Đổi mới sở hữu trong lĩnh vực nông nghiệp phải phù hợp với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa

Một phần của tài liệu Sở hữu và tác động của nó đối với lực lượng sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp ở nước ta hiện nay (Trang 127 - 129)

nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa

Như chúng ta đã biết, trước thời kỳ đổi mới, nền kinh tế nước ta là nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp. Trong lĩnh vực nông nghiệp, với

tư duy công hữu càng nhanh, càng nhiều càng sớm có chủ nghĩa xã hội, chúng ta đã tiến hành quá trình hợp tác hóa tràn lan, bất chấp trình độ thấp kém của lực lượng sản xuất. Khi quá trình hợp tác hóa nông nghiệp diễn ra, ruộng đất của người nông dân bỗng chốc trở thành tài sản của tập thể. Do chế độ sở hữu không thực sự phù hợp nên lực lượng sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp ở nước ta lúc đó không thể phát triển.

Trong thời kỳ đổi mới, một mô hình kinh tế mới đã dần hình thành, đó là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Văn kiện Đại hội XI của Đảng xác định rõ: “Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta là nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản. Đây là một hình thái kinh tế thị trường vừa tuân theo những quy luật kinh tế thị trường, vừa dựa trên cơ sở và được dẫn dắt, chi phối bởi các nguyên tắc và bản chất xã hội chủ nghĩa” [29, tr. 204-205].

Trong điều kiện nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, quá trình đổi mới sở hữu nói chung, sở hữu trong lĩnh vực nông nghiệp nói riêng, một mặt: chúng ta làm cho sở hữu thực sự phù hợp với trình độ của lực lượng sản xuất, mặt khác phải coi trọng việc xác lập những giá trị tiến bộ của chế độ sở hữu. Nói cách khác, sở hữu trước hết phải đảm bảo khai thác tối ưu những nguồn lực trong lĩnh vực nông nghiệp, mặt khác đảm bảo sự công bằng trong từng bước phát triển. Trong điều kiện chúng ta chưa đảm bảo được sự công bằng về phân phối thì cần thiết phải tạo được sự công bằng về cơ hội cho tất cả các bộ phận nhân dân, các thành phần kinh tế, các loại hình doanh nghiệp tham gia sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp.

Nếu những nguyên tắc trên không được quán triệt trong quá trình đổi mới sở hữu nông nghiệp, chắc chắn chúng ta sẽ không thể khai thác hiệu quả

các nguồn lực của nền sản xuất nông nghiệp và cũng không thể đưa nền nông nghiệp phát triển theo đúng định hướng xã hội chủ nghĩa.

Một phần của tài liệu Sở hữu và tác động của nó đối với lực lượng sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp ở nước ta hiện nay (Trang 127 - 129)