để chiến đấu, tồn tại và sản xuất. Quá trình phân công lao động càng cao thì con người càng có khả năng chiếm hữu tự nhiên và của cải vật chất xã hội. Do vậy, chiếm hữu tồn tại vĩnh viễn trong tất cả các giai đoạn khác nhau của lịch sử nhân loại.

Liên quan đến khái niệm sở hữu không chỉ có khái niệm chiếm hữu mà còn có khái niệm chủ sở hữu, đối tượng sở hữu, quyền sở hữu,...

Về chủ sở hữu: đây là yếu tố xác định rõ tư cách xã hội của các chủ thể đối với tài sản trong quan hệ tài sản thuộc quyền chi phối của người nào đó. Đối với một tài sản nhất định, một tư liệu sản xuất nhất định, nếu không xác định rõ chủ thể sở hữu là ai thì sẽ dẫn đến tình trạng vô chủ. Trong điều kiện nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay, chủ sở hữu có thể là thể nhân, pháp nhân, nhà nước, chủ sở hữu hỗn hợp,…[54, tr. 173].

Về đối tượng sở hữu: đây là một yếu tố cơ bản của quan hệ sở hữu, nó chỉ rõ tài sản, đặc biệt là tư liệu sản xuất, mà chủ sở hữu có thể chiếm hữu, sử dụng phục vụ lợi ích của mình. Đối tượng của sở hữu có thể được khái quát thành 2 loại là vật phẩm tiêu dùng và tư liệu sản xuất. Sở hữu cá nhân về vật phẩm tiêu dùng tồn tại trong tất cả các xã hội khác nhau. Còn sở hữu về tư liệu sản xuất được hình thành và phân biệt trong các xã hội có giai cấp [54, tr. 174].

Về quyền sở hữu: nếu sở hữu là quan hệ trừu tượng thì quyền sở hữu là quan hệ cụ thể và mang tính pháp lý. Nghĩa là, sở hữu trên thực tế cần phải được cụ thể hóa thành các quyền của chủ thể sở hữu và phải được pháp luật

thừa nhận, bảo vệ. Sở hữu bao gồm nhiều quyền, chẳng hạn như: quyền chiếm hữu (quyền của chủ sở hữu tự nắm giữ, quản lý tài sản thuộc sở hữu của mình); quyền quản lý sử dụng; quyền định đoạt; quyền chuyển nhượng; quyền thu lợi từ tài sản thuộc sở hữu của chủ sở hữu;... Nếu một chủ thể có đầy đủ các quyền thì chủ thể đó có quyền thực tế, còn trong trường hợp một chủ thể chỉ nắm giữ quyền quản lý, sử dụng thì chỉ là chủ sở hữu danh nghĩa, hay gọi là chủ thể được ủy quyền quản lý, sử dụng các tài sản của chủ sở hữu thực tế [54, tr. 174].

Quan hệ sở hữu đối với tư liệu sản xuất thường biểu hiện thành chế độ sở hữu, tức là quan hệ sở hữu được thể chế hóa bằng pháp luật, quy định dưới những hình thức nhất định. Đây là đặc trưng cơ bản của mỗi hình thái kinh tế - xã hội. Từ quan hệ sở hữu sẽ hình thành nên các quan hệ về tổ chức quản lý sản xuất, phân phối sản phẩm và các quan hệ xã hội khác.

Theo quan niệm của C.Mác, trong mỗi một xã hội nhất định, sở hữu luôn là một trong những điều kiện quan trọng nhất của sản xuất, đồng thời nó là phương tiện để thông qua đó con người thực hiện lợi ích của mình. C.Mác đã nói: “Nơi nào không có một hình thái sở hữu nào cả thì ở đó cũng không có một nền sản xuất nào cả, do đó, cũng không có một xã hội nào cả” ,…[109, tr. 43]. Điều đó cũng có nghĩa, nếu không có sở hữu thì sẽ không có sản xuất, nhất là sản xuất hàng hóa.

