Những công trình nghiên cứu về nguyên tắc và giải pháp tiếp tục đổi mới sở hữu nhằm thúc đẩy sự phát triển lực lượng sản xuất trong

Một phần của tài liệu Sở hữu và tác động của nó đối với lực lượng sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp ở nước ta hiện nay (Trang 37 - 42)

tục đổi mới sở hữu nhằm thúc đẩy sự phát triển lực lượng sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp ở nước ta hiện nay

Với những công trình mà chúng tôi đã có dịp tiếp cận, không có công trình nào chỉ tập trung bàn đến nguyên tắc và giải pháp về việc tiếp tục đổi mới sở hữu nhằm thúc đẩy sự phát triển của lực lượng sản xuất. Các nguyên tắc và giải pháp này thường chỉ được các tác giả đưa ra khi nghiên cứu những vấn đề có liên quan đến thực trạng của nền sản xuất nông nghiệp, điển hình là những tác giả và công trình dưới đây.

- Thực trạng nông nghiệp, nông thôn và nông dân Việt Nam 1976 – 1990 của tác giả Nguyễn Sinh Cúc (Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội, 1991).

Theo tác giả, liên quan đến nông nghiệp, nông thôn và nông dân, có rất nhiều vấn đề đặt ra cần phải giải quyết. Để khai thác, sử dụng hiệu quả những nguồn lực trong sản xuất nông nghiệp, nhất là ruộng đất và người nông dân, tác giả đặc biệt chú trọng đến việc tiếp tục đổi mới về quan hệ sở hữu. Công trình này được công bố năm 1991, nhưng ngay tại thời điểm này, tác giả đã đưa ra một số giải pháp rất mới mẻ và hiện nay còn có ý kiến tranh luận khác nhau, đó là:

“cần xác định ruộng đất là hàng hóa”; “đa dạng hóa các hình thức sở hữu ruộng đất”; “khuyến khích tích tụ và tập trung ruộng đất”;…(12, tr. 103-108).

- Tác giả Nguyễn Văn Thạo, Nguyễn Hữu Đạt (Đồng chủ biên): Một số

vấn đề về sở hữu ở nước ta hiện nay (NXB. Chính trị Quốc gia, Hà Nội,

2004). Công trình này bàn rất nhiều về vấn đề sở hữu đất đai. Trên cơ sở phân tích thực trạng ở nước ta hiện nay và tham khảo quan điểm của nhiều nhà nghiên cứu khác nhau, các tác giả cho rằng: giải quyết quan hệ sở hữu đất đai ở nước ta hiện nay cần dựa trên nguyên tắc: đất đai thuộc sở hữu toàn dân, Nhà nước đại diện cho toàn dân, thống nhất quản lý theo pháp luật và quy hoạch. Nhà nước giao đất, hoặc cho thuê đất đến từng cá nhân, hộ gia đình, tổ chức,v.v., để canh tác và sử dụng ổn định, lâu dài với các quyền cụ thể tùy mục đích và đối tượng sử dụng đất. Nhà nước có quyền thu hồi để phục vụ lợi ích chung và có sự đền bù, điều chỉnh hợp lý. Nhà nước thực hiện việc phân cấp quản lý đất đai cho địa phương và cụ thể hóa thành luật pháp, quyền sử dụng đất giao cho chủ thể sử dụng phù hợp với nhu cầu thực tiễn nền kinh tế thị trường trong giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Nhà nước ban hành luật pháp và các chính sách tạo môi trường pháp lý thuận lợi cho việc hình thành và phát triển thị trường quyền sử dụng đất đai; đồng thời tăng cường quản lý nhà nước về đất đai, bảo đảm cho đất đai được sử dụng đúng quy hoạch, kế hoạch, tiết kiệm, hiệu quả, thị trường quyền sử dụng đất phát triển lành mạnh góp phần đắc lực thúc đẩy nền nông nghiệp hàng hóa và nền kinh tế phát triển [134, tr.81-82]. Trong quá trình đổi mới, hoàn thiện chế độ sở hữu đất đai và các quan hệ ruộng đất hiện nay, các tác giả nhấn mạnh: phải đảm bảo cho đất đai có người chủ cụ thể và thực sự; phải đảm bảo sự kiểm soát và quyền định đoạt tối cao của Nhà nước đối với đất đai; tiếp tục cụ thể hóa và hoàn thiện hơn nữa quyền sử dụng đất phù hợp với yêu cầu chuyển sang nền kinh tế thị trường [134, tr. 258-283];... Chúng tôi đồng tình và sẽ kế

