Những công trình nghiên cứu về sự tác động của sở hữu đối với lực lượng sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp (trùng tiêu đề với 1.2)

Một phần của tài liệu Sở hữu và tác động của nó đối với lực lượng sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp ở nước ta hiện nay (Trang 32 - 37)

với lực lượng sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp (trùng tiêu đề với 1.2)

Trong quá trình tìm hiểu, chúng tôi không thấy có công trình nào bàn một cách trực tiếp, chuyên sâu đến sự tác động của sở hữu đối với lực lượng sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp. Sự tác động này thường chỉ được đề cập đến với tính cách là một phần trong những công trình bàn về nông nghiệp hoặc mối quan hệ giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp. Dưới đây là những công trình có bàn đến sự tác động của sở hữu đối với lực lượng sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp.

- Nông nghiệp Việt Nam (1945-1995) của tác giả Nguyễn Sinh Cúc

(NXB Thống kê, Hà Nội, 1995). Tìm hiểu công trình này chúng tôi nhận thấy, tuy tiêu đề của nó không trực tiếp đề cập đến mối quan hệ giữa sở hữu và lực

lượng sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp, nhưng nội dung của nó lại chủ yếu đề cập đến mối quan hệ này. Khi nghiên cứu nền nông nghiệp Việt Nam, tác giả chia làm 2 giai đoạn chính: giai đoạn từ 1945-1988 và giai đoạn từ 1988 trở đi gọi là “nông nghiệp Việt Nam trong đổi mới”. Đây là sự phân chia hợp lý bởi nông nghiệp Việt Nam chỉ thực sự đổi mới khi khoán 10 (Nghị quyết 10 của Bộ chính trị) ra đời vào năm 1988. Trong quá trình nghiên cứu nông nghiệp Việt Nam, tác giả luôn quan tâm đến quan hệ sản xuất, đặc biệt là quan hệ sở hữu trong lĩnh vực này, thể hiện rõ nét qua phong trào hợp tác hóa nông nghiệp, Khoán 10,…Tác giả đã chỉ ra rằng, mỗi thay đổi trong quan hệ sản xuất nói chung, quan hệ sở hữu nói riêng, đều tác động mạnh mẽ đến lực lượng sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp. Nếu như trước đổi mới, quan hệ sản xuất đã tác động tiêu cực đến sự phát triển của lực lượng sản xuất trong nông nghiệp, thì trong đổi mới, đặc biệt là từ khi thực hiện Khoán 10 với việc giao đất, giao quyền tự chủ và đảm bảo lợi ích cho người nông dân, lực lượng sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp đã được giải phóng, được khai thác và sử dụng hiệu quả hơn trước rất nhiều. Để chứng minh cho những lập luận của mình, tác giả đã đưa ra nhiều số liệu có giá trị, có tính thuyết phục.

- Nhận thức và vận dụng quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất trong nông nghiệp nước ta thời kỳ đổi mới của tác giả Nguyễn Trọng Tuấn (Luận án phó Tiến sĩ Triết học, Đại học

Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội, năm 1996). Nội dung chủ yếu của luận án này là: quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất và sự tác động của nó trong nông nghiệp; tác động của quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất trong nông nghiệp ở nước ta thời kỳ đổi mới”. Nhìn chung, Luận án này đã làm sáng tỏ nhiều vấn đề lý luận về lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất và nội dung quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát

triển của lực lượng sản xuất. Đặc biệt là tác giả đã có những phân tích rất sâu sắc về vai trò của quan hệ sản xuất đối với sự phát triển của lực lượng sản xuất, nhất là vai trò của quan hệ sở hữu. Trên cơ sở những phân tích của mình, tác giả rút ra kết luận: nếu phù hợp với trình độ của lực lượng sản xuất thì quan hệ sản xuất sẽ tạo ra những điều kiện, tiền đề, động lực thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển; nếu không phù hợp với trình độ của lực lượng sản xuất thì quan hệ sản xuất sẽ trở thành xiềng xích kìm hãm lực lượng sản xuất, làm giảm năng suất lao động, không tạo được động lực cho người lao động. Bên cạnh đó, luận án này đã làm rõ được vai trò của chủ thể trong việc nhận thức và vận dụng quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ của lực lượng sản xuất; phân tích sâu sắc những biểu hiện đặc thù của quy luật này trong nông nghiệp; chỉ ra được thực trạng lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất trong nông nghiệp nước ta thời kỳ đổi mới (1986 - 1996); đưa ra được một số giải pháp giá trị, có ý nghĩa với thực tiễn nước ta trong giai đoạn hiện nay, chẳng hạn như vấn đề sở hữu và quyền sử dụng đất, đổi mới doanh nghiệp theo hướng cổ phần hóa, tạo điều kiện cho kinh tế tư nhân phát triển, … Tuy nhiên, luận án này đã không đề cập nhiều đến Luật Đất đai năm 1993; Nghị định 64/CP ngày 27-9-1993 của Chính phủ về giao đất nông nghiệp, Bộ luật Dân sự năm 1995,…(đây là những Luật, Bộ luật và Nghị định quan trọng được Nhà nước ta ban hành nhằm hiện thực hóa những chủ trương của Đảng về đổi mới quan hệ sản xuất, nhất là đổi mới quan hệ sở hữu, đã tạo ra những tác động to lớn, tích cực đối với việc giải phóng, khai thác, phát triển lực lượng sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp). Điều đó cho thấy cần phải tiếp tục làm rõ hơn nữa những tác động của quá trình đổi mới sở hữu đối với lực lượng sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp.