Quan hệ sở hữu luôn tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau. Hình thức sở hữu là khái niệm chỉ những quan hệ sở hữu có cùng tính chất, qua đó thể hiện chủ thể sở hữu là ai, quyền và nghĩa vụ của họ là gì. Các hình thức sở hữu gắn với sự phân công lao động xã hội, tương ứng với những trình độ khác nhau của lực lượng sản xuất. Lịch sử xã hội loài người tính đến nay đã có hai hình thức sở hữu cơ bản là sở hữu công cộng (công hữu) và sở hữu tư nhân

(tư hữu) về tư liệu sản xuất. Sở hữu công cộng xuất hiện thời nguyên thủy khi lực lượng sản xuất còn ở trình độ thô sơ đồ đá, năng suất lao động thấp, chưa xuất hiện của cải dư thừa, chưa tạo ra cơ sở cho sự xuất hiện và tồn tại chế độ tư hữu; trong chủ nghĩa cộng sản, khi lực lượng sản xuất phát triển với tính chất xã hội hóa cao độ, tạo ra cơ sở cho sự ra đời và tồn tại của chế độ công hữu về tư liệu sản xuất, nghĩa là chế độ công hữu về tư liệu sản xuất gắn với xã hội nguyên thủy và chủ nghĩa cộng sản. Sở hữu tư nhân xuất hiện và tồn tại trong chế độ chiếm hữu nô lệ, phong kiến và tư bản chủ nghĩa. Đỉnh cao

của chế độ tư hữu là chế độ tư hữu tư bản chủ nghĩa. Cùng với sự phát triển của lực lượng sản xuất, chế độ này tất yếu sẽ bị phủ định bởi chế độ sở hữu mới tiến bộ hơn. C.Mác viết: “…nền sản xuất tư bản chủ nghĩa lại đẻ ra sự phủ định bản thân nó, với tính tất yếu của một quá trình tự nhiên. Đó là sự phủ định cái phủ định. Sự phủ định này không khôi phục lại chế độ tư hữu, mà khôi phục lại chế độ sở hữu cá nhân trên cơ sở những thành tựu của thời đại tư bản chủ nghĩa: trên cơ sở sự hiệp tác và sự chiếm hữu công cộng đối với ruộng đất và những tư liệu sản xuất do chính lao động làm ra” ,…[105, tr. 1059-1060].

Xóa bỏ chế độ sở hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa phải có những điều kiện khách quan cần thiết. Điều kiện khách quan đó được Ph.Ăngghen khẳng định là sự phát triển của công nghiệp: “Thủ tiêu chế độ tư hữu là một cách nói vắn tắt nhất và tổng quát nhất về việc cải tạo toàn bộ chế độ xã hội; việc cải tạo này là kết quả tất yếu của sự phát triển của công nghiệp”,…[97, tr. 467]. Tuy nhiên, việc thay thế chế độ tư hữu bằng chế độ công hữu là quá trình lâu dài, phức tạp, lệ thuộc vào trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. Cho nên, Ph.Ănghen nói thêm rằng, “không thể làm cho lực lượng sản xuất hiện có tăng lên ngay lập tức đến mức cần thiết để xây dựng một nền kinh tế công hữu”[97, tr. 469].

Theo quan điểm của các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác – Lênin, việc chuyển từ xã hội này sang xã hội khác phải trải qua một thời kỳ quá độ nhất định. C.Mác và Ph.Ăngghen coi những công ty cổ phần và những nhà máy hợp tác là những hình thức quá độ dẫn đến việc chuyển sở hữu tư nhân riêng lẻ thành sở hữu liên hiệp, sở hữu của nhiều người, sở hữu xã hội trực tiếp. Theo các ông, “xí nghiệp cổ phần tư bản chủ nghĩa, cũng như những nhà máy hợp tác, đều phải được coi là những hình thái quá độ từ phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa sang phương thức sản xuất tập thể” [106, tr. 673]. Điều đó cho thấy, C.Mác và Ăngghen đã nhận thức rõ rằng: trong quá trình phát triển của sản xuất, nhất là sản xuất công nghiệp tư bản chủ nghĩa, vấn đề xã hội hóa tư liệu sản xuất, dù là dưới hình thức nào thì đó cũng là xu thế khách quan, là nhu cầu tất yếu của sự phát triển sản xuất.

Khi chế độ tư hữu tư bản bị thủ tiêu, chủ nghĩa tư bản bị xóa bỏ, chủ nghĩa xã hội sẽ ra đời. Trong xã hội này thì chế độ công hữu về tư liệu sản xuất chính là một đặc trưng cơ bản nhất. Vì vậy, V.I.Lênin đặc biệt nhấn mạnh việc tiếp tục tước đoạt giai cấp tư sản để “biến các tư liệu sản xuất và tư liệu lưu thông thành sở hữu của cộng hòa Xô Viết, tức là hình thành sở hữu công cộng của tất cả những người lao động” [72, tr. 119]. Nhưng cách thực hiện và thời điểm thực hiện vấn đề này không thể tùy tiện. Việc V.I.Lênin quyết định bãi bỏ chính sách Cộng sản thời chiến và thực hiện chính sách Kinh tế mới (NEP) cho thấy quan điểm của V.I.Lênin là không thể nóng vội trong việc thực hiện xóa bỏ sở hữu tư nhân, thực hiện sở hữu công cộng. Quan điểm của V.I.Lênin cũng cho thấy sự cần thiết phải đa dạng hóa các hình thức sở hữu và các thành phần kinh tế trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội.

Như vậy, sở hữu vừa là kết quả, vừa là một trong những điều kiện cho sự phát triển của lực lượng sản xuất. Sự vận động, phát triển của sở hữu là

một quá trình khách quan. Một hình thái xã hội – với một hình thức sở hữu nhất định chỉ mất đi, một hình thái xã hội mới với một hình thức sở hữu mới chỉ ra đời trong những điều kiện nhất định, lệ thuộc vào trình độ phát triển của lực lượng sản xuất.

2.1.1.2. Về sở hữu trong lĩnh vực nông nghiệp:

Như chúng ta đã biết, sở hữu luôn là một trong những điều kiện quan trọng nhất của sản xuất, đồng thời nó là phương tiện để thông qua đó con người thực hiện lợi ích của mình. Tuy nhiên, điều kiện sản xuất, tư liệu sản xuất của mỗi ngành nghề, mỗi lĩnh vực lại rất khác nhau.

Đối với lĩnh vực nông nghiệp, tư liệu sản xuất chủ yếu là ruộng đất, sở hữu ruộng đất và đặc điểm của sở hữu ruộng đất luôn chi phối mạnh mẽ đến đặc điểm của sở hữu nông nghiệp. Do vậy, khi bàn đến sở hữu trong lĩnh vực nông nghiệp, chúng tôi sẽ tập trung chủ yếu bàn về sở hữu ruộng đất.

Sở hữu trong lĩnh vực nông nghiệp là quan hệ giữa người với người trong việc chiếm hữu tư liệu sản xuất trong lĩnh vực trong nông nghiệp, thông qua quan hệ đó, những người hoạt động trong lĩnh vực này thực hiện lợi ích của mình.

Sở hữu trong lĩnh vực nông nghiệp có một lịch sử rất phức tạp. Trong xã hội phong kiến ở một số nước trước đây, đặc biệt là ở một số nước châu Á, không chỉ đất đai mà cả con người sống trên đất đai đó đều thuộc quyền sở hữu của nhà vua. Khi nhà vua cắt đất cấp cho một viên quan nào đó thì những người nông dân đang sống trên phần đất đai đó vẫn phải nộp đủ mọi loại thuế như trước. Có khác chăng chỉ là sự thay đổi chủ nhân của những khoản cống nộp. Từ thực tế đó, có thể rút ra một kết luận là, “nhà vua” hoặc viên quan có “điền trang, thái ấp”,… chỉ là những “chủ sở hữu danh nghĩa” mà không trực tiếp tham gia vào quá trình kinh tế. Nếu không có những người trực tiếp sản

xuất trên đất đai đó thì cũng không có quá trình sản xuất. Để quá trình sản xuất có thể diễn ra, hay nói chính xác hơn là để đất đai có thể tham gia vào quá trình sản xuất với tính cách là tư liệu sản xuất thì tất yếu đất đai đó phải có người “chủ sở hữu thực tế” – những người dùng lao động của mình để liên kết các yếu tố khác của quá trình sản xuất, làm cho quá trình đó được vận hành một cách bình thường, tự nhiên [39, tr. 77].

Bước sang xã hội tư bản chủ nghĩa, vấn đề sở hữu đất đai đã có những thay đổi rất lớn, lý luận Địa tô của C.Mác đã phân tích rất rõ điều đó. Có thể khẳng định rằng, lý luận Địa tô là hạt nhân của toàn bộ lý luận về quan hệ đất đai của C.Mác.

Khi nói về sở hữu đất đai, trong bộ Tư bản, C.Mác chỉ rõ: “sự chiếm hữu địa tô là hình thái kinh tế dưới đó quyền sở hữu ruộng đất được thực hiện” [107, tr. 269] và khẳng định “Quyền lực về mặt pháp lý của những

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Sở hữu và tác động của nó đối với lực lượng sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp ở nước ta hiện nay (Trang 44 - 53)