thừa các quan điểm này vì nó phù hợp với điều kiện của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

- Tác giả Nguyễn Đình Kháng: Cơ sở lý luận và thực tiễn tiếp tục hoàn

thiện chính sách đất đai ở Việt Nam hiện nay (NXB Lao động, Hà Nội, 2008).

Để khai thác hiệu quả nguồn lực đất đai ở nước ta hiện nay, tác giả nhấn mạnh cần phải tiếp tục hoàn thiện công tác xây dựng và ban hành chính sách đất đai; giải quyết hài hòa về mặt lợi ích trong chính sách đất đai của các chủ thể tham gia quan hệ đất đai [61, tr. 251-273]. Chúng tôi cho rằng, việc giải quyết hài hòa về mặt lợi ích trong chính sách đất đai mà tác giả chỉ ra phải được coi là một nguyên tắc căn bản trong chính sách đất đai hiện nay, nhưng cần phải làm gì để đảm bảo lợi ích của các chủ thể lại là vấn đề cần phải tiếp tục nghiên cứu.

- Tác giả Nguyễn Kế Tuấn (chủ biên): Vấn đề sở hữu trong nền kinh

tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (NXB Chính trị

Quốc gia, Hà Nội, 2010). Trong công trình này, trên cơ sở làm rõ thực trạng sở hữu ở Việt Nam hiện nay, tác giả đã đưa ra một số giải pháp cơ bản về sở hữu: tạo lập nền tảng chính trị - xã hội cho việc giải quyết vấn đề sở hữu và phát triển các thành phần kinh tế; đổi mới quản lý nhà nước, tạo lập môi trường bình đẳng phát triển các hình thức sở hữu, các thành phần kinh tế và các loại hình doanh nghiệp; hoàn thiện và bổ sung hệ thống pháp luật về sở hữu, thành phần kinh tế và loại hình doanh nghiệp [151, tr. 233-375]. Nhìn chung, các giải pháp này nhấn mạnh đến việc đổi mới sở hữu phải phù hợp với điều kiện kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa. Tuy nhiên, khi đưa ra các giải pháp về đổi mới sở hữu đất đai, có một số giải pháp chưa thực sự thuyết phục. Chẳng hạn, theo tác giả, để khai thác hiệu quả nguồn lực đất đai hiện nay thì cần phải xác định lại hình thức sở hữu đất đai. Nhưng khi giải thích về điều này, tác giả lại viết: trong điều kiện nước ta hiện nay chưa thể công nhận đa sở hữu về đất đai, đất đai vẫn

phải được quy định thuộc hình thức sở hữu toàn dân do Nhà nước là đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý [151, tr. 429-431]. Như vậy, tác giả cho rằng, phải xác định lại hình thức sở hữu đất đai nhưng cách giải thích của tác giả lại cho thấy không có gì để xác định lại cả, hình thức sở hữu đất đai vẫn giữ nguyên như cũ. Tác giả còn đưa thêm một giải pháp nữa là điều chỉnh lại mức hạn điền theo hướng tăng mức hạn điền. Giải pháp này đã được luật Đất đai 2013 giải quyết tương đối tốt, nghĩa là nó đã được hiện thực hóa, không cần thiết phải bàn thêm nữa.

- Tác giả Nguyễn Đức Luận: Những tác động của quan hệ sản xuất đối

với sự phát triển của lực lượng sản xuất ở nước ta hiện nay (Luận án Tiến sĩ Triết học, Học viện Khoa học xã hội, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, Hà Nội, 2012). Trong công trình này, tác giả cho rằng, quá trình đổi mới quan hệ sở hữu nhằm thúc đẩy sự phát triển của lực lượng sản xuất cần chú ý đến các vấn đề sau: hoàn thiện những vấn đề lý luận về sở hữu; khắc phục triệt để tính chủ quan, duy ý chí trong quá trình xây dựng chế độ sở hữu; xác định lại yếu tố quan trọng nhất có khả năng đảm bảo định hướng xã hội chủ nghĩa cho sự phát triển của các hình thức sở hữu, các thành phần kinh tế; khuyến khích những hình thức sở hữu, những thành phần kinh tế, những loại hình doanh nghiệp hoạt động hiệu quả; thúc đẩy quá trình tập thể hóa, xã hội hoá tư liệu sản xuất diễn ra một cách tự giác, theo quy luật. Tuy các giải pháp này chỉ bàn đến đổi mới sở hữu nói chung, nhưng đã gợi mở cho chúng tôi những ý tưởng quan trọng trong việc khắc phục những hạn chế của sở hữu trong lĩnh vực nông nghiệp để thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển.

- Tác giả Lê Thị Minh Hà: Sự biến đổi các quan hệ sở hữu trong nông

nghiệp dưới tác động của lực lượng sản xuất thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam hiện nay (Luận án tiến sĩ Triết học, Học viện Chính trị

một số giải pháp xây dựng quan hệ sở hữu trong nông nghiệp nhằm thúc đẩy sự phát triển của lực lượng sản xuất. Chẳng hạn như các giải pháp: đa dạng hóa các hình thức sở hữu gắn liền với giữ vững vai trò chủ đạo của sở hữu Nhà nước và sở hữu tập thể; hoàn thiện kinh tế Nhà nước và kinh tế tập thể dưới hình thức mới; giải pháp về chính trị - xã hội để đảm bảo đổi mới sở hữu trong nông nghiệp; đổi mới chính sách vĩ mô về nông nghiệp để phát triển các quan hệ sở hữu theo hướng công nghiệp hóa. Nhìn chung, các giải pháp này còn mang tính chung chung và thiếu tính đột phá.

- Tác giả Chử Văn Lâm (chủ biên): Sở hữu tập thể và kinh tế tập thể

trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (NXB. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2006). Tác giả đã đưa ra các khuyến nghị giải pháp và gợi ý chính sách như sau: Tăng cường nghiên cứu lý luận, làm rõ những quan điểm mới về sở hữu hỗn hợp và sở hữu tập thể trong bối cảnh mới của đất nước trên cơ sở tổng kết thực tiễn phát triển hợp tác xã ở Việt Nam; Tăng cường đổi mới chính sách đối với kinh tế tập thể; Tăng cường vai trò quản lý của Nhà nước trong chỉ đạo và thực thi các quan điểm của Đảng về phát triển kinh tế tập thể [65, tr. 239-246]. Những giải pháp mà tác giả đưa ra, chúng tôi cho rằng, rất khó có thể tạo ra được động lực mạnh mẽ để thúc đẩy sự phát triển của lực lượng sản xuất ở các hợp tác xã nói chung, hợp tác xã nông nghiệp nói riêng.

Như vậy, đã có nhiều giải pháp được đưa ra nhằm đổi mới quan hệ sở hữu, thúc đẩy sự phát triển của lực lượng sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp. Trong những giải pháp đó, nhiều giải pháp có giá trị. Tuy nhiên, có một số giải pháp chúng tôi nhận thấy còn mang tính chung chung, thiếu tính khả thi. Điều đó càng thôi thúc chúng tôi cố gắng tìm ra những giải pháp tiếp tục đổi mới quan hệ sở hữu, tạo ra những điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của lực lượng sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp.

Một phần của tài liệu Sở hữu và tác động của nó đối với lực lượng sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp ở nước ta hiện nay (Trang 37 - 42)