- Sự biến đổi các quan hệ sở hữu trong nông nghiệp dưới tác động của

nay của tác giả Lê Thị Minh Hà (Luận án tiến sĩ Triết học, Học viện Chính trị

Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội, năm 2002). Trong luận án này, tác giả đã tập trung nghiên cứu để làm rõ đặc điểm sở hữu và những yếu tố quy định sở hữu trong nông nghiệp; sự biến đổi quan hệ sở hữu trong nông nghiệp ở Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Trên cơ sở đó, tác giả đã đưa ra phương hướng và giải pháp xây dựng quan hệ sở hữu trong nông nghiệp Việt Nam theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Cũng giống như chúng tôi, tác giả luận án này nghiên cứu về mối quan hệ giữa sở hữu và lực lượng sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp ở nước ta hiện nay. Tuy nhiên, nếu tác giả tập trung việc nghiên cứu của mình vào việc làm rõ tính quy định của lực lượng sản xuất đối với quan hệ sở hữu, thì chúng tôi lại tập trung làm rõ những tác động của sở hữu đối với lực lượng sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp ở nước ta hiện nay.

- Thực trạng thu hồi đất nông nghiệp và ảnh hưởng của nó tới lao động

nông nghiệp của tác giả Ngô Đức Cát (Tạp chí Kinh tế phát triển, số 82, năm

2004, tr. 14 – 16). Trong công trình này, tác giả đã chỉ ra rằng, việc thu hồi đất nông nghiệp để phục vụ cho lợi ích quốc gia, lợi ích cộng đồng, có ảnh hưởng rất lớn đến người nông dân, khiến cho thu nhập của họ bị giảm xuống, nhiều người không có việc làm,…Nội dung của công trình này cho thấy, những thay đổi về sở hữu (nông dân bị thu hồi đất) có tác động mạnh mẽ đến lực lượng sản xuất trong nông nghiệp (người nông dân không có việc làm và thường di chuyển lên thành phố tìm việc). Chúng tôi tin rằng, việc nghiên cứu mối quan hệ giữa sở hữu và lực lượng sản xuất mà mình đang thực hiện sẽ góp phần khắc phục những vấn đề phức tạp đó.

- Những bất của cập chính sách đất đai và ảnh hưởng đối với sự phát

triển nông nghiệp, nông thôn ở Việt Nam của các tác giả Phan Sỹ Mẫn – Hà

Huy Ngọc (Tạp chí Quản lý kinh tế, số 27, năm 2009, tr.1 – 7). Trong công trình này, tác giả không những đã chỉ ra những yếu kém trong quản

lý đất đai mà còn chỉ ra những bất cập về lý luận quyền sử dụng đất đai với quyền sở hữu đất đai. Theo các tác giả thì trong Luật Đất đai, Nhà nước cho người dân đến 7 quyền đối với ruộng đất, làm cho quyền sử dụng tiến sát đến quyền sở hữu nhưng vẫn là quyền sử dụng. Từ đó dẫn đến những mâu thuẫn và khó khăn trong các quyết định bán, cho,…và càng làm cho người dân yếu thế trong việc đảm bảo hưởng dụng các lợi ích từ đất và khả năng bảo vệ đất đai của chính mình. Theo các tác giả thì chính những hạn chế, bất cập của chính sách đất đai hiện nay đã dẫn đến những thách thức đặt ra đối với sự phát triển nông nghiệp, nông thôn. Trong đó, các tác giả đặc biệt nhấn mạnh đến tình trạng thu hồi đất nông nghiệp một cách tràn lan trong những năm vừa qua đã khiến cho nhiều người nông dân mất tư liệu sản xuất, không có việc làm, làm cho lực lượng lao động nông thôn di chuyển lên thành phố ngày càng nhiều. Tuy Nhà nước ta đã có nhiều cố gắng trong việc đền bù, giải quyết việc làm, đào tạo nghề cho người nông dân bị thu hồi đất nhưng vẫn không giải quyết được những phức tạp ở nông thôn. Tình hình đó đòi hỏi phải tiếp tục có những nghiên cứu về mối quan hệ giữa sở hữu đối với lực lượng sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp để góp phần giải quyết tốt những thách thức đang đặt ra đối với nông nghiệp, nông dân và nông thôn trong quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa.

- Về thực hiện mối quan hệ giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản

xuất trong nông nghiệp ở Việt Nam của tác giả Chu Tiến Quang (Tạp chí

Quản lý kinh tế, số 30, năm 2010, tr. 7 – 14). Trong công trình này, tác giả đã chỉ ra quy luật biến đổi của mối quan hệ giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất; những biến đổi trong mối quan hệ giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất trong nông nghiệp Việt Nam; những vấn đề đặt ra về mối quan hệ giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất trong nông nghiệp Việt Nam hiện

nay; hoàn thiện mối quan hệ giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất trong nông nghiệp. Tìm hiểu công trình này, chúng tôi nhận thấy tác giả chủ yếu liệt kê những biến đổi của lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất lĩnh vực nông nghiệp trong sự tách rời nhau; để khắc phục những bất cập của quan hệ sản xuất trong nông nghiệp, tác giả chủ yếu đề cập đến vấn đề về tổ chức, quản lý sản xuất mà chưa đề cập đến việc điều chỉnh những bất cập về sở hữu tư liệu sản xuất trong nông nghiệp.

Trên đây là những công trình rất gần với hướng nghiên cứu của chúng tôi. Tìm hiểu những công trình này đã giúp chúng tôi hình thành được nhiều ý tưởng quan trọng trong quá trình triển khai đề tài của mình.

Một phần của tài liệu Sở hữu và tác động của nó đối với lực lượng sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp ở nước ta hiện nay (Trang 32 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(164 trang)
w