Trong quá trình nghiên cứu, sưu tầm tài liệu, chúng tôi đã có dịp tiếp cận, tìm hiểu rất nhiều công trình nghiên cứu của nhiều tác giả khác nhau bàn về những vấn đề liên quan đến sở hữu và tác động của nó đối với lực lượng sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp ở nước ta.
Các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài của chúng tôi được chia thành các nhóm như sau: những công trình nghiên cứu về sở hữu và lực lượng sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp; những công trình nghiên cứu về sự tác động của sở hữu đối với lực lượng sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp ở Việt Nam; những công trình nghiên cứu về nguyên tắc và giải pháp tiếp tục đổi mới sở hữu nhằm thúc đẩy sự phát triển lực lượng sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp ở nước ta hiện nay. Những công trình này đều bàn về những vấn đề liên quan đến đề tài của chúng tôi nhưng cách tiếp cận, hướng nghiên cứu, trọng tâm nghiên cứu không trùng với đề tài của chúng tôi: có những công trình nghiên cứu mối quan hệ giữa sở hữu và lực lượng sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp ở nước ta hiện nay dưới góc độ kinh tế học, chú trọng vào tính quy định của lực lượng sản xuất đối với quan hệ sở hữu; có những tác giả đề cập đến mối quan hệ này với tính cách là một bộ phận trong công trình nghiên cứu của họ (điều đó thể hiện rõ ở các công trình bàn về mối quan hệ giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất ở nước ta hiện nay); có những công trình đề cập đến mối quan hệ này dưới dạng một bài báo, một tham luận khoa học; nhiều công trình được viết cách đây hàng chục năm, do vậy, một số quan điểm, cách đánh giá và các tư liệu, số liệu đã lạc hậu.
Tìm hiểu các công trình trên đã gợi mở cho chúng tôi nhiều ý tưởng quan trọng. Chúng tôi nhận thấy rằng, cần phải tiếp tục nghiên cứu về sở hữu và tác động của nó đối với lực lượng sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp cả trên phương diện lý luận và thực tiễn. Về mặt lý luận, phải chỉ ra được tính
đặc thù của sở hữu, lực lượng sản xuất và tác động của sở hữu đối với lực lượng sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp. Về mặt thực tiễn, phải khái quát được quá trình đổi mới sở hữu ở nước ta từ năm 1986 đến nay, chỉ ra được những điểm hợp lý và chưa hợp lý của quan hệ sở hữu đó; làm rõ được những tác động của sở hữu đối với lực lượng sản xuất ở nước ta trong những năm thực hiện đường lối đổi mới; đề xuất những nguyên tắc và giải pháp tiếp tục đổi mới sở hữu nhằm thúc đẩy sự phát triển của lực lượng sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp ở nước ta hiện nay.
Chương 2: