với trình độ và tính đặc thù của lực lượng sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp, chỉ có như vậy thì các nguồn lực trong lĩnh vực nông nghiệp mới được khai thác và phát huy hiệu quả, nền nông nghiệp mới có thể phát triển bền vững.
2.1.2. Lực lượng sản xuất và lực lượng sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp nghiệp
2.1.2.1. Về lực lượng sản xuất. Khái niệm lực lượng sản xuất:
Trong quá trình tác động, cải biến tự nhiên, sản xuất ra của cải vật chất, con người đã hình thành nên “mối quan hệ song trùng”: quan hệ của con người với tự nhiên và quan hệ của con người với nhau. Lực lượng sản xuất biểu thị mặt thứ nhất của mối quan hệ song trùng đó - mối quan hệ giữa con người với tự nhiên.
Để cải biến tự nhiên, sản xuất ra của cải vật chất, con người cần phải có sức mạnh về thể chất và trí tuệ - những yếu tố cơ bản tạo nên khả năng lao động của con người. C.Mác viết: “Để chiếm hữu được thực thể của tự nhiên dưới một hình thái có ích cho đời sống của bản thân mình, con người vận dụng những sức tự nhiên thuộc về thân thể của họ: tay và chân, đầu và hai bàn tay” [105, tr. 266]. Tuy nhiên, nếu chỉ dừng lại ở đó thì quá trình sản xuất vật chất vẫn chưa thể diễn ra. Bởi lẽ, theo C.Mác, ngoài bản thân sự lao động thì những yếu tố giản đơn của lao động còn bao gồm đối tượng lao động và tư liệu lao động - những yếu tố tạo thành tư liệu sản xuất [105, tr. 267]. Nghĩa là,
để có thể sản xuất được, con người còn phải cần đến những vật để truyền dẫn hoạt động của họ vào đối tượng lao động, “sử dụng những thuộc tính cơ học, lý học, hóa học của các vật, để tùy theo mục đích của mình, dùng những vật đó với tư cách là những công cụ tác động vào các vật khác” [105, tr. 268].
Khi khẳng định lực lượng sản xuất là biểu hiện của mối quan hệ giữa con người với tự nhiên, C.Mác và Ph.Ăngghen muốn nhấn mạnh thực chất của mối quan hệ đó chính là việc con người chinh phục, tác động, cải biến giới tự nhiên để tạo ra của cải vật chất. Để làm được điều đó, con người cần phải có một sức mạnh tổng hợp, đó là sức mạnh của sự kết hợp giữa người lao động với tư liệu sản xuất - hai yếu tố cơ bản cấu thành lực lượng sản xuất.
Về người lao động:
Với tính cách là một bộ phận của lực lượng sản xuất, người lao động là những người có khả năng lao động với sức mạnh trí tuệ, sức mạnh thể chất mà C.Mác thường nói một cách hình tượng là sức mạnh của cái “đầu” và “đôi bàn tay”. Ở những giai đoạn lịch sử khác nhau, những phẩm chất của người lao động có vai trò khác nhau. Trong các xã hội tiền tư bản, trình độ thấp thì sức mạnh thể chất, kinh nghiệm lao động có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Trong giai đoạn hiện nay, sức mạnh trí tuệ, tri thức trở nên quan trọng hơn cả, chi phối các quá trình sản xuất.
Người lao động là nhân tố giữ vai trò quyết định trong lực lượng sản xuất. C.Mác viết: “Trong tất cả những công cụ sản xuất, thì lực lượng sản xuất hùng mạnh nhất là bản thân giai cấp cách mạng” [97, tr. 257]. V.I.Lênin cũng đã chỉ ra rằng: "Lực lượng sản xuất hàng đầu của toàn thể nhân loại là công nhân, là người lao động" [72, tr. 430]. Khẳng định người lao động giữ vai trò quyết định trong lực lượng sản xuất là bởi lẽ: thứ nhất, suy cho cùng
trong tự nhiên) chỉ là sản phẩm lao động của con người, do người lao động tạo ra và không ngừng đổi mới, cải tiến; thứ hai, giá trị và hiệu quả của các tư liệu sản xuất phụ thuộc vào trình độ sử dụng và sáng tạo của người lao động;
thứ ba, về thực chất, tư liệu sản xuất, đặc biệt là công cụ lao động chỉ là sự
phản ánh trình độ của người lao động. Về tư liệu sản xuất:
Tư liệu sản xuất được cấu tạo nên từ hai yếu tố là tư liệu lao động
và đối tượng lao động. Điều này được C.Mác chỉ rõ trong bộ Tư bản: “Cả tư liệu lao động và đối tượng lao động đều biểu hiện ra là tư liệu sản xuất” [105, tr. 271].
Đối tượng lao động là những bộ phận của giới tự nhiên được đưa vào trong sản xuất, chẳng hạn như đất đai, nguồn nước, khoáng sản… Ngoài những đối tượng lao động có sẵn trong tự nhiên, còn có những đối tượng lao động do con người tạo ra, được gọi là nguyên liệu. Theo C.Mác: “Mọi nguyên liệu đều là đối tượng lao động, nhưng không phải mọi đối tượng lao động đều là nguyên liệu. Đối tượng lao động chỉ trở thành nguyên liệu sau khi đã trải qua một sự biến đổi nào đó do lao động gây ra” [105, tr. 268]. Cách trình bày của C.Mác cho thấy, mặc dù hầu hết các đối tượng lao động được sử dụng trong các ngành sản xuất đều đã trải qua những dấu ấn của lao động, nhưng tất cả chúng đều có nguồn gốc từ tự nhiên. Đây chính là một trong những cơ sở để khẳng định rằng lực lượng sản xuất là biểu hiện của mối quan hệ giữa con người với tự nhiên.
Tư liệu lao động “là một vật, hay là toàn bộ những vật mà con người đặt ở giữa họ và đối tượng lao động, và được họ đặt làm vật truyền dẫn hoạt động của họ vào đối tượng ấy” [105, tr. 268]. Theo nghĩa đó thì tư liệu lao động lại được chia làm hai loại: loại thứ nhất là những công cụ lao động -
những vật dùng làm trung gian để lao động tác động vào đối tượng lao động, dùng làm vật truyền dẫn của lao động; loại thứ hai là những điều kiện vật chất cần thiết của quá trình lao động. Theo C.Mác, công cụ lao động là loại tư liệu
lao động tham gia trực tiếp vào quá trình lao động như cày, cuốc, súc vật đã được con người thuần hóa, các loại máy móc, dây chuyền sản xuất và những tư liệu lao động được dùng để bảo vệ đối tượng lao động. Những điều kiện
vật chất cần thiết của quá trình lao động là loại tư liệu lao động tham gia gián
tiếp vào quá trình lao động. Khi nói về loại tư liệu lao động này, C.Mác đề cập đến đất đai vì nó cung cấp cho người lao động một chỗ đứng, một địa bàn hoạt động. Ngoài ra còn có loại điều kiện vật chất đã trải qua một quá trình lao động trước đó rồi, đó là những nhà xưởng, kênh đào, đường sá,... [105, tr. 270]. Nhìn chung, điều kiện vật chất cần thiết của quá trình lao động chính là hệ thống những công trình, những phương tiện phục vụ sản xuất, như những công trình và phương tiện giao thông vận tải, thông tin liên lạc, điện, nước, nhà xưởng,…Những yếu tố này tuy không trực tiếp tham gia vào quá trình lao động, nhưng thiếu chúng thì quá trình lao động không thể diễn ra, hoặc sẽ chỉ diễn ra dưới một dạng không hoàn hảo như C.Mác đã khẳng định.
Trong tư liệu lao động, C.Mác đặc biệt chú ý đến công cụ lao động tồn tại dưới dạng những tư liệu lao động cơ khí. Ông coi đó là yếu tố tạo nên hệ thống xương cốt, bắp thịt của nền sản xuất, và cũng là yếu tố đặc trưng cho một thời đại sản xuất xã hội nhất định. “Những thời đại kinh tế khác nhau không phải ở chỗ chúng sản xuất ra cái gì, mà là ở chỗ chúng sản xuất bằng cách nào, với những tư liệu lao động nào” [105, tr. 269]. “Tư liệu lao động cơ khí” là thuật ngữ được C.Mác dùng nhằm phân biệt với những “tư liệu lao động dùng để bảo quản những đối tượng lao động”, cả hai loại tư liệu lao động này đều thuộc loại tư liệu lao động trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất. Sự khác biệt là ở chỗ, tư liệu lao động cơ khí là những công cụ được sử
dụng để tác động vào đối tượng lao động, không phải là những tư liệu lao động được dùng để bảo quản đối tượng lao động. Ở đây, do đang tập trung phân tích xã hội tư bản, cho nên C.Mác đã sử dụng thuật ngữ “tư liệu lao động cơ khí”. Những trình bày của C.Mác cho phép chúng ta hiểu: trong số rất nhiều loại tư liệu lao động, thì những tư liệu lao động được sử dụng để tác động vào đối tượng lao động là quan trọng nhất cho dù những tư liệu đó có thể là các loại máy móc hoặc chỉ là những công cụ thủ công ở những xã hội tiền tư bản. Các tư liệu lao động này tác động mạnh mẽ đến đời sống xã hội khi bản thân chúng có sự thay đổi về chất, “cái cối xay quay bằng tay đưa lại xã hội có lãnh chúa, cái cối xay chạy bằng hơi nước đưa lại xã hội có nhà tư bản công nghiệp” [97, tr. 187].
Như vậy, tư liệu lao động chính là vật trung gian giữa người lao động và đối tượng lao động, là vật truyền dẫn tác động của người lao động đến đối tượng lao động. Theo C.Mác, giới tự nhiên là nguồn gốc đầu tiên của mọi tư liệu lao động và đối tượng lao động [101, tr. 26]. Điều đó, một lần nữa, là cơ sở để khẳng định lực lượng sản xuất chính là biểu hiện của mối quan hệ giữa con người với tự nhiên. Từ những phân tích trên có thể khái quát lực lượng sản xuất như sau:
Lực lượng sản xuất là khái niệm dùng để biểu thị mối quan hệ giữa con người với tự nhiên trong quá trình sản xuất, thể hiện năng lực thực tiễn của con người, là sự kết hợp giữa người lao động với tư liệu sản xuất trong quá trình sản xuất vật chất của xã hội.
Trong giai đoạn hiện nay, khoa học có vai trò to lớn đối với sự phát triển lực lượng sản xuất. C.Mác cho rằng, “sự phát triển của tư bản cố định là chỉ số cho thấy tri thức xã hội phổ biến (Wissen knowledge) đã chuyển hóa đến mức độ nào thành lực lượng sản xuất trực tiếp, do đó nó cũng là chỉ số
cho thấy những điều kiện của quá trình sống của xã hội đã phục tùng đến mức độ nào sự kiểm soát của trí tuệ phổ biến và đã được cải tạo đến mức độ nào cho phù hợp với quá trình ấy; những lực lượng sản xuất xã hội đã được tạo ra đến mức độ nào không những dưới hình thức tri thức, mà cả như là những cơ quan thực hành xã hội trực tiếp, những cơ quan trực tiếp của quá trình sống hiện thực” [110, tr. 372-373]. Điều đó có nghĩa là tri thức (khoa học) đã làm cho tư bản cố định như máy móc, công nghệ,… được dùng trong sản xuất, chuyển hóa đến mức độ nhất định nào đó thì trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp. Sản phẩm khoa học từ nghiên cứu đến ứng dụng trong sản xuất một cách nhanh chóng, kịp thời thì tri thức khoa học đóng vai trò lực lượng sản xuất trực tiếp.
Điều kiện để tri thức khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp: “Sự phát triển của hệ thống máy móc trên con đường ấy chỉ bắt đầu khi nền đại công nghiệp đã đạt được một trình độ phát triển cao hơn và tất cả các môn khoa học đều được đưa vào phục vụ tư bản, còn bản thân hệ thống máy móc hiện có thì có những nguồn lực to lớn. Như vậy, phát minh trở thành một nghề đặc biệt, và đối với nghề đó thì việc vận dụng khoa học vào nền sản xuất trực tiếp tự nó trở thành một trong những yếu tố có tính chất quyết định và kích thích” [110, tr. 367]. Nghĩa là, khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp với điều kiện là khoa học phải tồn tại dưới dạng lao động vật hóa thành máy móc, phải thông qua sự vận dụng và hoạt động thực tiễn của con người. Điều này đã được chính C.Mác và Ph.Ăngghen khẳng định khi các ông bàn về tư tưởng, lý luận nói chung (trong đó có khoa học): “tư tưởng căn bản không thể thực hiện được cái gì hết. Muốn thực hiện tư tưởng thì cần có những con người sử dụng lực lượng thực tiễn” [95, tr. 181].
Những phân tích trên cho thấy, với tư cách là tổng hợp sức mạnh hiện thực của con người trong quá trình chinh phục tự nhiên, là sự kết hợp giữa
người lao động với tư liệu sản xuất, lực lượng sản xuất chính là nội dung của sự sản xuất xã hội.
Trình độ của lực lượng sản xuất:
Trong những giai đoạn khác nhau của lịch sử xã hội loài người, lực lượng sản xuất có những trình độ rất khác nhau. Chính xác hơn thì chính sự khác nhau về trình độ của lực lượng sản xuất dẫn đến những thời đại khác nhau.
Trình độ của lực lượng sản xuất là khái niệm dùng để chỉ sự phát triển của công cụ sản xuất cũng như khả năng của con người thông qua việc sử dụng công cụ lao động thực hiện quá trình cải biến giới tự nhiên nhằm đảm bảo cho sự sinh tồn và phát triển của mình.
Lực lượng sản xuất của xã hội loài người đã trải qua những trình độ khác nhau, từ thô sơ đến thủ công đồ đồng, thủ công đồ sắt, công nghiệp, công nghiệp hiện đại,... gắn với đó là các thời đại khác nhau: xã hội nguyên thủy, chiếm hữu nô lệ, phong kiến, chủ nghĩa tư bản, chủ nghĩa xã hội.
Chúng tôi nhất trí với quan điểm cho rằng, trình độ của lực lượng sản xuất được biểu hiện thông qua trình độ của những yếu tố cấu thành nó, đồng thời biểu hiện thông qua tính chất của nó, qua sự phân công lao động xã hội, qua khả năng ứng dụng khoa học vào sản xuất và qua năng suất lao động xã hội [80, tr. 38-42].
Trình độ của lực lượng sản xuất biểu hiện qua trình độ của các yếu tố cấu thành nó.
Lực lượng sản xuất được cấu thành bởi hai yếu tố cơ bản là người lao động và tư liệu sản xuất. Do vậy, trình độ của lực lượng sản xuất luôn được biểu hiện rõ nét qua hai yếu tố này.
Thứ nhất, trình độ của lực lượng sản xuất biểu hiện qua trình độ, năng lực của người lao động. Xét trong toàn bộ lịch sử chúng ta thấy trình độ, năng
lực của người lao động không ngừng được nâng lên. Trình độ, năng lực của người lao động ở các xã hội sau bao giờ cũng cao hơn trình độ, năng lực của người lao động ở các xã hội trước đó, như Ph.Ăngghen đã khẳng định: “Người vô sản thuộc về một xã hội có trình độ phát triển cao hơn, và bản thân họ cũng ở trình độ cao hơn người nô lệ” [97, tr.460]. Để nhận thức được trình độ của lực lượng sản xuất thì chúng ta cần phải căn cứ vào năng lực, trình độ của người lao động.
Thứ hai, trình độ của lực lượng sản xuất biểu hiện qua trình độ của tư liệu sản xuất, điển hình nhất là công cụ lao động. C.Mác viết: “Các tư liệu lao động không những là cái thước đo sự phát triển sức lao động của con người, mà còn là một chỉ tiêu của những quan hệ xã hội trong đó lao động được tiến hành”[105, tr.269 - 270]. Trong trường hợp này, tư liệu lao động trước hết phải được hiểu là công cụ lao động, đặc biệt là công cụ lao động cơ khí. Đây là sự kết tinh những tri thức mà con người đạt được trong mỗi thời đại nhất định và những điều kiện vật chất để sản xuất ra những công cụ đó. Ngoài công cụ lao động, C.Mác và Ph.Ăngghen còn nhắc đến những điều kiện vật chất cần thiết của quá trình lao động. Khi đánh giá về loại tư liệu lao động này, hai ông nhắc nhiều đến sự phát triển các phương tiện giao thông, đường sắt,...[97, tr.602] như là một biểu hiện quan trọng trong sự phát triển của lực lượng sản xuất mà nhân loại đã đạt được trong chủ nghĩa tư bản. Ngoài ra, sự xuất hiện ngày càng nhiều đối tượng lao động nhân tạo mới, tỷ trọng đối